Thủy điện Lai Châu chạy đua với thời gian
Thủy điện Sơn La đã suôn sẻ, đang hoàn thành thử nghiệm, hồ sơ quyết toán công trình; với thủy điện Lai Châu, công việc vẫn đang ngổn ngang… – Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo về 2 dự án thủy điện lớn cuối cùng trên bậc thang Sông Đà…
Dự án thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư giữa năm 2001, kế hoạch hoàn thành toàn bộ vào năm 2015. Hiện dự án đã hoàn thành hầu hết các hạng mục công việc. Công trình đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước nghiệm thu, đã khánh thành vào cuối năm 2012.
Từ khi phát hiện tổ máy số 1 (tháng 12/2010), tổ máy số 2 (tháng 4/2011), tổ máy số 3 (tháng 8/2011), tổ máy số 4 (tháng 12/2011), tổ máy số 5 (tháng 4/2012), tổ máy số 6 (tháng 9/2012), công tác vận hành nhà máy và công trình đảm bảo an toàn.
Thủy điện Sơn La đã hoàn thành sau 10 năm thi công với tổng số vốn hơn 60.000 tỷ đồng.
Tính đến tháng 9 năm nay, nhà máy thủy điện Sơn La đã cung cấp gần 19 tỷ kWh cho hệ thống điện, góp phần đáp ứng điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy đang được tiếp tục xem xét, xử lý. Cơ quan chức năng cũng đang tiến hành lập hồ sơ quyết toán công trình. Đến tháng 7/2013 đã hoàn thành hồ sơ quyết toán gần 8.000 tỷ đồng so với tổng giá trị 26.600 tỷ đồng tổng mức đầu tư điều chỉnh (không kể lãi vay trong thời gian xây dựng).
Về việc triển khai các công trình giao thông tránh ngập, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết Bộ GTVT đã phê duyệt quyết toán dự án đầu tư xây dựng cầu Pá Uôn, đang xem xét phê duyệt hồ sơ quyết toán đoạn tránh ngập quốc lộ 12 và cầu Hang Tôm.
Đánh giá chung về dự án, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ghi nhận các bộ ngành địa phương và các đơn vị tham gia xây dựng dự án thủy điện Sơn La đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả. Đã nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng, vận hành an toàn cho nhà máy. Đến nay, nhà máy đã cung cấp nguồn điện lớn cho hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên, điểm “phê” là việc thực hiện quyết toán các dự án thành phần đã hoàn thành, công tác thu hồi đất và giao đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên và công tác xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề cho các hộ tái định cư phi nông nghiệp của cả 3 tỉnh nằm trong dự án vẫn còn chậm so với cầu tiến độ.
Thời gian tới, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, nhà máy sẽ hoàn thành công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy và cơ bản hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình trong năm 2013.
Video đang HOT
Dự án thủy điện Lai Châu, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư cuối năm 2009, khởi công xây dựng cuối 2010, mục tiêu phát điện tổ máy số 1 năm 2016, hoàn thành công trình năm 2017.
Công trình thi công xây dựng thủy điện Lai Châu.
Hiện nhà thầu cơ bản hoàn thành công tác đào hố móng các công trình chính, bắt đầu đổ bê tông đầm lăn từ đầu tháng 3/2013 và đổ bê tông nhà máy từ đầu tháng 4. Việc đổ bê tông đầm lăn đập lòng sông, bê tông nhà máy và cửa nhận nước đang được tập trung triển khai.
Đơn vị thi công cũng đang lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công cửa nhận nước và hạ lưu nhà máy, khoan phun gia cố nền và màng chống thấp khu vực đập vai trái và đập lòng sông, đào và đổ bê tông vỏ các hầm tiêu nước ở 2 bờ vai đập, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, đường thi công nội bộ…
Công tác thiết kế dự án, đã hoàn thành thẩm định và phê duyệt tổng dự toán xây dựng công trình vào cuối quý II vừa qua. Công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công một số hạng mục bị chậm so với tiến độ yêu cầu.
