Thụy Điển thắt chặt kiểm soát lòng Biển Baltic bằng 2 tàu ngầm mới

Theo dõi VGT trên

Các tàu ngầm mới đầu tiên của Thụy Điển trong nhiều thập kỷ sẽ có vũ khí tiên tiến, động cơ đẩy tàng hình và thân tàu tránh sóng siêu âm để chống lại Nga dưới biển Baltic.

Thụy Điển thắt chặt kiểm soát lòng Biển Baltic bằng 2 tàu ngầm mới - Hình 1
Cuộc hạ thuỷ tàu ngầm mới của Thụy Điển sẽ nhấn mạnh sự đổi mới dưới lòng biển ở Bắc Âu. Ảnh: AFP/Getty Images

Thiết kế hai con tàu đã ở trên bàn vẽ hơn một thập kỷ. Nhưng giờ đây, ở trung tâm của một xưởng lắp ráp rộng lớn bên trong nhà máy đóng tàu trên bờ biển Baltic, hai tàu ngầm tấn công A26 mới của Thụy Điển cuối cùng cũng đã song hành với nhau.

Dự kiến ra mắt vào năm 2027 và 2028, các tàu ngầm diesel-điện dài 66 mét, có tên Blekinge và Skne do tập đoàn Saab đóng, được thiết kế để tuần tra vùng phía đông của NATO dưới Biển Baltic, theo dõi và chống lại các động thái hàng hải của Moskva trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Nga và châu Âu.

Đây là hai tàu ngầm mới đầu tiên của Thụy Điển được đóng kể từ giữa những năm 1990 và sẽ tham gia hoạt động cùng bốn tàu cũ hơn trong hạm đội của quốc gia Bắc Âu này.

Cuộc tăng tốc tàu ngầm ở châu Âu

Các cuộc hạ thuỷ tàu ngầm sắp tới của Thụy Điển nhấn mạnh hơn nữa một sự đổi mới ở Bắc Âu, nơi hải quân Na Uy gần đây đã đặt mua 4 tàu ngầm mới từ ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức. Hà Lan đã nhận được hồ sơ dự thầu từ TKMS, Saab Kockums và Tập đoàn Hải quân Pháp để đóng 4 tàu ngầm, trong khi Đan Mạch, quốc gia đã giải tán hạm đội của mình vào năm 2004, gần đây gợi ý rằng họ có thể đảo ngược động thái đó.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển, việc mở rộng này sẽ phần nào thu hẹp khoảng cách của Stockholm với các hạm đội lớn nhất của NATO tại châu Âu, vốn dự kiến cũng sẽ tăng trưởng nhẹ trong thập kỷ này. Sáu tàu ngầm lớp Barracuda mới của Pháp đang được đưa vào sử dụng và hai tàu ngầm Type 212 nữa sẽ gia nhập hạm đội 6 chiếc hiện có của Đức. Hạm đội tàu ngầm lớp Astute của Anh sẽ có tổng cộng 7 tàu ngầm vào cuối thập kỷ này và 8 tàu ngầm lớp Todaro của Italy.

Thụy Điển thắt chặt kiểm soát lòng Biển Baltic bằng 2 tàu ngầm mới - Hình 2
Đồ hoạ tàu ngầm A-26 của Thuỵ Điển. Ảnh: Navalnews

Việc nâng cấp đội tàu ngầm ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh Nga cũng đang giới thiệu việc bổ sung hạm đội của họ. Vào tháng 12/2023, Tổng thống Vladimir Putin đã chụp ảnh trên bến cảng tại trung tâm sản xuất tàu ngầm Bạch Hải của Nga tại Severodvinsk cùng với hai tàu mới là Krasnoyarsk và Alexander đệ tam.

Hải quân Nga sẽ sở hữu 50 tàu ngầm vào năm 2030, theo báo cáo của Thụy Điển.

Video đang HOT

Báo cáo của Thụy Điển cũng cho biết, hạm đội tàu ngầm của Mỹ dự kiến sẽ giảm nhẹ về số lượng xuống còn 57 chiếc vào năm 2030, nhưng việc giới thiệu lớp Virginia mới sẽ giúp duy trì và thậm chí mở rộng lợi thế công nghệ của Mỹ so với các đối thủ trong cùng thời kỳ.

