Thụy Điển phát động chiến dịch toàn cầu chống nhập cư
Chính phủ Thụy Điển có kế hoạch thắt chặt nhập cư khi công bố một “chiến dịch thông tin quốc tế” nhằm ngăn cản người tị nạn đến nước này.
Phần Lan có thể gia nhập NATO mà không có Thụy Điển Phản ứng cứng rắn mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc gia nhập NATO của Thụy Điển Nga cáo buộc Thụy Điển ‘che giấu’ cuộc điều tra vụ nổ Nord Stream
Bộ trưởng Di cư Thụy Điển Maria Malmer Stenergard. Ảnh: THX
Mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 25/1 dẫn lời Bộ trưởng Di cư Maria Malmer Stenergard, đồng thời là lãnh đạo Đảng Dân chủ Thụy Điển cho biết, nước này (hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU) sẽ khởi động một chiến dịch nâng cao nhận thức để ngăn cản người di cư.
Là một phần trong kế hoạch giảm nhập cư vào Thụy Điển, Chính phủ nước này, được Đảng Dân chủ Thụy Điển (SD) cực hữu ủng hộ, tuyên bố rằng họ cần đầu tư nhiều hơn vào các nỗ lực thông tin ở nước ngoài.
Video đang HOT
Chiến dịch sẽ bao gồm công tác truyền thông nhằm vào các tòa soạn và hãng thông tấn nước ngoài cũng như các đại sứ quán nước ngoài ở Thụy Điển. Bộ trưởng Stenergard tuyên bố 76% người tị nạn đến các nước Bắc Âu vào năm 2019 đã đến Thụy Điển và con số này phải được giảm đáng kể.
“Chính phủ này đã được bầu với nhiệm vụ tạo ra một sự thay đổi trong chính sách di cư. Điều này đòi hỏi nhiều điều chỉnh lớn”, bà Stenergard cho biết tại cuộc họp báo. Theo bà Stenergard, thông tin tốt hơn có thể ngăn những người không được bảo vệ đến Thụy Điển và giảm bớt những đau khổ mà người di cư phải đối mặt.
“Ngày nay, hai phần ba số người đến châu Âu không có cơ sở để bảo vệ. Họ đặt cuộc sống của mình vào tay những kẻ buôn người tị nạn. Nếu họ được thông báo về các quy tắc, chúng tôi sẽ giảm nguy cơ đau khổ cho những người này”, bà Stenergard nhấn mạnh.
Kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 9 năm ngoái, đảng Trung hữu, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và đảng Tự do đã thành lập một chính phủ liên minh với sự ủng hộ của SD cực hữu nhưng kèm điều kiện phải thông qua phần lớn chính sách di cư cứng rắn của họ.
“Chính phủ Thụy Điển hiện đã có thỏa thuận này [với phe cực hữu] và họ phải tôn trọng điều đó. Bởi nếu không, Đảng Dân chủ Thụy Điển về cơ bản sẽ khiến chính phủ sụp đổ”, Giáo sư Tobias Hbinette tại Đại học Karlstad nói.
Quốc gia Bắc Âu 10 triệu dân này có trung bình 121.000 người nhập cư đến mỗi năm kể từ năm 2016, theo Văn phòng Thống kê Thụy Điển.
Thụy Điển cận kề mùa đông khắc nghiệt
Theo dự báo của Chính phủ Thụy Điển, tình hình kinh tế của quốc gia Bắc Âu này hiện rất ảm đạm và có khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.
Khu phố cổ giữa thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: AFP
Đài Sputnik (Nga) dẫn lời bà ElisabethSvantesson, Bộ trưởng Tài chính mới được bổ nhiệm của Thụy Điển, đưa tin: "Nền kinh tế của đất nước đang đối mặt với mùa đông khá khắc nghiệt. Chúng tôi chưa biết nó sẽ lạnh lẽo và khắc nghiệt đến mức nào".
Chính phủ dự đoán Thụy Điển sẽ bước vào cuộc suy thoái nghiêm trọng, với Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) giảm 0,4% trong năm 2023, cùng với nền kinh tế trì trệ. Theo ước tính, lạm phát trong năm tới có thể đạt 5,9%. Tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng vọt từ mức 6,5% hiện tại.
Trong bối cảnh đó, bà Svantesson đã thúc giục chính phủ thiết lập chính sách tài khóa cân bằng hiệu quả giúp giảm lạm phát cao và giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế nói chung. Bà nhấn mạnh thoát khỏi lạm phát không phải là nhiệm vụ chính của chính sách tài khóa, nhưng có thể kiểm soát tình trạng lạm phát đang hiện hữu.
Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển cũng cảnh báo người dân sẽ phải tiếp tục trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn trong năm tới. Đồng thời, bà nói rằng kích cầu không phải là lựa chọn trong hoàn cảnh hiện nay, vì chắc chắn điều đó sẽ khiến lạm phát gia tăng.
Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát vào tháng 10 của Công ty nghiên cứu Sifo, hơn một nửa người Thụy Điển tham gia khảo sát (chiếm 51%) trả lời rằng họ nhận thấy tương lai đen tối hoặc rất đen tối. Cứ 10 người được hỏi, có tới 7 người lo ngại nhiều công ty ở Thụy Điển sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, 6 trong 10 người lo lắng tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội sẽ tăng lên và 2/3 lo ngại về chi phí chi tiêu gia đình sẽ tăng cao.
Đánh giá mới của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia cũng cho thấy sự bi quan của các hộ gia đình Thụy Điển trong 12 tháng tới. Chuyên gia Toivo Sjrén của Sifo nói với truyền thông: "Chúng tôi tin rằng có một số lý do khác nhau gây ra tình trạng này, gồm cả vấn đề kinh tế, an ninh và chính trị".
Nền kinh tế Thụy Điển đang gặp khó khăn do hậu quả của các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Nga. Tỷ lệ lạm phát tổng thể ở Thụy Điển đã đạt mức kỷ lục 9,7% vào tháng 9, mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Swedbank, một trong những ngân hàng lớn nhất quốc gia, mô tả kinh tế hộ gia đình ở Thụy Điển đang trong giai đoạn tồi tệ nhất kể từ những năm 90. Nhà kinh tế trưởng Mattias Persson thậm chí đã dự đoán nguy cơ "ngừng tiêu thụ hoàn toàn" trong một mùa đông khó khăn và lạnh giá.
Thụy Điển nhượng bộ về dẫn độ để đổi lấy sự ủng hộ gia nhập NATO Thụy Điển đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông đến Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh các cuộc đàm phán khó khăn để gia nhập NATO. Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Ann Linde. Ảnh: EPA Chính phủ Thụy Điển mới đây đã quyết định cho phép dẫn độ một người đàn ông bị truy nã về Thổ Nhĩ...