Thủy điện Gia Lai tăng vốn gấp rưỡi, dồn lực cho điện mặt trời áp mái
Thủy điện Gia Lai, một mắt xích trong mảng năng lượng của “nhà” Thành Thành Công dự kiến sẽ tăng mạnh vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán là 25.000 đồng/cp, gấp 2,5 lần mệnh giá nhưng vẫn thấp hơn thị giá hiện tại.
Phần lớn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu sẽ dồn cho điện mặt trời áp mái
CTCP Thủy điện Gia Lai (mã GHC – UPCoM) vừa phê duyệt thay đổi phương án sử dụng vốn trong kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo phương án đã trình ĐHĐCĐ thông qua hồi tháng 12/2019, Thủy điện Gia Lai dự kiến phát hành 10,25 triệu cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp này lên gấp rưỡi (307,5 tỷ đồng). Giá chào bán mỗi cổ phiếu là 25.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến giúp công ty ghi nhận thêm 153,75 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần nếu phân phối thành công.
Doanh nghiệp điện này hiện do CTCP Điện Gia Lai (mã GEG-HoSE) sở hữu hơn 58% vốn. Điện Gia Lai cũng được biết đến là doanh nghiệp hoạt động trong mảng năng lượng của “nhà” Thành Thành Công. Nếu thực hiện quyền mua, Điện Gia Lai ước tính sẽ bỏ ra gần 150 tỷ đòng.
Phương án phát hành trên vẫn được giữ nguyên, nhưng kế hoạch sử dụng số tiền 256,25 tỷ đồng huy động được đã thay đổi. Theo quyết định mới đây của HĐQT, công ty sẽ dành ra tới 219 tỷ đồng để hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân đang sở hữu mái nhà có diện tích lớn để phát triển các dự án điện mặt trời tại nhiều tỉnh thành gồm: Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Bình Thuận, Hậu Giang… Hơn 37 tỷ đồng còn lại được sử dụng để bổ sung vốn lưu động.
Cách đây chưa đầy 3 tháng, phương án sử dụng vốn chỉ dự tính dùng 54 tỷ đồng cho nhóm dự án trên. Thủy điện Gia Lai ban đầu dự tính dùng tới 60% vốn thu về để M&A các dự án thủy điện đang vận hành.
Công ty không nêu chi tiết lý do chuyển sang dồn lực đầu tư điện mặt trời áp mái thay vì thủy điện. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình kinh doanh các năm gần đây, nhiều nhà máy thủy điện sụt giảm nghiêm trọng doanh thu và lợi nhuận do tình hình thủy văn không thuận lợi.
Hai nhà máy thủy điện H’Chan và H’Mun thuộc sở hữu của Thủy điện Gia Lai là nguồn thu chính trong các năm trước. Từ năm 2019, doanh nghiệp điện này có thêm nguồn thu từ điện mặt trời sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động dự án Hàm Phú 2. Nhà máy điện mặt trời cũng giúp bù đắp phần nào nguồn thu giảm sút của hai nhà máy thủy điện. Doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2019 nhờ đó tăng 56%, đạt 244 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc vay nợ nhiều để thực hiện dự án cũng khiến chi phí lãi vay tăng vọt từ chưa đến 100 triệu đồng lên 32 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2019 của Thủy điện Gia Lai vì vậy giảm 4%, còn 96,4 tỷ đồng.
Cũng do đầu tư mạnh vào điện mặt trời, quy mô tài sản của Thủy điện Gia Lai cũng đã mở rộng nhanh chóng với 1.129 tỷ đồng tổng tài sản, gấp 2,44 lần đầu năm. Đối với các dự án điện áp mái, Thủy điện Gia Lai dự tính tổng mức đầu tư xấp xỉ 335 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, dự án còn sử dụng vốn vay (100,475 tỷ đồng) và vốn góp của bên sở hữu mái nhờ (dự kiến 15,3 tỷ đồng).