Môi trường an ninh xấu đi

Đến thăm vào một ngày trong tuần gần đây, xưởng đóng tàu của Saab ở thị trấn hải quân Karlskrona phía nam Thụy Điển đang nhộn nhịp hoạt động.

Con tàu Blekinge đã hoàn thiện một phần được bao bọc trong giàn giáo, trong khi các công nhân chuẩn bị thêm các phần thân thép cho thợ hàn có tay nghề cao để sau này ghép lại với nhau thành một tổng thể có khả năng chịu được các vụ nổ từ mìn và va chạm với đáy biển. Ở một khu vực khác, các thợ điện nối những đường dây dường như vô tận vào các nội thất công nghệ cao.

Đối với Thụy Điển, các tàu ngầm mới sẽ là điểm nhấn, trong môi trường an ninh đang xấu đi nhanh chóng.

Thụy Điển đã chứng kiến các cuộc xâm nhập của một tàu ngầm không xác định vào lãnh hải của mình cũng như các vụ nổ làm tê liệt đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream do Nga xây dựng trong vùng đặc quyền kinh tế hàng hải của nước này vào năm 2022 và việc cắt đứt tuyến cáp liên lạc dưới biển với Estonia vào năm 2023.

Thụy Điển thắt chặt kiểm soát lòng Biển Baltic bằng 2 tàu ngầm mới - Hình 3
Thụy Điển đã chứng kiến vụ nổ làm tê liệt đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream do Nga xây dựng trong vùng đặc quyền kinh tế hàng hải của nước này vào năm 2022. Ảnh: Getty Images

Nước này đã khôi phục chế độ quân dịch và tái vũ trang vùng biển Baltic sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát, Thụy Điển đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 30% từ năm 2023 đến năm 2024 và xin tham gia NATO. Vào đầu tháng 1, chính phủ Thụy Điển và tổng tư lệnh quân đội nước này đã yêu cầu người dân “chuẩn bị cho chiến tranh”.

Kế hoạch hạ thuỷ tàu ngầm A26 là trụ cột chính trong tuyên bố của Stockholm rằng nước này có thể đóng góp vào sức mạnh quân sự của NATO và họ không đăng ký gia nhập liên minh chỉ để hưởng lợi từ các đảm bảo phòng thủ chung của NATO.

Kể từ khi các nước vùng Baltic gia nhập NATO vào năm 2004 và Phần Lan vào tháng 4 năm ngoái, liên minh này đã phải đau đầu nghĩ cách bảo vệ các tuyến đường cung cấp hàng hải cho các quốc gia đó – và hạn chế quyền tiếp cận của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Moskva.

Baltic được nhiều người coi là môi trường biển hoạt động khó khăn vì nồng độ muối khác nhau ở đây ảnh hưởng đến sóng siêu âm. Vùng biển này cũng nông và có lượng người qua lại đông đúc, làm tăng nguy cơ va chạm.

Thành tích lâu dài

Tàu ngầm đầu tiên của Thụy Điển, được gọi là Shark, hạ thủy vào năm 1954, và trong nhiều thập kỷ sau đó, hải quân Thụy Điển đã mở rộng khả năng hoạt động dưới nước của mình như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm xây dựng một nền quốc phòng đáng tin cậy với tư cách là một quốc gia trung lập giữa Đông và Tây.

Vào cuối thế kỷ trước, các kỹ sư Thụy Điển đã đạt được bước đột phá kỹ thuật với hệ thống gọi là động cơ đẩy không khí độc lập (AIP), cho phép tàu ngầm Thụy Điển hoạt động trong thời gian dài hơn mà không cần nổi lên, tránh bị phát hiện.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Thụy Điển cắt giảm chi tiêu quốc phòng và chương trình tàu ngầm của nước này phần lớn bị đình trệ trong một thập kỷ cho đến năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Sten Tolgfors công bố kế hoạch chế tạo tàu ngầm A26.

Trong những năm kể từ đó, dự án A26 đã bị chỉ trích vì chậm trễ và đội kinh phí. Nhưng những người bảo vệ dự án này nói rằng sự chờ đợi và chi phí bổ sung sẽ được biện minh bằng việc cung cấp các tàu được thiết kế phù hợp với điều kiện của Biển Baltic vào thời điểm mà việc kiểm soát tuyến đường thủy đó có ý nghĩa địa chính trị quan trọng.

