Thủy Nguyễn và 10 năm: Từ “Mộng Mị” ban đầu tới “Viên Mãn” đến mức NTK nước bạn phải “copy”
Sau 10 năm làm nghề, giờ đây công chúng không chỉ dễ dàng nhận ra ngay một thiết kế cộp mác Thủy Nguyễn giữa đời thường mà còn hiểu được vị thế của một “bà trùm” đích thực trong làng phục trang điện ảnh Việt.
Từ chiếc khuy xanh nho nhỏ…
Yêu gấm và mê lụa là thế, nhưng mấy ai biết NTK Thủy Nguyễn tìm đến vải vóc như một lối tri ân tình yêu với hội họa. Và cũng từ những sắc màu, hình khối hay tỷ lệ đã gắn bó hàng chục năm qua nghiệp vẽ, giới mộ điệu có cơ hội thưởng ngoạn một Thủy Design House rất riêng trong làng mốt Việt suốt một thập niên qua.
Chân dung NTK Thủy Nguyễn: Tươi trẻ, nhiều năng lượng và rất nhiều màu sắc
Nếu quay ngược về 2011, cái tên Thủy Nguyễn khi ấy còn mới tinh tươm như những thớ vải sặc sỡ lạ mắt được trưng bày ngay mặt tiền Đồng Khởi. Nét đặc trưng ban sơ nhất trong thiết kế của người đàn bà Hà thành này bên cạnh chất liệu và một bảng màu “rặt” Á Đông, chính là những chiếc khuy màu xanh lá. Và nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ nhận ra chiếc khuy đó mang hình hài một bông hoa hồng. Thủy Nguyễn yêu hoa theo cách không trưng trổ, chỉ lặng lẽ mang sở thích cá nhân thành hình một chi tiết nhỏ bé để song hành với kiểu dáng xòe rộng thoải mái, tạo nhịp bước lí lắc rung rinh cho ai đủ tưng tửng và phớt đời khoác lên mình. Đấy cũng là những nét tính cách hết sức “Thủy Nguyễn”.
Những thiết kế mang âm hưởng dân gian của Thủy Nguyễn không chỉ được lòng giới mộ điệu lâu năm mà còn trở thành cảm hứng cho thế hệ Gen Z tạo dựng phong cách thời trang ấn tượng và thú vị
Và tất nhiên cũng không quá lâu để công chúng tìm thấy sự trội bật từ những sáng tạo của Thủy Nguyễn. Rất nhanh chóng, dấu ấn của cô lần lượt hiện diện tại những chương trình hay Tuần lễ thời trang uy tín, càng không thể vắng bóng trên các thảm đỏ nức tiếng của showbiz.
… Cho đến bùng nổ cùng “Cô Ba Sài Gòn”
Video đang HOT
Số lượng BST mà Thủy Nguyễn gầy dựng trong suốt 10 năm qua tương đối đồ sộ. Không khó để công chúng nhớ ngay đến “Mộng Mị”, “Tình Tang”, “Cọc Cạch”, “Lúng Liếng”… hầu hết đều là những sáng tạo mang đầy phong vị dân gian ngay từ cái tên. Tuy nhiên, cú hích lớn nhất của NTK lại đến từ show diễn và bộ phim điện ảnh cùng tên – Cô Ba Sài Gòn.
Xuyên suốt 10 năm, NTK Thủy Nguyễn đã tạo dựng thành công từ hàng loạt show diễn cá nhân hoặc Tuần lễ thời trang. Mỗi BST đều mang một chủ đề mới mẻ dựa trên tinh thần hoài niệm và dàn vedette vô cùng chất lượng
Cả bộ phim lẫn thời trang đi kèm đều tạo cảm giác tươi sáng, gần gũi như tia nắng ấm phương Nam. Áo dài “Cô Ba Sài Gòn” bỗng chốc thành một xu hướng theo chân phái đẹp xuống phố từ ngày thường cho tới dịp Tết đến xuân về, phủ sóng từ lễ cưới hỏi linh đình cho đến những bộ hình kỷ yếu ngập tràn niềm vui.
Có thể nhận định, thay vì ròng rã cùng những cái mới nảy sinh liên tục thì Thủy Nguyễn lại ngược dòng tìm về quá khứ, khôi phục bao di sản vốn vang bóng một thời với thẩm mỹ hiện đại và đạt được thành công oanh liệt. Cô cũng tin rằng “Áo dài là vĩnh cửu”, như bao truyền thống khác của đất nước cần được người trẻ gìn giữ và tiếp nối mãi mãi.
Cũng nhờ NTK Thủy Nguyễn mà tà áo dài “Cô Ba Sài Gòn” trở thành xu hướng thịnh hành. Cánh con gái lại mê mải với tà áo dài xưa của thập niên 50-60: Cổ cao, tà dài vừa chớm gót, là giao thoa của những mảng màu tương phản cùng đường cắt ghép dứt khoát theo phong cách pop-art
Và “bà trùm” đích thực của phục trang điện ảnh Việt
Cũng từ “Cô Ba Sài Gòn”, ba yếu tố trụ cột tạo nên sức bền cũng như sức bật cho thương hiệu Thủy Nguyễn đã hội tụ đủ: Thời trang, Hội hoạ và Điện ảnh.
