Thủy sản Bến Tre vừa nộp phạt 1,2 tỷ đồng do vi phạm về thuế
Cục thuế tỉnh Bến Tre vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT).
Theo quyết định, ABT đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 207 triệu đồng. Do đó, Công ty bị phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu, tương ứng bị phạt 41 triệu đồng.
Cùng với đó, ABT cũng bị phạt hành chính 2 triệu đồng đối với hành vi kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 699 triệu đồng, do công ty đã kê khai thiếu số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ trên tổng thu nhập chi trả trong năm tại tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và công ty đã nộp tiền thuế khi thực hiện khấu trừ thuế.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, ABT bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân các năm 2017, năm 2018 và 2019 qua thanh tra là 906 triệu đồng. Song song, Công ty còn phải nộp thêm 207 triệu đồng tiền thuế qua thanh tra; tiền chậm nộp là 44 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền phạt và truy thu mà ABT phải nộp cho cơ quan thuế là 1,2 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục Thuế tỉnh Bến Tre, ABT đã chấp hành xong quyết định xử phạt với tổng số tiền đã nộp là 1,2 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, trong bán niên 2020, doanh thu thuần của ABT giảm 23% so với cùng kỳ chỉ đạt 164 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng giảm mạnh 63% chỉ còn lại gần 11 tỷ đồng.
Video đang HOT
Năm 2020, ABT đặt ra mục tiêu doanh thu thuần 400 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 25 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty mới chỉ hoàn thành được 41% chỉ tiêu doanh thu và 44% kế hoạch lợi nhuận.
Không lo tăng nợ công, nhưng lo trả nợ
Năm nay, thu ngân sách nhà nước nhiều khả năng không đạt dự toán, trong khi phải tăng chi, giảm hàng loạt loại phí và lệ phí.
Trước thực tế đó, Bộ Tài chính sẽ sớm trình Chính phủ tăng tỷ lệ nợ công thêm 2-3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng hàng hóa, hàng loạt loại thuế, lệ phí, tiền thuê đất đã được miễn giảm để hỗ trợ doanh nghiệp.
Chỉ vay trong khả năng trả nợ
Nếu nợ công tăng thêm 2-3% GDP so với mức Quốc hội cho phép là 54,3% GDP, thì tỷ lệ nợ công năm 2020 tương đương 56,3-57,3% GDP. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng, mức nợ công này vẫn rất an toàn vì còn thấp rất xa so với mức trần nợ công trong giai đoạn 2016-2020 là 65% GDP.
Theo kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 7/2020, Chính phủ sẽ phải đi vay 501.461 tỷ đồng (vay trong nước 394.040 tỷ đồng và vay nước ngoài 107.421 tỷ đồng) để xử lý bội chi và trả nợ các khoản vay đã đến hạn.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, dư địa huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ ở thị trường trong nước còn rất lớn, vì 7 tháng đầu năm mới huy động 154.680 tỷ đồng. Kỳ hạn bình quân danh mục trái phiếu chính phủ từng bước được kéo dài từ 1,84 năm vào năm 2011 lên 7,42 năm vào năm 2019, trong khi lãi suất phát hành bình quân giảm dần từ 12%/năm vào năm 2011 còn 4,51%/năm vào năm 2019.
"Trong những tháng đầu năm nay, thị trường vốn trong nước khá thuận lợi, tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước tiếp tục kéo dài thời gian phát hành và giảm lãi suất huy động tương ứng 13,41 năm và 2,96%/năm so với năm 2019 là 4,5%/năm. Lãi suất huy động trái phiếu chính phủ còn thấp hơn so với vay vốn ưu đãi nước ngoài vì không phải chịu rủi ro tỷ giá và các chi phí khác liên quan đến khoản vay", ông Dũng cho biết.
Tăng nợ công kéo theo tăng bội chi ngân sách. Chính vì vậy, mặc dù huy động vốn đang khá thuận lợi, nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước rất lớn để hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do bị tác động bởi đại dịch Covid-19, song Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, việc huy động vốn vẫn phải được tính toán rất chặt chẽ.
