Thủy điện sẽ xả 5,7 tỉ m3 nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân
EVN vừa thông báo kế hoạch xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông – Xuân. Theo đó, trong 18 ngày của 3 đợt xả, tổng lượng nước từ các nhà máy thủy điện xuống hạ lưu khoảng 5,7 tỉ m3. Sau đợt xả đầu, còn 2 đợt xả nữa trong thời gian tới.
Trong các đợt xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân, mực nước ở các sông sẽ ở mức 2,2m, đảm bảo cho các trạm bơm bơm nước vào kênh thủy lợi. Ảnh: PV
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, kết thúc đợt xả nước đầu tiên để phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân, đã có 29,5% tổng diện tích gieo cấy đã được cấp nước. Các đợt xả tiếp theo sẽ lần lượt từ 0 giờ ngày 28.1 đến 24 giờ ngày 4.2 và từ 0 giờ ngày 9.2 đến 24 giờ ngày 14.2.
Đại diện EVN, ông Nguyễn Quốc Chính – Phó trưởng Ban Kỹ thuật – Sản xuất cho biết: “Tổng lượng nước xả từ các nhà máy thủy điện xuống hạ lưu khoảng trên 5,7 tỉ m3 được thực hiện trong 18 ngày. Trung bình mỗi ngày xả của nhà máy điện là khoảng 200 triệu m3. Vào mùa khô, có thêm vài trăm triệu m3 nước sẽ giúp ngành điện tiết kiệm được chi phí rất lớn nếu so với huy động sản xuất điện từ dầu và khí.
Để đảm bảo mực nước ở Hà Nội đạt 2,2m, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã tăng cường phát điện, bổ sung nước cho hạ du từ 0h ngày 13.1, trước thời điểm lấy nước chính thức 3 ngày. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 1 khoảng 1,48 tỉ m3. EVN sẽ tiết kiệm tối đa lượng nước xả nhưng vẫn đảm bảo phục vụ cho gieo trồng vụ Đông Xuân.
Trong đợt 2 và 3, Tổng cục Thủy lợi cần chỉ đạo các địa phương phải lấy nước tối đa từ các sông và thực hiện các biện pháp giữ nước. Với việc tưới dưỡng của các địa phương sau các đợt xả, nếu Tổng cục Thủy lợi có yêu cầu, chúng tôi cũng sẽ đảm bảo cấp đủ nước phục vụ việc tưới dưỡng này”, ông Chính thông tin.
Video đang HOT
Đại diện EVN cũng khẳng định đã chỉ đạo để trước, trong và sau thời gian xả nước 20 ngày, đảm bảo không cắt điện trong bất cứ địa phương nào. Đồng thời, ngành điện cũng lên các phương án đảm bảo cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất. Trên thực tế, EVN và các đơn vị thành viên không nhận được báo cáo về việc mất điện trong đợt xả nước đầu tiên.
Số liệu của Tổng cục Thủy lợi cho biết, tổng diện tích gieo cấy đã được cấp nước tính đến kết thúc đợt 1 xả nước là 180.190 ha, đạt 29,5% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch và cao hơn 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các địa phương diện tích có nước đạt cao là: Nam Định 71,5%, Phú Thọ 62,9%, Ninh Bình 59,7%, Hà Nam 43,7%, Hải Dương 23,73%, Thái Bình 23% và Vĩnh Phúc 20,8%.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng đại diện Tổng cục Thủy lợi khẳng định, việc lấy nước năm nay có khó khăn là đợt 2 và đợt 3 khá sát với Tết Nguyên Đán nhưng phù hợp với lịch gieo cấy. Nếu có đợt xả nước sau Tết thì sẽ không phù hợp với lịch gieo cấy. Đề nghị các địa phương và bà con tranh thủ lấy nước tối đa trong các đợt xả nước, tuyệt đối không phát sinh nhu cầu lấy nước bổ sung” – ông Hùng nói.
ĐỨC THÀNH
Theo Laodong
Thủy điện xả nước để đón lũ mới, dân hạ du tưởng xả lũ
Chiều tối ngày 5/12, một số hộ dân vùng hạ du sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn cho biết, họ kê dọn đồ đạc trong nhà vì nghe thông tin thủy điện ở thượng nguồn xả lũ trong đêm.
