Thủy điện Trà Leng 2 được điều chỉnh sử dụng đất gần gấp đôi ban đầu
UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án thủy điện Trà Leng 2, trong đó tăng diện tích sử dụng đất từ 26,22 ha lên 42,53 ha.
Chiều 11.12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký và ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án thủy điện Trà Leng 2, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Quảng làm chủ đầu tư (thuộc xã Trà Leng và Trà Dơn, H. Nam Trà My).
Theo đó, có 3 nội dung được điều chỉnh so với quyết định chủ trương đầu tư ngày 28.1.2019 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất đưa ra khỏi quy hoạch 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ vì diện tích chiếm đất lớn. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Cụ thể, thủy điện Trà Leng 2 được tăng diện tích sử dụng đất lên 42,53 ha so với quyết định chủ trương đầu tư ban đầu là 26,22 ha. Ngoài ra, tổng vốn đầu tư tăng từ 679,3 tỉ đồng lên 697,8 tỉ đồng. Trong đó, vốn của nhà đầu tư gần 222,3 tỉ đồng (31,9%), vốn huy động 475,6 tỉ đồng (68,1%).
Theo quyết định chủ trương đầu tư tháng 1.2019 của UBND tỉnh Quảng Nam, dự án hoàn thành đưa vào hoạt động từ quý I năm 2023. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến quý III năm 2024.
Video đang HOT
Cụ thể, từ quý I năm 2019 đến quý IV năm 2021, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư, bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng; từ quý IV năm 2021 đến quý II năm 2024, khởi công và tiến hành xây dựng dự án và từ quý III năm 2024, vận hành sản xuất – kinh doanh.
Năm 2020, xã Trà Leng được biết đến là địa phương xảy ra nhiều trận sạt lở đất kinh hoàng khiến hàng chục ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng chục người chết và hiện còn mất tích.
Đáng chú ý, mới đây HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết đưa ra khỏi quy hoạch 4 dự án thủy điện vừa và nhỏ vì diện tích chiếm đất lớn, không hiệu quả kinh tế, tác động lớn đến môi trường và đất, rừng các loại.
4 dự án thủy điện bị đưa ra khỏi quy hoạch, gồm: thủy điện A Vương 4 (công suất 10MW), thuộc địa bàn H.Tây Giang với diện tích đất 82,82 ha; thủy điện Sông Bung 3 (công suất 16MW) ở H.Nam Giang với diện tích đất 38,63 ha; thủy điện Đăk Di 4 (công suất 19,2MW) ở H.Nam Trà My với diện tích đất 155 ha; thủy điện A Banh (công suất 4,2MW), H.Tây Giang với diện tích đất 7,76 ha.
Cô giáo vùng cao "trổ tài" cắt tóc, bấm móng tay cho học sinh sau giãn cách
Trở lại trường sau thời gian nghỉ học để giãn cách xã hội nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, tóc tai, móng tay chân của các em học "dài quá cỡ" nên cô giáo "ra tay" giúp các em.
Đợt dịch Covid-19 ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam bùng phát hồi cuối tháng 10 vừa qua làm hàng trăm em học sinh và người dân ở một số xã của huyện thành F0 phải đi cách ly, điều trị. Toàn bộ trường học trên địa bàn huyện cũng được đóng cửa để phòng bệnh.
Cô giáo trổ tài cắt tóc cho các em học sinh của lớp mình.
Tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, hơn 350 em học sinh tại điểm trường chính của trường cũng phải nghỉ học để phòng, chống dịch. Huyện Nam Trà My trưng dụng trường làm điểm cách ly tập trung các F1. Do đó, các em học sinh của trường phải nghỉ học, trở về nhà với cha mẹ.
Tròn một tháng nghỉ học, đến cuối tháng 11, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn dần hạ nhiệt, chính quyền địa phương cho học sinh đi học trở lại.
Sau khi trở lại trường, tóc tai của các em trở nên "bờm xờm", móng tay móng chân dài ra... nên thầy cô của trường đành phải trổ tài cắt tóc, cắt móng tay móng chân cho các em.
Và cắt móng tay cho các em.
Cô Nguyễn Thị Thu Ba - giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 chia sẻ, ngày đầu tiên các em trở lại trường sau giãn cách, các em trai tóc dài quá tai, móng chân móng tay cũng dài, mắc đầy đất trong kẽ... nên cô tự tay cắt gọn lại gọn gàng cho các em.
Dụng cụ hớt tóc được các nhà hảo tâm hỗ trợ lần này lại được sử dụng. Cô Thu Ba cho hay, bình thường, cứ mỗi đầu năm học, cô phải làm công việc này để giúp đầu tóc, móng tay móng chân các em được gọn gàng, sạch sẽ...
Lần này, sau thời gian giãn cách, các em trở lại trường lại được cô chăm sóc nên các em tóc tai của các em ai cũng gọn gàng, cả cô và trò đều vui vẻ, phấn khởi để tiếp tục học tập.
Cô Thu Ba chia sẻ, trong thời gian các em nghỉ do dịch, cô luôn điện thoại hỏi thăm và tuyên truyền đến tất cả các em và phụ huynh thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho xã hội.
"Lúc các em nghỉ khoảng 2 tuần thì có một em học sinh gọi điện thoại hỏi cô khi nào đi học lại, cô ở dưới đó nhớ giữ gìn sức khỏe nhé cô. Em nghe mà không cầm được nước mắt", cô Thu Ba chia sẻ.
Theo cô Thu Ba, chắc do nghỉ học lâu quá nên các em nhớ cô, nhớ bạn bè, nhớ những trò đùa của cô cùng với các em nên gọi điện thoại hỏi thăm khi nào được đi học trở lại.
Khi dịch ở Nam Trà My được khống chế, để các em trở lại trường, các thầy cô phải vận động phụ huynh cho các em ra lớp. Ở huyện miền núi Nam Trà My mùa này là mùa mưa lũ, đường sá đi lại khó khăn nên các em thường không đến trường đúng ngày. Đến cuối tháng 11 nhưng vẫn chưa đủ 100% sĩ số.
Cô Thu Ba cho hay, tuy thời gian này, huyện Nam Trà My đã kiểm soát được dịch nhưng phụ huynh ngại còn sợ dịch nên chưa cho các em ra lớp nhiều; tuy nhiên giáo viên cũng như nhà trường đang tất bật vận động, làm tư tưởng cho bà con để phụ huynh yên tâm cho con ra lớp.
"Điều đáng lo bây giờ là dịch đã ổn, nhưng mùa mưa đã bước vào, trời mùa này ở đây rất lạnh có lúc xuống dưới 10 độ, học sinh đang thiếu áo ấm, áo mưa cũng như quần áo ấm cho các em... em đang tích cực đi vận động cho các em. Nếu có nhà hảo tâm hỗ trợ các em thì quá tốt", cô Thu Ba nói.
Quảng Nam: Sạt lở nguyên quả đồi lớn, phủ lấp mặt đường gần nhà dân Quả đồi từ trên cao sạt lở, trút hàng ngàn khối đất đá kèm theo cây cối xuống khu vực chỉ cách nhà dân chưa đầy 30m tại H.Nam Trà My (Quảng Nam). Chiều tối 30.11, ông Ngô Tấn Lạc, Chủ tịch UBND xã Trà Cang (H.Nam Trà My, Quảng Nam), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ sạt lở...