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Video đang HOT
Lợi nhuận doanh nghiệp mía đường toả sáng, cổ phiếu được dịp bứt phá
Kết quả quý 2 niên độ 2019 - 2020 khả quan khiến nhóm cổ phiếu ngành mía đường bứt phá mạnh trong tuần giao dịch 10-14/2. Tuy vậy trong nửa niên độ còn lại, ngành mía đường được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn,...
* Các doanh nghiệp trong nhóm mía đường có niên độ tài chính bắt đầu từ 1/7 - 30/6 hằng năm.
Quý 2 niên độ 2019 - 2020 báo lãi lớn, cổ phiếu mía đường bứt phá
Kết thúc tuần giao dịch 10-14/2, nhiều nhóm cổ phiếu đỏ lửa và lao dốc, riêng nhóm ngành mía đường lại bứt phá và trở thành tâm điểm.
Trên sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn với mức tăng hơn 31%. Động lực tăng chính của các cổ phiếu mía đường đó là nhờ vào việc kết quả kinh doanh bất ngờ khởi sắc vào quý 2 niên độ tài chính 2019-2020.
Cụ thể, Mía đường Lam Sơn báo lãi sau thuế 8,7 tỷ đồng ở quý 2 trong khi cùng kỳ lỗ đến gần 14 tỷ đồng. Nhờ sự khởi sắc này mà lũy kế 6 tháng lợi nhuận của Công ty cũng đạt 9,3 tỷ đồng so với mức lỗ 13,4 tỷ đồng của cùng kỳ.
Ngoài ra, cổ phiếu SBT của Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) cũng tăng gần 18%.
Trong quý 2, TTC Sugar báo lợi nhuận đạt 9 tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng trong niên độ báo lãi 45 tỷ đồng. Có được số lãi trên do sản lượng đường tiêu thụ tăng 32% so cùng kỳ và Công ty vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, hướng đến mục tiêu mở rộng thị phần.
Bên cạnh đó, Công ty còn cắt giảm được 41 tỷ đồng chi phí tài chính, cho thấy bước đầu thành công trong lộ trình tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng tối ưu, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp đường lớn khu vực ATIGA.
Còn trên sàn HNX, 2 cổ phiếu mía đường bứt phá có thể kể đến là KTS của Đường Kon Tum tăng hơn 33% và SLS của Mía đường Sơn La tăng hơn 32%. Tương tự như nhóm mía đường ở sàn HoSE, 2 doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh cải thiện trong quý 2.
Đối với Đường Kon Tum, Công ty báo lãi sau thuế quý 2 đạt 2,2 tỷ đồng, tăng mạnh 149% so với cùng kỳ nhờ tiết kiệm được chi phí dù Công ty không ghi nhận doanh thu đường Tuy Hòa, Sơn La, Trà Vinh.
Tuy vậy, do ghi nhận lỗ trong quý đầu nên lãi ròng trong 6 tháng của Đường Kon Tum giảm đến 71% so cùng kỳ, chỉ đạt hơn 490 triệu đồng.
Đối với Mía đường Sơn La, lợi nhuận quý 2 cũng tăng 45% lên gần 22 tỷ đồng do doanh thu thuần tăng mạnh đến 31% so với cùng kỳ niên độ trước, đạt gần 328 tỷ đồng.
Được biết, doanh thu tăng chủ yếu nhờ vào sản lượng tăng. Trong đó, sản lượng đường và rỉ mật lần lượt tăng 28% và 33% so với cùng kỳ niên độ trước. Giá bán bình quân đường đạt 9.731 đồng/kg, tăng 1% trong khi mật rỉ có giá bán bình quân là 1.867 đồng/kg, giảm 3%.
Luỹ kế, doanh thu thuần 6 tháng của Mía đường Sơn La đạt hơn 483 tỷ đồng, tăng 8%, tuy vậy lãi ròng giảm nhẹ 2% về mức hơn 35 tỷ đồng do không có thu nhập từ thanh lý tài sản cố định như cùng kỳ năm trước.
Ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức trong nửa niên độ còn lại.
Ngành đường còn nhiều thách thức
Theo lộ trình, từ 1/1/2020, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, hạn ngạch nhập khẩu mía đường từ ASEAN chính thức được xóa bỏ và mức thuế suất nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ là 0%.