Trong tài liệu quảng cáo của mình, tập đoàn Saab lưu ý rằng kích thước của A26 cũng như hệ thống AIP được cập nhật và thiết kế thân tàu chống sóng âm mới khiến nó phù hợp lý tưởng với vùng Baltic. Nó cũng có thiết kế mô-đun mới, cho phép thay thế công nghệ lỗi thời bằng hệ thống mới dễ dàng hơn, và một cổng mới hướng về phía trước tàu cũng sẽ cho phép tương tác dễ dàng hơn giữa thủy thủ đoàn bên trong tàu với thợ lặn hoặc tàu không người lái hoạt động bên ngoài.

Giám đốc Kockums Wicksell cho biết tàu ngầm A26 với sự kết hợp giữa hệ thống vũ khí tàng hình và tiên tiến có thể giúp xua đuổi kẻ thù và giảm rủi ro.

Tàu ngầm Thuỵ Điển sẽ mang đến cho NATO sức mạnh gì?

Khi Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước này sẽ giúp liên minh khắc phục lỗ hổng ở phía Tây Bắc châu Âu - Biển Baltic, tuyến đường biển chung với Nga nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận các cảng ở 8 quốc gia, trong đó có Đức.

Tàu ngầm Thuỵ Điển sẽ mang đến cho NATO sức mạnh gì? - Hình 1
Tàu ngầm Thụy Điển HMS Gotland đỗ tại cảng ở căn cứ hải quân Karlskrona. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, chìa khóa của Thụy Điển trong việc duy trì các vùng biển có thể đi lại được trong một cuộc xung đột là hạm đội tàu ngầm hàng đầu thế giới của họ. Các nhà phân tích chỉ ra Thuỵ Điển đang nắm giữ một số tàu ngầm thông dụng tiên tiến nhất từng được chế tạo.

Một quan chức NATO tiết lộ: "Hạm đội tàu ngầm Thụy Điển đã chuẩn bị sẵn sàng trong môi trường này và sẽ bổ sung đáng kể vào năng lực tàu ngầm tổng thể của NATO ở Baltic".

Biển Baltic có độ sâu trung bình khoảng 60 m đã khiến nơi đây không phù hợp cho các hoạt động của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiếm phần lớn hạm đội Nga và toàn bộ tàu của hải quân Mỹ.

Thụy Điển đang sở hữu 3 tàu ngầm lớp Gotland tiên tiến và dự kiến hai tàu A26 thiết kế mới được chuyển giao vào năm 2027 và 2028. Tổng cộng, Thuỵ Điển sẽ có 5 chiếc tàu ngầm vào cuối thập kỷ này.

Vậy điều gì khiến các tàu ngầm của Thuỵ Điển mạnh đến vậy?

Đó chính là kinh nghiệm. Từ nằm 1904, Thụy Điển đã vận hành tàu ngầm ở Baltic. Không có một quốc gia láng giềng nào hoạt động dưới nước nhiều như Thụy Điển. Chỉ huy đội tàu ngầm Fredrik Linden cho biết: "Chúng tôi có chuyên môn khu vực, giúp lấp đầy khoảng trống năng lực mà NATO không có".

Bên cạnh đó, Baltic cũng là một tuyến đường hàng hải phức tạp. Với rất nhiều con sông đổ ra cùng lúc, nước biển có độ mặn rất khác nhau. Những điều này có thể làm thay đổi cả độ nổi của tàu ngầm lẫn cách âm thanh di chuyển dưới nước và cần có kiến thức bản địa để điều hướng thành công.

Tàu ngầm của Thụy Điển có thể ở dưới nước hàng tuần. Khi lặn dưới sâu, tàu ngầm thông thường chạy bằng pin năng lượng. Hầu hết các tàu cần phải nổi lại lên mặt nước sau một vài ngày để chạy bằng động cơ diesel, có thời gian sạc lại pin.

Nhưng các tàu ngầm Thụy Điển có oxy lỏng dự trữ trong các bình chứa trên tàu để chạy động cơ diesel dưới nước, tạo thời gian sạc lại pin, nhờ đó chúng có thể lặn lâu hơn và giảm nguy cơ bị phát hiện.