Tạo tiếng vang từ “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” và lừng lẫy với “Cô Ba Sài Gòn”, cái tên Thủy Nguyễn tiếp tục được xướng lên cùng nhiều tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu về thị giác như: Mẹ Chồng, Quỳnh Hoa Nhất Dạ, Kiều… Mỗi bộ phim là một thử thách, có khen có chê, nhưng tựu trung đều dẫn cái tên Thủy Nguyễn đến ngai vị một “bà trùm” của phục trang dân gian đương đại.
Không chỉ thành công trong địa hạt thời trang đơn thuần, cái tên Thủy Nguyễn còn được tin tưởng khi đồng hành cùng các tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu.
Các tác phẩm có sự góp tay của NTK Thủy Nguyễn cũng là tiền đề để giới mộ điệu dễ dàng tiếp cận hơn với văn hóa dân gian, hay sâu xa hơn là bản sắc của đất nước. Cô từng chia sẻ rằng thiết kế thời trang và phục trang là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau, trong đó phục trang đòi hỏi một tinh thần làm việc vững vàng hơn, sức tưởng tượng cũng phải khái quát hơn. Phục dựng đi đôi cùng sáng tạo là một bài toán hiểm hóc mà bản thân Thủy Nguyễn tự nhận rằng mình vẫn đang học, đang tìm tòi và cầu thị không ngừng.
Chốt lại 10 năm – Thủy Nguyễn có gì?
Không chỉ nhẵn mặt trong nước nhà, những thiết kế của Thủy Design House đã xuất hiện trên sàn diễn quốc tế tại New York, Paris và Rome. Bộ phim Cô Ba Sài Gòn cùng tà áo dài Việt Nam đã được dịp tung bay tại LHP Busan. Angela Phương Trinh cùng bộ cánh mang đậm tinh thần dân tộc trong BST “Viên Mãn” của Thủy Nguyễn cũng đã được đón tiếp nồng nhiệt trên thảm đỏ của Cannes.
Hình ảnh Angela Phương Trinh trong bộ cánh lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ của NTK Thủy Nguyễn đã tạo được tiếng vang lớn trên trường quốc tế
10 năm là một chặng đường không dài cũng chẳng ngắn để người đàn bà Hà thành tạo nên sự quen thuộc cho những chiếc khuy xanh, không chỉ trong phạm vi nội địa mà còn mãnh liệt vươn mình ra biển lớn. Thậm chí, một thước đo thành công khác có thể kể đến chính là động thái “copy” các sáng tạo của cô từ những NTK nước bạn. Để trở thành chủ thể bị nhân bản, ắt Thủy Nguyễn đã nhuộm cho mình một bản sắc cực kỳ thú vị.
Sự vụ thiết kế của Thủy Nguyễn bị NTK nước bạn “copy” đến 90% cũng cho thấy sức hút của cô không chỉ bị giới hạn trong thị trường nội địa
Thập niên khép lại cũng là lúc Thủy Nguyễn dự tính những điều lớn lao hơn trong thời trang, điện ảnh và đôi khi là cả hội họa. Còn lớn lao ra sao, chắc chúng ta cùng chờ… sau dịch sẽ rõ.
Tinh hoa nghề may áo dài truyền thống
Không chỉ tôn vinh vẻ đẹp, những tà áo dài đã trở thành biểu tượng của tâm hồn, cốt cách người phụ nữ Việt. Cũng chính bởi thế, công việc của những người thợ may áo dài trở nên đặc biệt hơn.
Sản phẩm họ làm ra không chỉ đơn thuần là quần áo, là thời trang, mà ý nghĩa hơn đó là nét đặc trưng của bản sắc Việt chứa đựng trong mỗi sản phẩm.
Chị Trần Thị Mai, chủ cơ sở may áo dài Trang Tít (07, Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) cắt may áo dài cho khách hàng.
Nằm ngay trên tuyến phố Tô Vĩnh Diện đầy sôi động thuộc phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, cửa hàng may đo áo dài của gia đình chị Trần Thị Mai, lúc nào cũng tấp nập khách ra, vào. Bên trong cửa hàng, hàng trăm mảnh vải sắc màu, hoa văn sặc sỡ xếp thành hàng dài che phủ các bức tường luôn thu hút sự chú ý của nhiều người ghé qua. Những người thợ miệt mài trong từng công đoạn, người may, người đính đá, người chạy von..., ai ai cũng cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ.
Dừng tay cắt tấm vải trải phẳng đã được kẻ vẽ bởi nhiều đường phấn trên mặt bàn, chị Mai tâm sự: Dành tình yêu cho áo dài khi đang là một thiếu nữ, chị Mai mạnh dạn vào TP Hồ Chí Minh học nghề may áo dài truyền thống. Sau nhiều năm làm thợ, chị quyết định tự mở cửa hàng cho riêng mình. Cho đến nay đã hơn 20 năm làm nghề và có biết bao bộ áo dài mang thương hiệu "Trang Tít" được đưa đến tay khách hàng nhưng mỗi ngày, chị vẫn không ngừng sáng tạo để cập nhật những mẫu mới.
