Thủy điện Tiên Thuận xả lũ gây sạt lở vùng hạ du
Nhà máy Thủy điện Tiên Thuận đã gây sạt lở mất đi nhiều diện tích đất sản xuất của nông dân huyện Tây Sơn , Bình Định mà không có phương án khắc phục…
Người dân thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) bức xúc chỉ cánh đồng Soi Sum đã nước từ Nhà máy Thủy điện Tiên Thuận nuốt chửng. Ảnh : Vũ Đình Thung.
Năm 2014, Nhà máy Thủy điện Tiên Thuận đi vào hoạt động 2 tổ máy phát điện, mỗi lần nhà máy xả nước là gây lũ làm sạt lở, cuốn trôi nhiều diện tích đất sản xuất của người dân xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định), nhất là vào mùa mưa lũ.
Nông dân mất đất bức xúc phản ứng, nhiều lần gửi đơn đến chính quyền và ngành chức năng phản ánh, kiến nghị doanh nghiệp giải quyết thiệt hại, khắc phục tình trạng sạt lở.
Công ty CP Tiên Thuận cũng đã cam kết khắc phục hậu quả, thế nhưng đến nay dã gần 6 năm mà lời hứa vẫn chỉ là lời hứa, khiến người dân vô cùng bức xúc kéo đến bao vây, yêu cầu nhà máy thủy điện ngưng hoạt động.
Video đang HOT
Nhiều người dân thôn Hòa Thuận (xã Tây Thuận) đưa chúng tôi ra cánh đồng Soi Sum để tận mắt chứng kiến cảnh đất sản xuất của họ bị đã biến mất dưới lòng sông do Thủy điện Tiên Thuận gây ra.
Bà Bùi Thị Hòa (59 tuổi), bức xúc: “Thửa ruộng của tôi giờ đã biến mất, đất đã bị nước từ Thủy điện Tiên Thuận cuốn cả ra sông. Nhiều năm qua, chúng tôi gửi đơn khiếu kiện nhiều nơi nhưng vẫn không được quan tâm, giải quyết. Hiện tình trạng sạt lở tiếp tục lấn sang những cánh đồng khác khiến người dân chúng tôi rất lo lắng”.
Theo nông dân Nguyễn Văn Tây (51 tuổi), cánh đồng Soi Sum từng là vùng ruộng mầu mỡ, bao đời nay là cứu cánh của đời sống người dân thuần nông làng Hòa Thuận với những cây màu như ớt, đậu, đỗ, bắp.
Thế nhưng từ khi có Nhà máy Thủy điện Tiên Thuận, bất kể mùa nắng hay mùa mưa, cứ khi nào thủy điện xả nước là đồng ruộng của dân bị sạt lở, đổ ập xuống sông. Hiện cả cánh đồng Soi sum sắp bị sông “nuốt chửng”.
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) bị trôi tuột xuống sông. Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Đến năm 2017, cánh đồng Soi Sum đã sạt lở nghiêm trọng, người dân bắt đầu gửi đơn kiến nghị đến nhiều nơi. Mãi đến cuối năm 2018, đầu năm 2019, UBND xã Tây Thuận mới mời được lãnh đạo Công ty CP Tiên Thuận đến để giải quyết. Doanh nghiệp này đã tiến hành đo đạc, cam kết khắc phục tuy nhiên không thực hiện.
Cuối tháng 8 vừa qua, khi nghe Nhà máy Thủy điện Tiên Thuận hú còi báo hiệu xả nước, nhiều hộ dân đã kéo đến bao vây, yêu cầu nhà máy không tiếp tục xả nước, phải tiến hành bồi thường cho dân hoặc dừng hoạt động. Đồng thời các hộ dân đề nghị doanh nghiệp phải xây kè kiên cố để bảo vệ ruộng đất và nhà cửa của người dân.
Cánh đồng này trước đây là cứu cánh của người dân thuần nông xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định), nhưng giờ bị sạt lở phải bỏ hoang. Ảnh : Vũ Đình Thung.
Yêu cầu bồi thường và xây kè chống sạt lở bảo vệ vùng hạ du của người dân xã Tây Thuận là chính đáng. Được biết, Sở TN-MT Bình Định cũng đã có văn bản báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Bình Định.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Nguy cơ vỡ đê biển Cà Mau, đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhiều đoạn đê biển của tỉnh Cà Mau lại bị sóng đánh sạt lở rất nghiêm trọng. Người dân sống gần những điểm sạt lở này rất lo lắng. Cơ quan chức năng địa phương đã đề xuất xem xét công bố tình huống khẩn cấp để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo đời sống...