Sebastian Bruns, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, cho biết trong 30 hoặc 40 năm nữa hoặc có thể sớm hơn, chiến tranh dưới nước sẽ có nhiều khả năng nổ ra. Dự đoán trước được điều đó, Thụy Điển đã đặt hàng hai tàu ngầm mới, dự kiến được giao vào năm 2027 và 2028.

Tàu ngầm mới có tên gọi A26, do SAAB Kockums chế tạo, sẽ lớn hơn về kích thước và linh hoạt hơn tàungầm lớp Gotlands. Hai tàu mới cũng có một tính năng độc đáo: khóa lặn đường kính 1,5 mét, được gọi là cổng đa nhiệm vụ, ở mũi tàu.

Điều này sẽ cho phép các phương tiện điều khiển từ xa (ROV), phương tiện tự hành hoặc nhóm thợ lặn ra vào dễ dàng. Theo chuyên gia Bruns, đặc điểm này giúp tàu ngầm trở thành phương tiện lý tưởng cho chiến tranh dưới đáy biển, chẳng hạn như giúp bảo vệ hoặc phá hủy các đường ống hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng khác dưới đáy biển.

"Chiến tranh dưới đáy biển là vấn đề nóng nhất hiện nay đối với giới hải quân", ông Bruns đề cập đến vụ nổ đã phá hỏng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc năm 2022.

ROV có thể thực hiện các nhiệm vụ như thu hồi hoặc đặt vật thể dưới đáy biển, quét các khu vực rộng lớn hoặc đặt hoặc phá hủy mìn. Chúng cũng có thể lặn sâu hơn tàu ngầm thông thường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực'
15:51:55 27/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024
Quan chức ngoại giao Nga cảnh báo hạ cấp quan hệ với phương Tây
15:53:35 27/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do
12:48:26 28/06/2024
Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
11:37:28 28/06/2024
Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD
13:31:07 28/06/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Quốc hội tại Mông Cổ

17:05:58 28/06/2024
GEC cho biết việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành theo phương thức thủ công để hạn chế sai sót và tranh cãi liên quan đến việc kiểm phiếu bằng máy. Dự kiến, kết quả sơ bộ sẽ được công bố trong ngày 29/6.

Tình hình y tế tại Gaza tiếp tục xấu đi

16:59:46 28/06/2024
Trong khi đó, tình trạng sức khỏe của người dân tiếp tục suy giảm do nơi trú ẩn đông đúc, ô nhiễm nghiêm trọng, thiếu lương thực, nước và nhiên liệu cùng khả năng tiếp cận vật tư y tế hạn chế giữa mùa hè nắng nóng.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Các chủ đề chính của cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống

16:23:40 28/06/2024
Trong khi đó, thăm dò dư luận của Fox News cho thấy ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump vẫn duy trì ưu thế nhỏ tại các bang chiến địa, song tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đang tăng ổn định trong những tháng gần đây.

Báo Mỹ: NATO sẽ cung cấp cho Ukraine trụ sở quân sự mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới

16:14:57 28/06/2024
Dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ và NATO, tờ New York Times cho hay trụ sở mới sẽ đảm bảo cam kết lâu dài của NATO đối với an ninh của Ukraine, đóng vai trò là cầu nối để Kiev cuối cùng được gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu trong tư...

Hàng loạt rocket, tên lửa từ Liban phóng sang Israel trong đêm

16:11:53 28/06/2024
Cùng ngày, các nguồn tin quân sự giấu tên của Liban xác nhận 3 thành viên Hezbollah đã t.hiệt m.ạng, 1 người bị thương trong hai cuộc không kích của Israel vào hai ngôi làng Ramyah và Haddatha.

Kế hoạch lập tuyến phòng thủ của EU và phản ứng của Nga

14:16:57 28/06/2024
Các nhà lãnh đạo Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ toàn diện cho hệ thống cơ sở hạ tầng phòng thủ , dự kiến được xây dựng dọc biên giới bên ngoài của khối này với Nga và Belarus.

Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung vào các ưu tiên quốc phòng mới

14:14:16 28/06/2024
Trong khi đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 tỷ euro vào quốc phòng được tài trợ bằng nợ chung. Ủy viên châu Âu Thierry Breton cũng ủng hộ kế hoạch này.

EU kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt

14:12:59 28/06/2024
Danh sách ban lãnh đạo mới thể hiện sự tiếp nối của khối khi các phe phái ủng hộ EU theo đường lối ôn hòa giữ những cương vị hàng đầu, bất chấp sự trỗi dậy của phe cực hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu hồi đầu tháng 6.

IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%

14:09:50 28/06/2024
Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn tồn tại tình trạng thâm hụt tài chính quá lớn , dẫn đến quỹ đạo tăng không ngừng đối với tỷ lệ nợ công trên GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) .

Hội đồng Bảo an yêu cầu Houthi chấm dứt tấn công tàu thương mại trên Biển Đỏ

13:50:44 28/06/2024
HĐBA thông qua nghị quyết trên trong bối cảnh Houthi đã thực hiện nhiều cuộc tấn công ở Biển Đỏ từ cuối năm ngoái, mà lực lượng này tuyên bố là hành động thể hiện tình đoàn kết với người dân Palestine ở Dải Gaza trong cuộc xung đột Hama...

Ít nhất 5 người t.hiệt m.ạng do va chạm giữa tàu hỏa và xe buýt ở Slovakia

13:38:12 28/06/2024
Người phát ngôn ZSSK Vladimira Bahylova cho hay tai nạn xảy ra tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được bảo vệ bằng gác chắn và đèn tín hiệu. Nhân viên lái tàu đã bị bỏng do vụ hỏa hoạn.

Có thể bạn quan tâm

Thác ba tầng - Nam Trà My (Quảng Nam)

Du lịch

17:07:15 28/06/2024
Từ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đi theo tỉnh lộ 616 qua các huyện Tiên Phước, Bắc Trà My. Từ thị trấn Trà My đi gần 50 cây số nữa mới đến trung tâm huyện Nam Trà My.

Phạm Băng Băng chạy show Paris Haute Couture Week: 3 ngày với 6 tạo hình, suốt ngày bị Getty Images hại

Phong cách sao

16:59:58 28/06/2024
Dù hiện tại hoạt động không quá sôi nổi ở thị trường Đại lục nhưng Phạm Băng Băng vẫn là một trong những cái tên nhận được sự quan tâm của truyền thông.

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài nuột nà cùng vóc dáng thon thả, chuẩn "gái một con trông mòn con mắt"

Người đẹp

16:48:03 28/06/2024
Ngắm nhan sắc mẹ bỉm sữa Doãn Hải My. Hotmom Doãn Hải My lại vừa khiến dân tình b.ỏng m.ắt khi khoe loạt ảnh để lộ đôi chân dài thương hiệu.

Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về

Góc tâm tình

16:41:42 28/06/2024
Mẹ tôi vẫn thản nhiên ăn cơm, mặc kệ bố. Chuyện kì quặc trên đời tôi cũng thấy không ít rồi những mỗi ngày ở nhà tôi lại là một ngày tấu hề, cười đến muốn nội thương.

Khỏi "vắt óc" nghĩ tối nay ăn gì với thực đơn 30 bữa cơm nhà ngon tuyệt

Ẩm thực

16:07:02 28/06/2024
Dù không nhận mình là người quá đảm đang, khéo léo nhưng mỗi bữa cơm chị Thanh (Hà Nội) luôn dồn hết tâm huyết và tình cảm của mình. Vì vậy với cả gia đình chị, cơm nhà luôn là nhất!

Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi

Sao việt

16:05:44 28/06/2024
Gương mặt nghiêm túc, khá căng thẳng của Hoa hậu Đỗ Hà khi ngồi cạnh Hoa hậu Ý Nhi đang là chủ đề được bàn tán xôn xao.

Phim hay nhất sự nghiệp của "ngọc nữ" Son Ye Jin: Câu chuyện về tình thân xen lẫn nước mắt và tiếng cười

Phim châu á

16:00:06 28/06/2024
Đây là một trong những bộ phim điện ảnh hay bậc nhất trong sự nghiệp của Son Ye Jin. Tác phẩm này rất phù hợp để xem vào Ngày gia đình .

Bà ngoại 70 t.uổi không biết chữ, 2 lần đưa cháu đi thi vì một ước mơ

Netizen

15:46:50 28/06/2024
Dù đã 70 t.uổi nhưng bà Nguyễn Thị Hiền, sinh sống tại H.Bình Chánh (TP.HCM), vẫn lái xe chở cháu ngoại là Lê Diễm Quỳnh, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Q.3), đi thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây là lần thứ 2 bà Hiền đưa cháu đi thi t...