Công tác đấu thầu cung cấp thiết bị công nghệ, chủ đầu tư đã phê duyệt kết quả chỉ định thầy gói thầu thi công xây dựng công trình chính, đang xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu cung cấp trạm phân phối 500kV, tổ chức mời thầu cung cấp 3 máy biến áp, đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu thiết kế chế tạo cung cấp lắp đặt và vận hành các loại cầu trục. Các đơn vị liên quan đã vận chuyển về công trường thiết bị quan trắc đợt I và 68 tấn thiết bị cơ khí thủy công cửa nhận nước, 37 tấn thiết bị cơ khí thủy công đường ống áp lực.
Công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo quy định.
Về việc thu xếp vốn và giải ngân, hiện EVN đã ký hợp đồng vay 14.500 tỷ đồng cho dự án từ các ngân hàng thương mại trong nước và đang tiếp tục đàm phán hợp đồng vay tín dụng nước ngoài cho gói thầu cơ điện.
Công trình đang được giải ngân bằng các nguồn vốn vay Quỹ bảo hiểm xã hội, vay ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và vốn tự có của EVN. Tính trong 7 tháng đầu năm, tổng giá trị giải ngân đạt 2.452 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng công trình là 2.113 tỷ đồng, vốn phục vụ di dân tái định cư là 117 tỷ đồng, vốn làm đường giao thông tránh ngập tỉnh lộ 127 đoạn qua Mường Tè – Pắc Ma là 222 tỷ đồng.
Bộ trưởng Công thương khẳng định công tác thi công công trình chính đang bám sát mục tiêu tiến độ. Công tác đầu thầu, cung cấp thiết bị công nghệ và giải ngân cơ bản đáp ứng. Chỉ có việc triển khai các dự án thành phần tại khu tái định cư vẫn chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch di dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Dù nhiều sự cố vỡ đập, chủ thủy điện vẫn làm chiếu lệ
"Mặc dù đã có những sự cố vỡ đập song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn chủ quan, thực hiện quy định đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ" - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng báo cáo về kết quả rà soát các công trình thủy điện.
Nhiều sự cố vỡ đập thủy điện liên tiếp xảy ra gần đây.
Đánh giá chung về việc phát triển thủy điện, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, đối với quy hoạch thủy điện bậc thang (trên dòng chính các sông lớn, chủ yếu có quy mô công suất lớn hơn 30MW) đến nay có 113 dự án được cho phép đầu tư xây dựng. Bước đầu, chất lượng các quy hoạch này cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Đến nay, có 56 dự án đã đưa vào vận hành khai thác với công suất phát điện gần 15.000 MW, 27 dự án đang lắp máy, 31 dự án đang thi công, 17 dự án đang nghiên cứu, 7 dự án chưa có chủ trương đầu tư do còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường xã hội. Có 2 dự án đã loại khỏi quy hoạch do tác động tiêu cực lớn được cảnh báo.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sau khi có báo cáo đánh giá tác động của Bộ TN-MT cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ Công thương đã loại bỏ 2 dự án này khỏi quy hoạch.
Bộ trưởng Hoàng khẳng định, các nhà máy thủy điện này đã góp phần đáng kể trong việc cung cấp điện năng điều tiết bổ sung lưu lượng về mùa kiệt, cắt giảm lũ cho hiệu quả cho hạ du.
Quy hoạch thủy điện nhỏ thì chủ yếu nằm trên các sông, suối nành với độ dốc lớn, lòng dẫn hẹp nên phần chính là để khai thác lưu lượng và chênh cao địa hình tự nhiên, không xây dựng được đập cao, hồ chứa lớn. Do đó, hầu hết các dự án chi có nhiệm vụ phát điện, chỉ một số ít có khả năng kết hợp cấp nước tưới, điều tiết bổ sung lưu lượng về mua kiệt, giảm lũ nhỏ và làm chậm lũ cho hạ du.