Trong bối cảnh ngành đường trong nước đang đối diện với nhiều khó khăn do khí hậu, thời tiết, do đường nhập lậu tràn lan khó kiểm soát... việc thực thi ATIGA sẽ càng khiến ngành đường lâm vào thế "khó chồng thêm khó".
Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nếu năm 2020 thực hiện ATIGA, đường nhập khẩu chính ngạch tràn vào Việt Nam, giá đường trong nước sẽ phải giảm thêm 15 - 20% khiến doanh nghiệp đường trong nước và 33 vạn hộ nông dân chịu tác động lớn.
Riêng 22 nhà máy đường có công suất dưới 3.000 tấn/ngày sẽ phải phá sản, đóng cửa do không thể cạnh tranh. Do đó, VSSA kiến nghị Chính phủ xem xét kéo dài thêm thời hạn bỏ thuế suất 3 - 5 năm.
Năm 2018, thị trường có 700.000 tấn đường lậu xâm chiếm thị phần của đường nội. Mặt khác, xu hướng tiêu dùng trên toàn thế giới dần rời bỏ thực phẩm nhiều đường và calo.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, cả nước còn tồn kho khoảng 650.000 tấn đường, đạt mức cao kỷ lục của ngành. Các công ty mía đường Việt Nam đang phải gồng mình để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Song song đó, những thách thức từ hàng nhập lậu, tồn kho lớn, giá đường thấp... vẫn tiếp tục hiện diện trong niên vụ 2019-2020.
Với các khó khăn nêu ra, các doanh nghiệp trong ngành mía đường đều lo sợ và đặt kế hoạch đi lùi trong niên vụ mới.
Cụ thể, Mía đường Sơn La đặt chỉ tiêu tổng doanh thu niên độ 2019-2020 ở mức 864 tỷ đồng (giảm 3%) và lợi nhuận 25,5 tỷ đồng (giảm 60%). Nguyên nhân do Công dự báo diện tích vùng múa sẽ giảm 15% và sản lượng giảm 16% khi giá thu mua vẫn thấp.
Khó khăn đã đến từ niên vụ trước khi Công ty báo lãi 2018-2019 chỉ hơn 63 tỷ đồng, giảm 45%. Mía đường Sơn La cho biết do giá bán đường giảm 20% còn 10.156 đồng/kg, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Doanh nghiệp đầu ngành Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) có phần khả quan hơn khi đặt kế hoạch niên độ 2019 - 2020 với doanh thu tăng nhẹ lần lượt là 10.903 tỷ và 430 tỷ đồng nhưng giảm sâu so với niên độ trước.
TTC Sugar cho biết đang thích nghi với những khó khăn và tập trung mở rộng thị phần với sản lượng niên vụ vừa qua tăng 31%. Công ty định hướng tiếp tục dẫn đầu thị trường với sản lượng tiêu thụ dự kiến 749.000 tấn và đưa ra nhiều sản phẩm mới trong giai đoạn tới.
Đường Kon Tum cũng đưa ra kế hoạch năm 2019-2020 thấp hơn kế hoạch năm trước. Chi tiết, Đường Kon Tum đặt mục tiêu sản lượng mía sản xuất 150.000 tấn, sản lượng đường tiêu thụ 15.430 tấn; đều thấp hơn kế hoạch năm ngoái (sản lượng mía 230.000 tấn và sản lượng đường 23.000 tấn. Dù vậy, kế hoạch năm nay vẫn khả quan so với kết quả thực hiện niên độ 2018-2019.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.vn
Lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng 57%, Điện Gia Lai (GEG) lên kế hoạch lãi 320 tỷ đồng năm 2020 Tính riêng quý IV/2019, Điện Gia Lai ghi nhận 353 tỷ đồng doanh thu thuần và 76,8 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 78% và 44% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa. CTCP Điện Gia Lai (mã GEG) mới đây đã công bố báo cáo hợp nhất quý IV và cả năm 2019 với kết quả kinh doanh tăng trưởng...