Thụy Điển ủng hộ quan điểm vũ khí hạt nhân là cần thiết cho quốc phòng NATO
Trong bức thư xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), Thụy Điển đã ủng hộ vai trò thiết yếu của vũ khí hạt nhân trong cách tiếp cận phòng thủ của liên minh này.
Đại sứ hai nước Phần Lan và Thụy Điển tại NATO đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối liên minh quân sự. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik (Nga), động thái trên của Chính phủ Thụy Điển đã tạo ra làn sóng tranh cãi trong dân chúng, khi trước đây quốc gia Bắc Âu này là thành viên trung thành của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cụ thể, trong bức thư gửi cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vào ngày 5/7, mới được đài truyền hình SVT đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde đã chính thức xác nhận rằng chính phủ của bà quan tâm đến lời mời tham gia Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949.
“Thụy Điển chấp nhận cách tiếp cận của NATO đối với an ninh và quốc phòng, bao gồm cả vai trò thiết yếu của vũ khí hạt nhân,” bà Linde viết trong bức thư. Nhà lãnh đạo này cũng cam kết rằng đất nước của bà sẽ “tham gia đầy đủ vào cấu trúc quân sự và qui trình lập kế hoạch phòng thủ tập thể của NATO, cam kết lực lượng và năng lực cho toàn bộ các nhiệm vụ của liên minh”.
Theo ông William Alberque tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển, nước này cũng đồng ý đóng góp một một phần ngân sách cho NATO, ở mức 1,9%, trị giá 66 triệu USD.
Tuy nhiên, điều khoản vũ khí hạt nhân này đang gây lo ngại về nguy cơ xảy ra mâu thuẫn giữa việc gia nhập NATO và truyền thống của Thụy Điển về giải trừ vũ khí hạt nhân. Tất cả các kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân của Thụy Điển đã bị loại bỏ vào năm 1968, khi nước này ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 1972, những tàn tích cuối cùng của kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân đã chấm dứt khi Viện Nghiên cứu Quốc phòng (FOA) ngừng thử nghiệm plutoni.
Gần đây nhất vào năm 2019, Thụy Điển đã khởi động Sáng kiến Stockholm về Giải trừ Vũ khí Hạt nhân. Theo đó, 16 quốc gia phi hạt nhân tìm cách giảm bớt vai trò của vũ khí hạt nhân trong các học thuyết và chính sách an ninh.
“Nói cách khác, Thụy Điển đã sẵn sàng tham gia sử dụng vũ khí hạt nhân”, bà Beatrice Fihn, Giám đốc Điều hành Chiến dịch Quốc tế về Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2017, viết trên Twitter.
Chính trị gia và cựu thành viên đảng Cánh tả Amineh Kakabaveh nhắc lại rằng vào ngày 18/5 vừa qua, Thủ tướng Magdalena Andersson thông báo rằng Thụy Điển, cũng như Na Uy và Đan Mạch, sẽ không sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc cho phép NATO đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Và liệu điều gì đã gây ra sự thay đổi này?
Vào giữa tháng 5, ba tháng sau khi sung đột Ukraine nổ ra, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn gia nhập NATO, từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hàng thập kỷ với lý do tình hình an ninh ở châu Âu đang thay đổi. Mặc dù ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ đã không ủng hộ 2 quốc gia Bắc Âu này gia nhập liên minh vì lập trường của Helsinki và Stockholm đối với Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Ankara coi đó là một tổ chức khủng bố và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của họ. Song, hiểu lầm dường như đã được giải quyết, cả hai quốc gia Bắc Âu kể từ đó đã được chính thức mời gia nhập liên minh.
Ông Medvedev: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân nếu Thụy Điển, Phần Lan vào NATO
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 14.4 cảnh báo NATO rằng nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này, Nga sẽ phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai vũ khí hạt nhân.
Ông Dmitry Medvedev phát biểu trong cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh Nga tại Moscow hồi tháng 2
Reuters đưa tin cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 14.4 đã cảnh báo NATO về việc để Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này. Ông Medvedev hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga và là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Medvedev cho rằng nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Nga sẽ phải tăng cường lực lượng trên bộ, hải quân và không quân ở Biển Baltic để khôi phục sự cân bằng quân sự.
Nga nói Thụy Điển, Phần Lan đi ngược lại lợi ích quốc gia nếu gia nhập NATO
Ông Medvedev, cựu tổng thống Nga giai đoạn 2008-2012, cũng đe dọa rằng Nga sẽ phải triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad, vùng đất nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
"Không thể tiếp tục nói về tình trạng phi hạt nhân của khu vực Baltic. Sự cân bằng phải được khôi phục", ông Medvedev tuyên bố.
"Cho đến nay, Nga đã không làm như vậy (triển khai hạt nhân) và sẽ không thực hiện điều đó. Tuy nhiên, nếu chúng tôi bị ép, hãy nhớ rằng chúng tôi không phải là người khởi xướng điều này", cựu tổng thống Nga nói thêm.
Đáp lại, Lithuania ngày 14.4 tuyên bố những lời đe dọa của Nga không có gì mới vì Moscow đã triển khai vũ khí hạt nhân tới Kaliningrad từ rất lâu trước khi thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thụy Điển và Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, đang cân nhắc việc gia nhập liên minh quân sự NATO. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin ngày 13.4 cho biết nước này sẽ đưa ra quyết định trong vài tuần tới.
Nga đe dọa tấn công các đoàn xe chở vũ khí của NATO cho Ukraine
Trong khi đó, Thụy Điển đang đánh giá chính sách an ninh và quá trình này sẽ kết thúc vào cuối tháng tới. "Tôi không loại trừ việc trở thành thành viên NATO dưới bất kỳ hình thức nào", Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson phát biểu cách đây hai tuần.
Tàu ngầm "sát thủ" của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga? Các tàu ngầm nhỏ lớp Gotland của Thụy Điển đã được chứng minh là có khả năng hoạt động rất tốt, mặc dù giá thành chỉ bằng 1/3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Quyết định gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ làm thay đổi đáng kể môi trường an ninh châu Âu. Với một lực lượng quân đội...