Chất lượng quy hoạch thủy điện nhóm này bộc lộ khá nhiều hạn chế, không ít dự án phải điều chỉnh sơ đồ khai thác và quy mô trong quá trình đầu tư. Một số dự án không đảm bảo khả thi do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết như giao thông, lưới điện...
Về công tác vận hành các hồ chứa thời gian qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng báo cáo, nhìn chung, các hồ chưa đều nghiêm túc thực hiện các quy định, nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du. Trách nhiệm của các chủ hồ đã được đề cao, chủ động tổ chức thực hiện dự báo lưu lượng nước, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin, thông báo xả lũ, xây trạm quan trắc...
Ở Bắc Bộ, việc vận hành các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà (từ năm 2000), Tuyên Quang (có thêm năm 2008), Sơn La (có thêm năm 2011) rất chặt chẽ, cấp nước có hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp.
Tại miền Trung và Tây Nguyên, trong mùa lũ năm 2012 và mùa kiệt năm 2013, lưu lượng về các hồ chứa thấp hơn trung bình nhiều năm, khô hạn lịch sử trong vòng gần 40 năm xảy ra. Nhiều hồ chứa vừa và nhỏ đã bị cạn kiệt, gây thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh thành, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân (đặc biệt là các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận).
Nhiều khó khăn đã được Bộ Công thương báo cáo cụ thể như thủy điện nhỏ, đầu tư thấp, hồ xây dựng nhỏ nên hiệu ích tổng hợp vừa phát điện vừa điều tiết nước không cao. Một số trường hợp việc khai thác thủy điện theo hình thức chuyển dòng, tuy đem lại hiệu quả cao về khả năng khia thác thủy năng nhưng cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp về nguồn nước (như thủy điện Đắk Mi 4 và An Khê - Ka Nắk).
Về công tác quản lý an toàn đập thủy điện, người đứng đầu Bộ Công thương đánh giá, với 59 nhà máy thủy điện công suất trên 30MW đều đã thực hiện nghiêm túc quy định. Có 37 đập đã được kiểm định khi đến kỳ, 40 đập đã được cắm mốc xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, 35 đập có phương án bảo vệ đã được phê duyệt, 49 đập có phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn được duyệt...
Đối với các nhà máy có công suất nhỏ hơn, một số chủ đập chưa thực hiện đầy đủ quy định về quản lý an toàn đập. Có 34 đập chưa thực hiện kiểm định, tính toán dòng chảy lũ, khả năng xả lỹ của hồ chứa dù đã quá kỳ kiểm định. 76 đập chưa xây dựng phương án bảo vệ đập, 62 đập chưa có phương án phòng chống lụt bảo đảm bảo an toàn đập.
"Qua công tác kiểm tra thực tế tại các hồ đập thủy điện, cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là đối với các thủy điện vừa và nhỏ. Mặc dù đã có những cảnh báo, những sự cố vỡ đập xảy ra song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn còn chủ quan, thực hiện các quy định để đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ. Công tác kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng tại địa phương còn hạn chế" - báo cáo của Bộ Công thương nêu rõ.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đã tiến thành rà soát hệ thống công trình thủy điện. Kết quả rà soát đến tháng 9/2013, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang, 418 dự án thủy điện nhỏ do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường, xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch/dự án ưu tiên khác. Đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện khác. Bộ Công thương cũng tạm dừng đầu tư xây dựng đối với 4 dự án thủy điện bậc thang (208 MW) và 132 thủy điện nhỏ. Các dự án cần tiếp tục rà soát đánh giá gồm 149 dự án thủy điện nhỏ, 9 dự án thủy điện bậc thang (551 MW). Sau khi loại bỏ bớt, cả nước hiện còn lại 815 dự án, trong đó đã vận hành phát điện 268 dự án (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017.
P.Thảo
Theo Dantri
Quốc hội chất vấn: Nóng chuyện tồn kho, xăng dầu, thủy điện... Tại buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sáng 12.11, nhiều đại biểu (ĐB) đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến hàng tồn kho, xăng dầu, chất lượng hàng nông sản, dự án thủy điện... Tồn kho còn nhiều ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công thương trong vấn...