Thủy điện giảm xả lũ, vùng hạ du thở phào
Ông Đặng Văn Tuần, Tổng giám đốc CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ cho biết, đến 16h ngày 17-11, lượng nước đổ về hồ thủy điện Sông Ha Hạ chỉ còn hơn 2.000m3/s. Mực nước trong lòng hồ ở độ cao gần 105m ( cao trình thiết kế 105m); thủy điện xả lũ tổng lưu lượng 1.600m3/s (trong đó chạy máy 400m3/s), giảm 2.100m3/s so với ngày 16-11.
Trước đó, theo ông Tuần, nếu có mưa lớn ở Tây Nguyên, kết hợp các thủy điện ở bậc thang trên thượng nguồn sông Ba xả lũ lớn, nước đổ về thủy điện sông Ba Hạ đạt đỉnh lũ, thì dự kiến trong đêm 17 đến ngày 18-11, thủy điện Sông Ba Hạ sẽ xả lũ khoảng 5.400m3/s. Tuy nhiên, đến chiều 17-11, lượng nước đổ về hồ thủy điện chỉ còn hơn 2.000m3/s, giảm hơn 300m3/s so với ngày 16-11; trong khi đó nước trên sông Ba đang xuống, vì vậy lưu lượng xả lũ của thủy điện sông Ba Hạ về hạ du tiếp tục giảm dần.
Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều 18-11, mực nước sông Ba tại Củng Sơn ở mức 31,22m (dưới báo động II: 0,78m), tại Phú Lâm 21,18m (trên báo động I: 0,48m); nước sông Bàn Thạch và Kỳ Lộ đang giảm nhanh. Dự báo, đến tối ngày 17-11, lũ trên sông Ba xuống chậm và dao động ở mức báo động I đến báo động II và tiếp tục giảm dần trong ngày 18-11. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo, các địa phương không nên chủ quan, mà cần đề phòng sạt lở đất tạ các vùng ven sông, ngập lụt.
Chiều 17-11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN các huyện Sông Hinh và Sơn Hòa vẫn bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực dân cư ven sông Ba thuộc các xã Đức Bình Đông, Đức Hình Tây, Sơn Giang (Sông Hinh), Sơn Hà, Suối Trai, Ea Chà Rang, TT Củng Sơn (Sơn Hòa) theo dõi tình hình nước lũ, không cho người dân qua lại, đánh bắt cá, vớt củi trên sông.
Theo ANTD
Nước lũ kéo sập cầu Bình Định, quốc lộ 1 bị chia cắt
Lúc 5h sáng 16/11, cầu Bình Định (trên quốc lộ 1A, đoạn qua P.Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Bịnh) bị sập đoạn dài 20m. Hai người đang đi trên cầu bị rớt xuống suối, Quốc lộ 1A bị chia cắt hoàn toàn.
Bình Định: Cầu bị sập, Quốc lộ 1A bị chia cắt
Đến sáng nay, 16/11, nước lũ từ thượng nguồn vẫn đổ về đã nhấn chìm nhiều huyện trong tỉnh Bình Định. Vào lúc 5 giờ sáng, một cây cầu trên quốc lộ 1a đoạn qua P.Bình Định, thị xã An Nhơn (Bình Định) bị sập đoạn dài 20m. Khi cầu sập, có 2 người đang đi bên trên nên bị rớt xuống suối sâu. Tuy nhiên, 2 nạn nhân bám được vào cành cây và bơi vào bờ an toàn.
Theo Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bình Định, đến nay đã có 10 người dân trong tỉnh bị chết và mất tích do lũ lụt.
Nước ngập khắp TP.Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Tuổi Trẻ
Video đang HOT
Người dân lên đường ray xe lửa để tránh lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Quảng Nam: Nước ngập sâu, sản phụ không thể nhập viện
Hồ thủy lợi Phú Ninh đã xả lũ từ chiều qua đổ về sông Bàn Thạch (TP.Tam Kỳ) nối với sông Trường Giang, đã gây ngập cục cục bộ xã Tam Xuân 1 (huyện Núi Thành) và xã Tam Phú, P.An Phú, Phước Hòa, Hòa Hương của TP.Tam Kỳ.
Đứng trên cầu Nam Quảng Nam, nhìn ra xa chỉ thấy toàn nước lũ đục ngầu bao vay tứ phía. Hàng trăm hộ dân thôn Phú Tân của xã Tam Xuân 1 sống dọc triền sông Bàn Thạch bị nước lũ từ hồ thủy lợi Phú Ninh đổ về trở tay không kịp. Có nhiều nhà nước vào ngập gần tới nóc.
Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề biển và chài lưới nên nhiều hộ có nhà thấp bị ngập đã di chuyển người già, trẻ em lên ghe thuyền ở tạm. Người dân Phú Tân dùng ghe máy nhỏ, ghe chèo để đi trên đường.
Đối diện với làng Phú Tân bị nước lũ bao vây, cô lập hoàn toàn là xóm làng hến Tân Phú của xã Tam Phú (TP.Tam Kỳ, dọc sông Bàn Thạch) cũng bị nước lũ tấn công. Những ngôi nhà sát sông Bàn Thạch đã ngập sâu.
Con đường bê tông vào làng nghề tàu sửa tàu thuyền xóm thuyền (Tam Phú), dọc sông Bàn Thạch đã ngập sâu hơn 1m.
Trong khi nước lũ từ hồ thủy lợi Phú Ninh đổ về chảy rất mạnh ngay ngã 3 sông nguồn, nhưng người dân xóm thuyền vẫn chèo ghe ra dòng sông chảy xiết để đánh lưới, thả lồng.
Đến 8h sáng nay, nước lũ cũng gây ngập tuyến đường nội thị Phan Châu Trinh ở TP.Tam Kỳ ngay đoạn ngã tư Phan Châu Trinh - Trần Cao Vân.
Theo ghi nhận, tại các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc và TP.Hội An có nhiều địa bàn bị ngập cục bộ, chia cắt hoàn toàn. Nước từ các Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện A Vương đổ về làm người dân trở tay không kịp, trong đêm hôm qua đến sáng nay thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại Lộc bị ngập.
Tại huyện Duy Xuyên, chị Hồ Thị Thúy Hồng (ngụ thôn Lệ Bắc, xã Duy Châu) chuyển dạ vào lúc 18h tối qua (15/11) giữa lúc lũ đang lên, nước bao vây trạm y tế xã nên đến sáng nay chị mới được chuyển xuống bệnh viện huyện. Tuy nhiên, người nhà sản phụ cho biết, đến 9h sáng nay cano đưa chị đi vẫn còn kẹt ở cầu Chiêm Sơn (xã Duy Trinh) vì nước chảy quá siết. "Chúng tôi chờ cano cấp cứu của bệnh viện huyện đưa lên. Sốt ruột quá nhưng không biết làm sao", anh Hồ Văn Chinh, anh ruột chị Hồng, cho biết.
Lũ đã cô lập nhiều xóm làng ở tỉnh Quảng Nam.
Nội thị TP.Tam Kỳ cũng bị chia cắt.
Nước lũ làm ngập nhà, đường nên người dân dùng ghe để đi lại.
Quảng Ngãi: Lên nóc nhà tránh lụt
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đêm qua lũ trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận và Kon Tum và Gia Lai đã đạt đỉnh và đều ở trên mức BĐ3 0,2 - 3,65m. Cụ thể sông Bồ tại Phú Ốc 4,52m, trên BĐ3 0,02m; sông Hương tại Kim Long 3,25m, dưới BĐ3 0,25m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 10,00m, trên BĐ3 1,00m; sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc 8,76m, trên BĐ3 2,26m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,40m; sông Vệ tại trạm Sông Vệ 6,03m, trên BĐ3 1,53m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,04m.
Hiện mực nước tại nhiều sông, suối ở miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu rút chậm. Nhiều hộ dân di dời đã bắt đầu trở về. Trong khi đó tại đồng bằng, đặc biệt là các địa phương dọc sông Trà Khúc như TP.Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức... nước lại bắt đầu dâng lên ngày một cao. Nhiều gia đình đã phải đưa trâu, bò lên phố để tránh lũ.
Nước lũ đến sáng nay, 16/11, vẫn còn bao vây, người dân thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh phải leo lên nóc nhà tránh lụt.
Nước ngập quốc lộ 1A.
Tại huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh nhiều tuyến đường bị chia cắt, người dân không thể đi lại.
Lực lượng cảnh sát giao thông lập chốt để không cho mọi người qua những đoạn đường nguy hiểm.
Đưa trâu bò, heo lên đường để tránh lũ.
Theo Tri thức
Thủy điện xả lũ, dân vùng hạ du đề phòng lũ quét Sáng 16/11, ông Đặng Văn Tuần, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ cho biết, nếu đạt đỉnh lũ, Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ sẽ nâng mức xả lũ lên 5.000 m3/giây, dẫn đến nước sông Ba sẽ tiếp tục dâng, vùng hạ du cần đề phòng lũ quét. Sáng cùng này, nhà máy thủy điện Sông...