Thụy Điển tránh đề cập cam kết dẫn độ liên quan Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 3/7, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã từ chối phủ nhận tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Stockholm đã hứa trục xuất các cá nhân theo yêu cầu của Ankara để đổi lại việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tới tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước câu hỏi của các nhà báo và sự quan ngại của người Kurrd và người Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn tại Thụy Điển, Thủ tướng Andersson nói: “Tôi đã là một bộ trưởng trong 8 năm và tôi chưa bao giờ nói về những gì được trao đổi trong các phòng đàm phán”. Bà không cho biết liệu có một cam kết nào được đưa ra với Ankara để đổi lại việc nước này ủng hộ quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO.
Trong một thỏa thuận được Thụy Điển và Phần Lan ký kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28/6 vừa qua, hai nước Bắc Âu này đã đồng ý xem xét các yêu cầu dẫn độ của Thổ Nhĩ Kỳ “một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng”. Không có lời hứa nào về việc dẫn độ được đưa ra, trong khi Phần Lan và Thụy Điển lưu ý rằng tiến trình này do các cơ quan có thẩm quyền và các tòa án độc lập thực hiện.
Tuy nhiên, ngày 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Thụy Điển đã “hứa sẽ dẫn độ 73 phần tử khủng bố”. Nhà lãnh đạo Ankara cảnh báo sẽ ngăn cản hai nước trên gia nhập NATO nếu các cam kết không được thực hiện.
Video đang HOT
Tháng trước, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng hai nước này chứa chấp các đối tượng có liên quan tới đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara đặt ngoài vòng pháp luật và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Khả năng Phần Lan, Thụy Điển sớm gia nhập NATO
Phần Lan và Thụy Điển có thể sớm gia nhập NATO trong bối cảnh liên minh quân sự này đang củng cố sức mạnh trong khu vực.
Các quan chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiết lộ với kênh truyền hình CNN rằng những cuộc thảo luận về việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh này đã trở nên nghiêm túc hơn kể từ khi xảy ra cuộc giao tranh tại Ukraine. Một số quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vấn đề này đã được đưa ra bàn bạc tại hội nghị cấp ngoại trưởng của NATO trong tuần này.
Dư luận ở cả hai nước về vấn đề tham gia liên minh phòng thủ NATO đã thay đổi đáng kể khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Một cựu Thủ tướng Phần Lan đã nói với CNN rằng việc đất nước này gia nhập là đã trở thành một thoả thuận gần như hoàn tất dựa trên những bất ổn địa chính trị hiện nay tại châu Âu.
Quốc kỳ của các nước thành viên NATO tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin ngày 8/4 thông báo Quốc hội nước này dự kiến thảo luận về khả năng trở thành thành viên NATO trong những tuần tới. Bà hy vọng sẽ hoàn tất thảo luận vào giữa mùa hè năm nay.
Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cũng không loại trừ khả năng làm thành viên khối NATO trong một cuộc phỏng vấn với kênh SVT vào cuối tháng 3 vừa qua. Một quan chức Thuỵ Điển hé lộ với CNN rằng quốc gia này đang tiến hành một cuộc phân tích chính sách an ninh được dự kiến kết thúc vào cuối tháng 5 và chính phủ sẽ thông báo lập trường cuối cùng dựa trên kết quả phân tích đó. Tuy nhiên, Stockholm có thể công bố quyết định sớm hơn, phụ thuộc vào động thái của láng giềng Helsinki.
Trả lời phỏng vấn CNN, Đại sứ Phần Lan tại Mỹ Mikko Hautala cho biết hai nước này đang phối hợp chặt chẽ với nhau, song từng nước sẽ đưa ra quyết định độc lập.
Ngày 8/4, một quan chức Phần Lan cho biết Helsinki sẽ không tìm cách gia nhập NATO chỉ vì muốn được trao khả năng phòng thủ từ liên minh gồm 30 thành viên này.
Ông Alexander Stubb, người từng là Thủ tướng Phần Lan vào năm 2014-2015, cũng chung lập trường kể trên. Ông nói với CNN rằng trong nội bộ quốc gia từ lâu đã bị giằng xé bởi ý tưởng hợp tác với Nga - quốc gia có chung đường biên giới và ý tưởng xây dựng một đội quân mạnh mẽ đề phòng Nga.
Ý tưởng thứ hai hiện nay đã trở nên phổ biến hơn.
Binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận tại Adazi, Latvia ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phản ứng về vấn đề trên, Điện Kremlin hôm 7/4 cho biết họ sẽ phải tái cân bằng tình hình nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với Sky News: "Chúng tôi sẽ phải củng cố sườn phía Tây để đảm bảo an ninh".
Helsinki đã hạ thấp khả năng bị Moskva đáp trả nghiêm trọng nếu Phần Lan gia nhập NATO.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Thụy Điển và Phần Lan có thể dễ dàng tham gia liên minh này nếu họ quyết định đăng ký. Ông cho biết NATO và hai quốc gia trên đã làm việc cùng nhau nhiều năm nên họ hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của khối quân sự này.
Giới chức Phần Lan lưu ý rằng đất nước của họ về cơ bản đã là một thành viên không chính thức của NATO. Còn các quan chức NATO và Mỹ nói rằng họ sẽ rất vui khi thấy Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối.
Các quốc gia này có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với NATO và đặc biệt khi nhắc đến vấn đề chia sẻ thông tin tình báo. Trong khi mức độ chia sẻ thông tin tình báo giữa Phần Lan, Thụy Điển và NATO đã tăng lên đáng kể kể từ khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra, một quan chức NATO cho biết mức độ chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước thành viên của khối vẫn chưa đạt mức như vậy.
Một quan chức châu Âu lưu ý rằng nếu Phần Lan và Thụy Điển tham gia, cả hai sẽ là "những người đóng góp ròng" cho NATO, dựa trên lượng máy bay chiến đấu tiên tiến mà hai nước sở hữu. Phần Lan đã vận hành nhiều chiếc F/A-18 và đã đặt hàng 64 chiếc F-35 của Lockheed Martin.
Phần Lan tiết lộ 'bước ngoặt' trong đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết giờ nghỉ giải lao uống coffee đã phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đàm phán về tiến trình gia nhập NATO đầy căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ. Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO,...