Thụy Điển tuyên bố đại dịch COVID-19 đã kết thúc tại nước này
Ngày 9/2, giới chức y tế Thụy Điển tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) gây ra đã kết thúc tại quốc gia Bắc Âu này, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Thụy Điển tuyên bố đại dịch đã kết thúc tại nước này, các biện pháp hạn chế COVID-19 được dở bỏ. Ảnh: Washington Post
Theo hãng tin AP, trả lời phỏng vấn của nhật báo nổi tiếng Dagens Nyheter ngày 9/2, Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren nêu rõ: “Với những gì chúng tôi biết về đại dịch này, tôi sẽ nói rằng nó đã đi qua… Dù chưa kết thúc hẳn song chúng tôi thấy những thay đổi nhanh chóng. COVID-19 giờ đây không còn được coi là một mối đe dọa đối với xã hội nữa”.
Cùng ngày, phát biểu trên kênh SVT, Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển Karin Tegmark Wisell cũng đánh giá “chi phí và sự cần thiết của việc xét nghiệm COVID-19 không còn phù hợp nữa tại Thụy Điển. Nếu xét nghiệm rộng rãi với tất cả những người mắc COVID-19, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ chi nửa tỷ kronor mỗi tuần (khoảng 55 triệu USD) và 2 tỷ mỗi tháng (220 triệu USD)”.
Từ ngày 9/2, Thụy Điển đã chấm dứt gần như tất cả các biện pháp hạn chế nhằm phòng chống dịch COVID-19, ngừng hầu như mọi xét nghiệm; các nhà hàng, quán bar được mở cửa tới sau 23h hàng ngày và không bị giới hạn số lượng khách có mặt. Các sự kiện lớn tổ chức trong nhà cũng vậy, số người tham dự không bị hạn chế và chứng nhận vaccine cũng có thể không cần thiết.
Video đang HOT
Theo cách tiếp cận mới, sẽ chỉ có nhân viên y tế và những người chăm sóc người cao tuổi và dễ bị tổn thương nhất mới được xét nghiệm PCR miễn phí, một khi họ có triệu chứng, trong khi người dân tại Thụy Điển sẽ chỉ bị yêu cầu ở nhà nếu họ xuất hiện các biểu hiện có thể là mắc COVID-19.
Tuần trước khi tuyên bố mở cửa lại đất nước, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson nói rằng “đại dịch dù chưa chấm dứt nhưng đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới”. Tỷ lệ tiêm vaccine cao là một trong những lý do khiến giới chức y tế nước này lạc quan.
Từ giữa tháng 1, Chính phủ Thụy Điển đã cho phép du khách không phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào nước này. Chính phủ Thụy Điển nêu rõ “du khách không còn bị coi là mối đe dọa ảnh hưởng tới sự lây lan của biến thể Omicron tại Thụy Điển”.
Tiến sĩ Bharat Pankhania, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Y Exeter ở Anh, đánh giá với tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân Thụy Điển hiểu biết và có nhận thức rõ về đại dịch, họ có thể tự cách ly nếu xuất hiện triệu chứng mà không cần xét nghiệm đại trà.
Người dân Thụy Điển ra ngoài và tận hưởng không khí mùa Xuân. Ảnh: FT
Trong phần lớn thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát, Thụy Điển nổi bật giữa các quốc gia châu Âu với cách tiếp cận gần như không can thiệp. Nước này chưa từng áp lệnh phong tỏa hay đóng cửa doanh nghiệp, thay vào đó chủ yếu dựa vào trách nhiệm cá nhân để kiểm soát các chuỗi lây nhiễm. Dù số ca tử vong tại Thụy Điển cao hơn so với các nước Bắc Âu khác, song lại thấp hơn nhiều nước châu Âu khác thực hiện phong tỏa.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại vẫn còn. Hiện nay, các bệnh viện tại Thụy Điển vẫn cảm thấy căng thẳng, với khoảng 2.200 người mắc COVID-19 cần được chăm sóc tại cơ sở y tế, tương đương với làn sóng thứ ba vào mùa Xuân 2021. Do các cơ quan y tế đã ngừng xét nghiệm miễn phí từ ngày 9/2, không ai biết chính xác số ca mắc mới hiện là bao nhiêu.
