Thụy Điển đưa thiết giáp bảo vệ đảo ở Baltic vì lo ngại Nga
Thụy Điển đang tăng cường an ninh trên hòn đảo lớn nhất tại biển Baltic giữa lúc căng thẳng phương Tây-Nga leo thang.
Rạng sáng 15.1, người dân thị trấn Visby trên đảo Gotland của Thụy Điển bị đánh thức bởi âm thanh lớn từ động cơ của các khí tài quân sự đang lăn bánh ngay trên đường phố.
Xe thiết giáp trên đường phố thị trấn Visby tại đảo Gotland. Ảnh AFP
Theo đài RT, các xe thiết giáp thuộc một đơn vị bộ binh của Thụy Điển đã được đưa đến thị trấn nằm trên hòn đảo lớn nhất biển Baltic ngay trong đêm để giữ an ninh tại đây.
Theo thông báo của quân đội Thụy Điển, một đơn vị chiến thuật phản ứng nhanh đã được triển khai đến Visby. Một phần của đơn vị được máy bay vận tải C-17 của Mỹ đưa đến vào tối 14.1 và nhóm còn lại đi phà từ lục địa qua.
Video đang HOT
Quân đội Thụy Điển cho rằng đây là một phần nỗ lực điều chỉnh chiến lược trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine nhiều tháng qua. Lực lượng này cũng tuyên bố các hoạt động tăng cường lực lượng tại nhiều địa điểm được thực hiện vì Nga gia tăng hoạt động tại biển Baltic.
“Các lực lượng vũ trang đang có biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ toàn vẹn của Thụy Điển và chứng minh năng lực bảo vệ đất nước và các lợi ích”, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist cho hay.
Tuy nhiên, tướng Michael Claesson, chỉ huy các hoạt động liên hiệp quân đội Thụy Điển nói rằng việc triển khai không đồng nghĩa mối đe dọa đang gia tăng.
Binh sĩ Thụy Điển tuần tra tại Visby. Ảnh AFP
Truyền thông Thụy Điển cho rằng quân đội đang củng cố lực lượng nhằm chuẩn bị bảo vệ cho những vị trí yếu nhất. Tờ Bild của Đức liên kết việc Thụy Điển triển khai lực lượng đến Gotland với việc Nga gần đây đưa 3 tàu đổ bộ hạng nặng đến biển Baltic. Tờ báo dẫn lời một quan chức Thụy Điển cho rằng nếu Nga có dự tính gì đối với các nước Baltic, Gotland sẽ là nơi đầu tiên được nhắm đến nhằm làm nơi cắt đứt sự hỗ trợ bằng đường không của NATO cho các nước Baltic.
Phía Nga chưa bình luận gì về những thông tin này. Moscow cũng nhiều lần bác bỏ thông tin có kế hoạch tấn công Ukraine.
Tình hình căng thẳng xoay quanh Ukraine đã buộc các quan chức cấp cao của Nga, Mỹ và NATO phải ngồi lại đối thoại trong tuần qua. Nga đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm cải thiện an ninh tại châu Âu nhưng bị phương Tây từ chối.
Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trong cuộc phỏng vấn ngày 15.1 với đài Yle của Phần Lan nói rằng một cuộc tấn công của Nga sẽ khiến Phần Lan và Thụy Điển cân nhắc gia nhập NATO. Trong trường hợp hai nước này xin gia nhập, NATO có thể quyết định ngay trong đêm, theo ông Rasmussen.
Mỹ mua bổ sung 500.000 liều Evusheld
Nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) ngày 12/1 cho biết Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.
Chính phủ Mỹ đã nhất trí mua thêm 500.000 liều hỗn hợp kháng thể Evusheld để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters
Theo thông báo của AstraZeneca, việc vận chuyển lô thuốc bổ sung trên dự kiến được thực hiện trong quý I/2022 và chi tiết về hợp đồng này sẽ được công bố trong những tuần tới.
AstraZeneca cũng nhấn mạnh thêm rằng đây là liệu pháp kháng thể duy nhất cho đến nay được cấp phép tại Mỹ để điều trị COVID-19.
Trước đó, Chính phủ Mỹ đã mua 700.000 liều Evusheld. Theo các kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối được công bố vào tháng 8 năm ngoái, Evusheld giúp giảm 77% nguy cơ triệu chứng bệnh trở nặng ở người mắc COVID-19. Vào tháng 12, loại hỗn hợp kháng thể được tạo thành từ hai loại kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab này đã chứng tỏ được khả năng phòng ngừa biến thể Omicron trong một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Ngày 8/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng Evusheld để ngăn ngừa COVID-19 ở những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị tác dụng phụ với các vaccine phòng bệnh này.
*Trong một diễn biến khác ngày 12/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố tỷ lệ trẻ nhỏ tại nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19 còn hạn chế ở thời điểm hiện tại khi biến thể Omicron đe dọa gây quá tải đối với hệ thống y tế trên cả nước.
Phát biểu họp báo thường kỳ, Thủ tướng Trudeau nêu rõ hiện mới chỉ có gần 50% trẻ em trên toàn Canada được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Do đó, ông nhấn mạnh cần đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng cho nhóm này.
Tuyên bố trên được đưa ra tại thời điểm nhiều trường học ở Canada dự kiến sẽ nối lại chương trình học tập trực tiếp vào những ngày tới, chẳng hạn như các trường ở hai tỉnh Ontario và Quebec sẽ mở cửa lại vào ngày 17/1 này.
Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 1/1/2022, có 87,6% trẻ trên 12 tuổi tại Canada đã được tiêm hai mũi vaccine. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhóm từ 5-12 tuổi giảm xuống chỉ còn 2% và trong nhóm tuổi này, mới chỉ có 45,6% trẻ được tiêm một mũi vaccine.
Các nhà khoa học Thụy Điển tìm ra bí quyết mới tiêu diệt muỗi gây sốt rét Các nhà khoa học Thụy Điển tin rằng đã tìm ra bí quyết về cách thức mới thân thiện với môi trường để tiêu diệt loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét. Người dân El Salvador mắc màn phòng muỗi gây bệnh sốt rét. Ảnh minh họa: Compassion/TTXVN Những con muỗi đã được nuôi trong một phòng thí nghiệm ở Thụy Điển bằng...