Có những nét đặc thù riêng so với may những trang phục khác, áo dài là một dòng thời trang khó tính đòi hỏi từ thợ chính đến thợ phụ đều phải dày dặn kinh nghiệm. Cái khó của việc tạo nên một chiếc áo dài trải khắp trên tất cả các công đoạn. Để lấy số đo chuẩn xác, thợ may phải cẩn thận đo hàng chục chi tiết từ vòng ngực, eo đến vòng cổ, độ dài cánh tay, vòng cổ tay... Việc cắt vải cũng phải vô cùng khéo léo. Trước khi hạ kéo, thợ cắt phải tính toán thật kỹ từ cách xếp vải phẳng phiu, căn vải để họa tiết ăn khớp rồi mới vẽ từng đường phấn theo số đo của khách. Chị Mai cho biết thêm: Áo dài là loại trang phục phần lớn được may bó sát để giúp nổi bật những đường cong cơ thể người mặc nên việc cắt từng đường vải phải thực sự cẩn thận. Tùy theo từng loại vải để có những tính toán riêng sao cho chiếc áo được dựng lên phải thực sự vừa vặn và nổi bật được nét đẹp riêng của từng chất liệu vải. Với vải lụa thì phải là thật kỹ trước khi cắt may để vải có độ co cố định giúp cho việc "lên áo" chính xác từng mm. Còn với vải co giãn nhiều thì khi cắt cũng phải trừ độ co giãn để áo không bị quá rộng...
Sự "khó tính" ở trang phục áo dài thể hiện trong các công đoạn may áo phần lớn đều phải làm thủ công. Sự cẩn trọng, tỉ mỉ để có một tà áo dài phù hợp với khách hàng là điều hết sức cần thiết. Từ khâu lựa chọn vải, thiết kế, lựa kiểu cắt may đến việc đính đá, thêu họa tiết, xâu hạt ngọc trai trên viền cổ áo, cổ tay... đều phải có sự liên kết hài hòa, tạo điểm nhấn giúp chiếc áo vừa trẻ trung, sinh động vừa sang trọng và thể hiện được gu thẩm mỹ thời trang của người sử dụng.
Ở mỗi thời kỳ, chiếc áo dài lại có những thay đổi, cách tân nhưng về cơ bản vẫn giữ được dáng áo truyền thống mềm mại, duyên dáng. Nếu trước đây, chiếc áo dài chỉ được may đơn giản bằng những mảnh vải một màu và có chiều dài vừa tới đầu gối, ống tay dài, cổ cao truyền thống thì hiện nay độ dài của áo thường tới mũi chân, tà áo rộng, tay có thể dài nhưng cũng có thể may lửng hoặc ngắn tùy theo yêu cầu; cổ áo không nhất nhất là cổ dựng cao mà nhiều người còn yêu thích dáng cổ tròn hoặc cổ thuyền...
Thị hiếu đa dạng, áo dài hiện nay vì thế cũng rất phong phú về mẫu mã, màu sắc, hoa văn, kiểu cách từ truyền thống đến tân thời. Để thu hút khách hàng đến với tiệm mình, người thợ phải luôn cập nhật nhanh các kiểu dáng, họa tiết, phụ kiện trang trí đang thịnh hành. Công việc này không chỉ là sự công phu, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi người thợ may phải có niềm đam mê, sự tinh tế, sáng tạo để thiết kế ra được những tà áo dài vừa truyền thống, kín đáo, thanh lịch nhưng vẫn rất hiện đại, thời thượng và khả năng ứng dụng cao trong cuộc sống.
Được biết, nhiều tiệm may áo dài nổi tiếng tại TP Thanh Hóa luôn đông khách quanh năm. Trước những dịp lễ như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11..., lượng khách tăng đột biến nên thợ làm nghề phải dốc sức cho kịp đơn hàng. Với những tháng còn lại, cửa hàng tập trung may áo phục vụ mùa cưới, Tết Nguyên đán hoặc nhận may áo đồng phục cho các đơn vị lớn như ngân hàng, siêu thị Việt Lý...
Bằng sự sáng tạo và khéo léo, người thợ nghề đã mang đến những tà áo dài mềm mại, duyên dáng, kín đáo mà gợi cảm, làm nổi bật nét dịu dàng của người phụ nữ. Và những chiếc áo dài cũng chính là tinh hoa văn hóa, là nét đẹp truyền thống từ xa xưa được người Việt gìn giữ, tôn vinh, là niềm tự hào của bất cứ ai dù chỉ một lần được khoác lên mình.
Áo Dài Hoàng Nam - Địa chỉ ưa thích của phái đẹp yêu tà áo dài Việt Tà áo dài Việt Nam luôn có một sức hút đặc biệt với phái đẹp vì không chỉ thướt tha, yêu kiều, áo dài còn trở nên thời trang nhờ những cách tân hợp xu hướng. Và Áo Dài Hoàng Nam tự hào là nơi bồi đắp tình yêu với áo dài thông qua những sản phẩm được nâng niu đến từng chi...