Giáo sư Fredrik Elgh, chuyên gia virus học tại Đại học Umea và là một trong những người chỉ trích chính sách không phong tỏa của Chính phủ Thụy Điển, kêu gọi: “Chúng ta nên kiên nhẫn hơn một chút, chờ đợi ít nhất hai tuần nữa. Chúng ta đủ ngân sách để tiếp tục xét nghiệm COVID-19. Dịch bệnh này vẫn là một mối lo lắng rất lớn đối với xã hội”.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tới nay, Thụy Điển ghi nhận tổng cộng 2.372.637 ca bệnh, 16.323 ca tử vong và 1.471.817 trường hợp đã điều trị khỏi.
Bầu cử Tổng thống Hàn Quốc: Cử tri ở nước ngoài sẽ bỏ phiếu sớm
Ủy ban Bầu cử trung ương Hàn Quốc (NEC) ngày 9/2 thông báo sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu tổng thống sớm dành cho đối tượng là cử tri sống ở nước ngoài tại hơn 200 điểm bỏ phiếu trên toàn thế giới bắt đầu từ 8 giờ đến 17 giờ chiều các ngày từ 23-28/2 tới.
Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc Sim Sang-jeung của đảng Công lý tiến bộ, Lee Jae-myung của đảng Dân chủ (DP) cầm quyền, Yoon Suk-yeol của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) đối lập chính và Ahn Cheol-soo của đảng Nhân dân (từ trái sang) tại cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, ở Seoul ngày 3/2/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, NEC đã công bố danh sách điểm bỏ phiếu cho cử tri tại nước ngoài thông qua các Tiểu ban bầu cử tại cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. NEC đến nay đã ghi nhận có 231.314 cử tri đăng ký là "cử tri vắng mặt" và "cử tri sống tại nước ngoài". Cử tri sống tại nước ngoài là những người trên 18 tuổi, có quyền cư trú vĩnh viễn tại một quốc gia khác, không đăng ký thẻ căn cước ở trong nước. Cử tri vắng mặt là người trên 18 tuổi, có thẻ căn cước trong nước nhưng đang học tập hoặc làm việc tại nước ngoài, không có mặt tại Hàn Quốc trong thời gian diễn ra bầu cử. Trong thời gian bỏ phiếu nói trên, các cử tri đã đăng ký sẽ trực tiếp tới điểm bỏ phiếu gần nhất để tham gia bỏ phiếu. Riêng các thủy thủ sẽ bỏ phiếu ngay trên tàu của họ từ ngày 1 đến ngày 4/3 tới.
Theo Luật bầu cử Hàn Quốc, khi đi bỏ phiếu, cử tri thuộc diện cử tri vắng mặt cần mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh, cử tri sống tại nước ngoài thì cần mang theo cả bản gốc giấy tờ xác nhận quốc tịch (như thị thực). Riêng những cử tri về nước vào ngày 22/2 (trước thời điểm tiến hành bỏ phiếu tại nước ngoài) thì báo cáo lên Ủy ban bầu cử địa phương nơi cư trú để có thể tham gia bỏ phiếu vào ngày bầu cử chính thức 9/3/2022.
NEC cho biết đang tìm kiếm các giải pháp cho phép những người đã mắc COVID-19 sau thời gian bỏ phiếu sớm có thể được đi bỏ phiếu vào ngày 9/3 tới. Theo các quy định bầu cử hiện tại, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 có thể bỏ phiếu qua đường bưu điện. Đối với những người bị mắc COVID-19 sau ngày 13/2 có thể bỏ phiếu thông qua các điểm bỏ phiếu đặc biệt tại các trung tâm điều trị COVID-19 trong thời gian bỏ phiếu sớm.
NEC cũng đang cố gắng tìm cách giải quyết cho các cử tri có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 bởi theo quy định hiện hành, ngay cả khi đã được tiêm phòng những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 vẫn phải cách ly trong 7 ngày. Nếu thời gian cách ly không kết thúc trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử (ngày 9/3), những người này sẽ không được phép bỏ phiếu trực tiếp tại các điểm bỏ phiếu.
Nguy cơ Omicron lây từ thành phố vùng biên sang nhiều khu vực ở Trung Quốc Đợt bùng phát biến thể Omicron ở thành phố Bách Sắc (Trung Quốc) đang làm dấy lên lo ngại biến thể mới có thể lây lan sang các khu vực khác. Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở thành phố Bách Sắc, Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Handout Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, thành...