Thụy Điển tạm dừng tiến trình xin gia nhập NATO
Ngày 28/1, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết tiến trình xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của nước này đã tạm dừng.
Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tại cuộc họp báo ở Riga, Latvia ngày 27/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tân Hoa xã, chia sẻ với tờ Expressen, Ngoại trưởng Billstrom nói: “Một số sự kiện xảy ra trong những tuần qua đã làm quá trình tạm thời phải dừng lại”. Ông cũng cho biết thêm rằng Chính phủ Thụy Điển sẽ tập trung đầu tư cho lĩnh vực năng lượng và cần thời gian để thúc đẩy trở lại việc xin gia nhập NATO.
Cũng theo quan chức này, Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã nỗ lực trong những tuần qua để giải quyết những vấn đề căng thẳng liên quan và điều này cần một thời gian để vấn đề lắng xuống.
Tuần trước, một cuộc biểu tình đã diễn ra gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm (Thụy Điển), trong đó có hành động của chính trị gia cánh hữu Stram Kurs Rasmus Paludan – một người có quan điểm chống người nhập cư – đốt bản sao kinh Koran. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích với ngôn từ mạnh nhất có thể đối với hành động này. Theo Ankara, hành động chống lại đạo Hồi, nhắm mục tiêu vào người Hồi giáo và xúc phạm các giá trị thiêng liêng, dưới vỏ bọc tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo Thụy Điển rằng họ không nên mong đợi ủng hộ của Ankara để gia nhập NATO sau sự kiện. Trong một cuộc khảo sát gần đây của hãng tin Anadolu, 92,5% số người được hỏi ở Thổ Nhĩ Kỳ nói “Không” với việc chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO.
Tháng 5 năm ngoái, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Theo quy định, đơn này cần được sự chấp thuận của toàn bộ 30 nước thành viên của NATO. Hiện đã có 28 nước chấp thuận việc này. Hungary cho biết nước này dự kiến sẽ chấp thuận đơn xin gia nhập của Phần Lan vào tháng 2/2023. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Phần Lan và Thụy Điển che giấu các tay súng mà Ankara truy nã, vì vậy cho rằng hai nước này cần làm nhiều hơn nữa trước khi đơn xin gia nhập NATO được chấp thuận.
Phản ứng cứng rắn mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc gia nhập NATO của Thụy Điển
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh báo Thụy Điển rằng họ không nên mong đợi sự hậu thuẫn của nước này để gia nhập NATO sau vụ đốt kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại Ankara ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 23/1, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã chỉ trích Thụy Điển, nói rằng Stockholm không thể hy vọng sự hỗ trợ từ Ankara trong nỗ lực trở thành thành viên NATO vì đã cho phép "những kẻ ủng hộ khủng bố" và những người khác tự do thực hiện các hành động khiêu khích.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp Nội các ở thủ đô Ankara đầu tuần này, ông Erdogan đã lên án cuộc biểu tình của nhà hoạt động chống Hồi giáo người Đan Mạch-Thụy Điển Rasmus Paludan khi đốt một bản kinh Koran trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ và "đưa ra một bài phát biểu thù địch với sự cho phép của Chính quyền Thụy Điển dưới sự bảo vệ của cảnh sát".
"Nếu họ không tôn trọng tôn giáo của người Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Hồi giáo, họ sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chúng tôi đối với tư cách thành viên NATO", ông Erdogan nói, đồng thời lưu ý rằng Thụy Điển không thể nhận được sự ủng hộ của Ankara về tư cách thành viên NATO sau các sự kiện trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ.
"Điều đó sẽ không xảy ra", Tổng thống Erdoan nói.
Những bình luận trên của ông Erdogan càng khiến triển vọng gia nhập NATO của Thụy Điển (và Phần Lan) trở nên mong manh, trước cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5 tới.
Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là những thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn quyết định lịch sử của hai nước Bắc Âu nhằm phá vỡ truyền thống không liên kết quân sự của họ để phản ứng với cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra.
Thụy Điển đã phản ứng rất thận trọng trước bình luận mới nhất của ông Erdogan. "Tôi không thể bình luận về tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Trước hết, tôi muốn tìm hiểu chính xác những gì đã được đưa ra", Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom nói với hãng tin TT.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một loạt điều kiện cứng rắn, bao gồm yêu cầu Thụy Điển dẫn độ hàng chục nghi phạm chủ yếu là người Kurd mà Ankara cáo buộc là "khủng bố" hoặc dính líu đến cuộc đảo chính bất thành năm 2016.
Thụy Điển cũng đã thực hiện một loạt động thái với Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành thành viên NATO với một loạt các chuyến thăm của các bộ trưởng hàng đầu tới Ankara. Stockholm cũng đã thực hiện việc sửa đổi hiến pháp để có thể thông qua luật chống khủng bố cứng rắn hơn theo yêu cầu của Ankara.
Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ khi một nhóm nhỏ người Kurd treo một hình nộm của ông Erdogan bên ngoài tòa thị chính của thành phố Stockholm vào đầu tháng này. Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Thụy Điển và hủy chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển đến Ankara.
Indonesia phản ứng với vụ đốt kinh Koran tại Thụy Điển Ngày 24/1, Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới này để phản đối vụ việc một nhà hoạt động cực hữu đốt kinh Koran ở Stockholm vào cuối tuần qua. Biểu tình bên ngoài sứ quán Thụy Điển ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối hành động...