Thủy quân Lục chiến Mỹ phát triển vũ khí tối thượng – chó robot Spot
Theo National Interest, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vũ khí tối thượng – chó robot 4 chân, được phát triển để tung ra chiến trường, hỗ trợ tác chiến trong các tình huống nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Cụ thể, mẫu chó robot mới này được gọi là Spot, được phát triển bởi công ty chuyên sản xuất robot Boston Dynamics của gã khổng lồ Google.
“Spot nặng khoảng 70 kg, hoạt động nhờ năng lượng điện và chạy bằng 4 chân được vận hành bằng thủy lực. Chó Spot đượcđiều khiển bằng vô tuyến điện và người điều khiển có thể đứng cách nó 500 m”, theo PC World.
Chó robot Spot được phát triển để triển khai tới chiến trường, hỗ trợ Thủy quân Lục chiến Mỹ tác chiến trong các tình huống rủi ro, nguy hiểm cao.
Video đang HOT
Việc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ của Thủy quân Lục chiến Mỹ Quantico ở Virginia. Hoạt động của chó robot Spot được đánh giá thông qua một loạt các tình huống chiến thuật như các vùng đồi, rừng núi và cả khu vực đô thị.
Spot được trang bị bộ cảm biến hình ảnh laser được thiết kế để phát hiện các mối đe dọa ở phía trước các đơn vị tuần tra. Nhờ vậy, Spot có khả năng được triển khai tới các khu vực có mức độ nguy hiểm, rủi ro cao để phát hiện kẻ địch, vô hiệu hóa các loại thiết bị nổ cũng như những mối đe dọa khác. Việc này nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về người cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ muốn biến V-22 Osprey thành cỗ xe tăng bay
Với gói trang bị vũ khí mới, dòng trực thăng lai V-22 Osprey của Mỹ sẽ được tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cả tấn công lẫn phòng thủ.
Một chiếc V-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: National Interest.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang triển khai một dự án nhằm mở rộng khả năng tác chiến cả tấn công lẫn phòng thủ cho dòng trực thăng lai V-22 Osprey (Chim ưng biển) bằng cách trang bị thêm các loại vũ khí như rocket, tên lửa và pháo hạng nặng, theo National Interest.
"Hiện nay, trung tâm Tác chiến mặt nước hải quân Mỹ Dahlgren (NSWC) đang nghiên cứu lắp đặt một pháo hạng nặng, súng máy, tên lửa và rocket ở phía trước cùng các loại bom dẫn đường và rocket ở phía đuôi của V-22 Osprey", đại úy Sarah Burns, nữ phát ngôn viên Thủy quân lục chiến Mỹ, khẳng định.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Kris Osborn của National Interest, việc bổ sung vũ khí cho V-22 Osprey cơ bản sẽ giúp dòng trực thăng này phòng thủ tốt hơn khi bị các hỏa lực nhẹ, rocket hoặc tên lửa từ các tàu mặt nước tấn công.
Ngoài ra, các vũ khí tấn công chính xác cũng giúp Chim ưng biển có thể yểm trợ hoặc chế áp hỏa lực cho các chiến dịch đổ bộ khi lực lượng Thủy quân lục chiến tiếp cận lãnh thổ đối phương.
Theo bà Burns, các bước đầu tiên của dự án là cải tiến hệ thống tác chiến điện tử của V-22 Osprey như trang bị thêm một hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR, cải tiến khả năng tương tác kỹ thuật số.
Bên cạnh việc trang bị thêm hệ thống vũ khí, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng bắt đầu chế tạo biến thể mới của dòng trực thăng lai này. Theo đó, V-22 Osprey phiên bản mới nhiều khả năng sẽ có các thiết bị cảm biến cải tiến, công nghệ bản đồ và kết nối kỹ thuật số, hệ thống điện tử thế hệ mới và các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hỏa lực nhẹ đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay.
Thủy quân lục chiến Mỹ cũng nhấn mạnh việc tiếp tục cải tiến công nghệ dành cho máy bay V-22 Osprey như hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (VARS) sẵn sàng triển khai vào năm 2018. Công nghệ tiếp liệu trên không của V-22 Osprey có khả năng cung cấp nhiên liệu cho các trực thăng bay ở vận tốc 203 km/h và máy bay ở vận tốc 406 km/h, bao gồm cả F-35.
Duy Sơn
Theo VNE
Trận tử thủ của Thủy quân lục chiến Mỹ trên đất Trung Quốc Thủy quân lục chiến Mỹ đã cầm cự thành công suốt 55 ngày trước những đợt tấn công ồ ạt của quân nổi dậy và cả lính triều đình Trung Quốc. Lính thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Ảnh: US National Archieve Cách đây đúng 116 năm, lực lượng Thủy quân lục chiến...