Theo ông Dũng, tốc độ tăng trưởng GDP chắc chắn thấp rất xa mục tiêu, thu ngân sách nhà nước cả trung ương lẫn địa phương, kể cả các địa phương có số thu lớn đang điều tiết về trung ương, rất căng thẳng, trong khi nhiệm vụ chi lại rất lớn.
"Nhưng việc vay thêm nợ được tính toán làm sao phải bảo đảm đạt mục tiêu mức bội chi cả giai đoạn 2016-2020 không được vượt quá 3,9% GDP; nợ công không quá 65% GDP, theo đúng Kế hoạch tài chính trung hạn giai đoạn 2016-2020 và phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc "chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ" để bảo đảm giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô", ông Dũng nhấn mạnh.
Nghĩa vụ trả nợ đang tiến sát trần
Tại Kỳ họp thứ 10 vào cuối năm nay, Quốc hội sẽ quyết định có điều chỉnh nợ công, bội chi ngân sách hay không và khả năng điều chỉnh là rất cao. Trong trường hợp tăng nợ công thêm 2-3% GDP như đề xuất của Bộ Tài chính, thì bội chi năm nay ước tăng thêm 180.000 - 240.000 tỷ đồng, chắc chắn sẽ gia tăng áp lực trả nợ hàng năm của ngân sách nhà nước vào những năm sau.
Theo Kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ hàng năm (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm. Năm 2019, mặc dù ngân sách nhà nước vượt thu lên tới 139.770 tỷ đồng, nhưng do phải trả nợ các khoản lãi vay đã đến hạn huy động từ những năm trước, nên nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tương đương 18% tổng thu ngân sách nhà nước, tăng khá mạnh so với mức 15,8% trong năm 2016.
"Việc thu xếp nguồn tiền để trả nợ lãi là điều không thể xem nhẹ, nhất là khi nhiều năm nay, ngân sách nhà nước vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ."
Ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)
Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, hàng loạt loại thuế, lệ phí, tiền thuê đất đã được miễn giảm ảnh hưởng rất lớn tới thu ngân sách trong năm nay.
"Ngay cả khoản gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất và tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước theo Nghị quyết này về lý thuyết thì không giảm thu, nhưng trên thực tế, hết thời gian gia hạn có thu hồi được không mới là vấn đề. Nếu không thu được, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân đối ngân sách nhà nước năm nay", bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai - kế toán (Tổng cục Thuế) cho biết.
Để đối phó với Covid-19, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã giảm hàng loạt loại thuế, phí; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 15% tiền thuê đất; chưa kể gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, khả năng thu không đạt dự toán rất cao.
Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), việc phải gia tăng vay nợ vẫn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, giữ được bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, việc vay thêm nợ trong khi thu ngân sách nhà nước gặp khó khăn không khỏi khiến ông lo ngại trước thực tế gia tăng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, vì nhiều khả năng, nghĩa vụ trả nợ sẽ tiến sát ngưỡng Quốc hội cho phép (tối đa là 25% tổng thu ngân sách nhà nước) ngay trong năm 2020.
Ông Hiển cho biết, thông thường, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tập trung vào những năm đầu giai đoạn và giảm dần vào các năm sau. Vì vậy, việc phải gia tăng vay nợ sẽ tạo áp lực rất lớn cho ngân sách nhà nước trong việc trả nợ ngay những năm đầu của Kế hoạch tài chính trung hạn 2021-2025, nhiều khả năng nghĩa vụ trả nợ sẽ vượt trần 25% tổng thu ngân sách nhà nước vào những năm tới.
Thực phẩm Sao Ta (FMC) tự tạo đối thủ Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) dự kiến góp vốn thành lập một doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với ngành nghề kinh doanh cốt lõi. Kế hoạch góp vốn FMC dự kiến góp vốn thành lập Công ty cổ phần Thực phẩm Khang An, vốn điều lệ 234 tỷ đồng (bằng 47,7% vốn điều lệ FMC), hoạt động trong...