Lúc 19h ngày 5/12, một người dân ở xã Điện Phong (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) gọi điện cho PV Dân trí hỏi thông tin, có thủy điện nào ở thượng nguồn xả lũ hay không mà nhiều người dân ở xã tất bật kê đồ đạc lên cao vì nghe nói tối nay nước sẽ dâng.
Thủy điện Sông Tranh 2 xả với lưu lượng từ 1.400-2.700m3/s để tạo dung tích đón lũ mới
Xác nhận với một số người dân vùng Gò Nổi gồm 3 xã Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang (còn gọi là vùng Gò Nổi, thị xã Điện Bàn), PV cũng nhận được thông tin người dân ở đây đang tiến hành dọn đồ đạc để... chạy lũ. Gò Nổi là vùng ven sông Thu Bồn, là nơi thấp trũng của thị xã Điện Bàn nên cũng dễ bị ngập lụt.
PV tiếp tục liên lạc với một số hộ dân ở các xã thấp trũng ven sông Vu Giang và Thu Bồn của huyện Đại Lộc cũng nhận được thông tin tương tự. Từ chiều ngày 5/12, người dân cũng có nghe thông tin tối cùng ngày thủy điện sẽ xả lũ nên tiến hành di dời đồ đạc trong nhà, đưa giá súc, gia cầm đi tránh lũ ở các vùng cao ráo.
Tuy nhiên, lúc 20h30 ngày 5/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Lân - Phó Giám đốc Công ty thủy điện Sông Tranh (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Tranh 2) - cho biết, đơn vị đang xả nước trong hồ để tạo dung tích đón lũ mới.
"Công ty Thuỷ điện Sông Tranh có thông báo đến các cơ quan, đơn vị hồ thủy điện Sông Tranh 2 sẽ tiến hành xả nước qua tràn để hạ mực nước hồ về cao trình 172m nhằm tạo dung tích đón lũ, giảm lũ cho khu vực hạ du trong thời gian tới. Thời gian bắt đầu thực hiện vận hành cửa van lúc 20h ngày 5/12/2016", ông Lân cho biết.
Những cơn lũ vừa qua do mưa lớn và thủy điện xả làm ngập đường ở huyện Đại Lộc
Theo ông Lân, tại thời điểm vận hành xả tràn lúc 20h ngày 5/12, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 ở cao trình 174,7 m, lưu lượng nước về hồ gần 850m3/s, lưu lượng nước qua máy để phát điện là 198m3/s và lưu lượng nước xả tràn từ 1.400-2.700m3/s (lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng về). "Mục đích xả tràn là để hạ mực nước hồ về mực nước đón lũ là 172m", ông Lân nói.
Theo thông báo của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam dự báo lưu lượng nước về hồ thủy điện Sông Tranh 2 trong thời gian 12 giờ tới dao động ở mức cao. Lúc 13h ngày 5/12, lưu lượng nước về hồ đạt 950,31m3/s, mực nước trong hồ ở mức 174,71m. Lưu lượng nước về dao động từ 800 - 1.500m3/s và mức nước tại Trạm thủy văn Câu Lâu là 1,83m (dưới báo động 1).
Chiều ngày 5/12, ông Huỳnh Tấn Đức - Phó Trưởng ban BCH PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam - đã gửi công văn cho Công ty thủy điện Sông Tranh về việc vận hành hạ mực nước hồ về mực nước đón lũ.
Theo đó, BCH PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty thủy điện Sông Tranh vận hành hạ mực nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh về mực nước đón lũ từ 20h ngày 5/12. Theo đó, khi mực nước hồ đạt cao trình 172m, BCH PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam yêu cầu vận hành lưu lượng xả bằng lưu lượng về. Khi đang thực hiện vận hành, nếu mực nước tại Trạm thủy văn Câu Lâu bằng 3m thì vận hành lưu lượng xả bằng lưu lượng về để duy trì mực nước hồ hiện tại.
Công Bính
Theo Dantri
Miền Bắc sẵn sàng đón nước từ hồ thuỷ điện về đồng ruộng Những ngày này, các tỉnh miền Bắc đang tất bật chuẩn bị mọi công tác để sẵn sàng đón nước từ hồ thủy điện về đồng ruộng. Trao đổi với NTNN, ông Trần Xuân Định (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết nguồn nước năm nay rất dồi dào, việc lấy nước đổ ải sẽ thuận lợi, tiết...