Thủy quân lục chiến Mỹ trở lại Afghanistan sau 2 năm vắng bóng
Thủy quân lục chiến Mỹ có thể triển khai lực lượng tới Afghanistan với vai trò cố vấn vào đầu năm 2017, hai năm sau khi rút hoàn toàn khỏi nước này.
Thủy quân lục chiến Mỹ và lính Afghanistan tuần tra. Ảnh: AFP.
Thủy quân lục chiến Mỹ ( USMC) có thể triển khai các đơn vị thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 2 tới Afghanistan vào đầu năm nay, Sputnik ngày 7/1 đưa tin.
“Một số trung đoàn bộ binh sẽ được tái triển khai để thực hiện nhiệm vụ mới tại một khu vực quen thuộc của Afghanistan, nơi chúng tôi đã từng đóng quân”, trung tướng John Love, tư lệnh Sư đoàn số 2 cho biết. Nhiệm vụ này bao gồm hướng dẫn và cố vấn tác chiến cho lực lượng cảnh sát và An ninh Quốc gia của Afghanistan (ANS).
USMC từng được triển khai với vai trò chiến đấu tại tỉnh Helmand, căn cứ địa của Taliban ở Afghanistan. Lực lượng này rút hết khỏi Afghanistan cách đây hai năm, nhường lại vai trò cố vấn cho lục quân.
Lục quân Mỹ vẫn triển khai nhiều chuyên gia tại Afghanistan kể từ khi Washington rút lực lượng chiến đấu khỏi nước này. Tướng John Love cho biết USMC sẽ tiếp quản nhiệm vụ của lục quân. Đơn vị mới sẽ được đặt tên là “Nhóm tác chiến Tây Nam” (TFSW), bao gồm binh sĩ của Lực lượng thủy quân lục chiến viễn chinh số II (II MEF) dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Roger Turner Jr.
Video đang HOT
Hiện Mỹ vẫn còn khoảng 10.000 quân tại Afghanistan, so với con số 5.000 binh sĩ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến triển khai sau quá trình rút quân. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ và cố vấn cho quân đội Afghanistan tại các điểm nóng như Jalalabad, Kandahar Bagram và Kabul, nơi phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã hợp tác với Taliban, lợi dụng khoảng trống để lại sau khi Mỹ và NATO rút quân.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Những trang bị, vũ khí Mỹ để mất vào tay IS
Những vũ khí trang bị mà IS thu được của lính Mỹ khó có thể giúp phiến quân tăng cường năng lực tác chiến đáng kể trên chiến trường.
Các vũ khí, trang bị IS tuyên bố thu được của lính Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: Twitter
Hôm chủ nhật, trang truyền thông Amaq của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng tải các bức ảnh chụp nhiều vũ khí, trang bị của lính Mỹ cùng một chứng minh thư quân đội của một người tên là Ryan Larson.
Theo bình luận viên Thomas Gibbons-Neff của Washington Post, trong số vũ khí trang bị trong bức ảnh có một cặp kính nhìn đêm không đúng tiêu chuẩn của trung liên Mk.48 và súng trường SCAR. Súng trường SCAR được xem là súng trường tương lai vì có thể cải tiến và sản xuất thành nhiều biến thể để sử dụng trong cận chiến và tác chiến tầm xa.
Loại súng này được trang bị cho nhiều đơn vị đặc nhiệm và là vũ khí ưa thích của trung đoàn đặc nhiệm Ranger số 75, đơn vị đôi khi cũng hoạt động ở tỉnh Nangahar. Năm ngoái, hai binh sĩ trung đoàn này được thưởng huân chương Sao bạc vì thành tích chiến đấu tại Nangahar.
Trong bức ảnh còn cho thấy bộ đàm PRC-148 MBITR. Thiết bị nhỏ màu đen này được trang bị cho lính bộ binh và thường dùng để liên lạc giữa các thành viên trong tổ đội chiến đấu và khi được trang bị ăng ten phù hợp có thể liên lạc được với máy bay cảnh giới phía trên.
Giống các thiết bị liên lạc radio Mỹ khác, thiết bị này cũng được mã hóa liên lạc, và nhiều khả năng các lực lượng Mỹ trong khu vực phải thay đổi mật mã để ngăn chặn IS nghe lén khi bộ đàm trên rơi vào tay chúng.
Ngoài ra, IS còn thu giữ được một ống phóng tên lửa chống tăng M72 LAW 66 mm, đạn phóng lựu 40 mm, đạn trung liên, nhiều ba lô, hai gói bộc phá nhỏ, một bao cát, một radio cầm tay, pháo sáng, miếng lót đầu gối, một túi đựng đồ, một nòng súng máy phụ, nhiều băng đạn súng trường, các quyển sổ nhật ký, trang bị vật tư y tế.
Tuy nhiên, IS dường như không thu được bất kỳ khẩu súng trường nào của quân đội Mỹ. Dù các gói bộc phá nhiều khả năng sẽ được đem bán ra chợ địa phương hoặc trở thành các thiết bị nổ tự chế, việc đăng ảnh các vũ khí trang bị Mỹ thu giữ được chỉ nhằm mục đích phô trương thanh thế chứ không hề tăng cường bất kỳ năng lực tác chiến nào cho IS trên thực tế.
Chứng minh thư của binh sĩ Ryan Larson bị phiến quân thu giữ. Ảnh: Twitter
Theo Gibbons-Neff, số vũ khí, trang bị và tài liệu này cho thấy một căn cứ của quân đội Mỹ có thể đã bị tập kích, hoặc một xe tuần tra rơi vào ổ phục kích của IS, khiến lính Mỹ phải rút lui mà không kịp mang theo toàn bộ quân bị. Vụ việc này nhiều khả năng có liên quan tới những binh sĩ Mỹ bị thương khi làm nhiệm vụ ở Nangahar, Gibbons-Neff nhận định.
Hồi tháng trước, tướng John W. Nicholson, chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ ở Afghanistan, cho biết 5 đặc nhiệm Mỹ bị thương do trúng đạn khi cùng lực lượng Afghanistan tham gia các chiến dịch truy quét các phần tử IS ở tỉnh Nangahar.
Tuy nhiên, cũng có thể số vũ khí trang bị này được IS gom nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, và tập hợp lại để chụp ảnh phục vụ mục đích tuyên truyền.
Hồi tháng một, Tổng thống Obama đã trao thêm quyền cho lính Mỹ ở Afghanistan để tiêu diệt phiến quân IS và các nhóm khủng bố khác. Thời điểm Mỹ bắt đầu tiến hành không kích, ước tính có khoảng 3.000 phiến quân IS kiểm soát một số ngôi làng ở tỉnh Nangahar. Trong 6 tháng qua, số phiến quân tại đây chỉ còn một nửa và chúng đang bị mất lãnh thổ, theo tướng Nicholson.
Duy Sơn
Theo VNE
Obama: 'Tôi không đánh giá thấp Putin' Obama bác bỏ việc ông đánh giá thấp Putin nhưng nói rằng ông đã đánh giá thấp ảnh hưởng của thông tin sai lệch và tấn công mạng. Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Obama trong một cuộc gặp năm 2012. Ảnh: AFP "Tôi không nghĩ rằng tôi đánh giá thấp ông ấy", ông Obama nói trong một cuộc phỏng...