Thụy Điển đề xuất cho Việt Nam vay 2 tỉ USD đầu tư hàng không
Thụy Điển đề xuất nâng hạn mức tín dụng lên 2 tỉ USD cho Việt Nam vay để đầu tư lĩnh vực hàng không.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể và Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe thống nhất sẽ tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác lĩnh vực hàng không
Chiều nay (4/12), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển Ann Mawe về hợp tác hai bên lĩnh vực hàng không.
Cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn, Đại sứ Ann Mawe cho biết, Thụy Điển là một trong các đối tác cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu trong phát triển bền vững ngành hàng không, nhất là về bảo vệ môi trường. Trong 28 sân bay quốc tế được đánh giá sân bay thân thiện với môi trường, thì có 10 sân bay do các hãng Thụy Điển cung cấp các giải pháp quản lý, điều hành thân thiện với môi trường. Thụy Điển mong muốn tăng cường hợp tác, chia sẻ trong lĩnh vực này với Việt Nam, nhất là hiện nay Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiều chương trình bảo vệ môi trường.
Liên quan đến vấn đề thân thiện môi trường trong lĩnh vực hàng không, bà Đại sứ Ann Mawe cho biết, trong cuộc họp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lfven tại Thụy Điển vào ngày 27/5/2019, Thủ tướng Thụy Điển đã trao Ý định thư đề xuất Thụy Điển sẽ cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 1 tỷ USD đầu tư lĩnh vực hàng không.
Đến nay, Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển và Tập đoàn Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển đề xuất tăng hạn mức tín dụng này lên 2 tỷ USD cho các dự án nâng cấp, mở rộng quản lý không lưu và dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
“Chúng tôi xin trao tới Bộ GTVT Ý định thư về đề xuất này với đề nghị 30% trong khoản tín dụng này chi cho việc sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ liên quan của Thụy Điển”, Đại sứ Ann Mawe nói và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa hai nước trong lĩnh vực hàng không nói riêng, GTVT nói chung.
Đại sứ Ann Mawe trao Ý định thư về đề xuất tăng hạn mức tín dụng Thụy Điện sẽ cho Việt Nam vay để đầu tư hàng không lên 2 tỉ USD
Về đề xuất này của phía Thụy Điển, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cảm ơn nhã ý của Thụy Điển đã dành khoản tín dụng này cho Việt Nam để nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không. Bộ GTVT sẽ tiếp nhận Ý định thư và nghiên cứu kĩ lưỡng để tham mưu cho Chính phủ về khoản tín dụng.
“Chúng tôi ủng hộ các doanh nghiệp hàng không Việt Nam tiếp cận và sử dụng khoản tín dụng này cũng như sử dụng các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ của Thụy Điển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho biết, hiện Việt Nam rất quan tâm phát triển lĩnh vực hàng không. Ngoài sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp, xây dựng nhiều sân bay khác như nâng cấp sân bay Nội Bài từ công suất 30 triệu hành khách/năm hiện nay lên 100 triệu hành khách/năm, ngoài ra còn xây dựng, nâng cấp các sân bay quốc tế Lào Cai, Vân Đồn, Phú Quốc, Chu Lai… Vì vậy, sẽ cần nhiều thiết bị, giải pháp, dịch vụ trong quản lý, điều hành tại sân bay, mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Thụy Điển. Bộ trưởng mong muốn, hai bên tích cực trao đổi thông tin để có thể có các dự án, chương trình hợp tác cụ thể.
Sửa mặt cầu Thăng Long: Không thể "ngồi yên" chờ chuyên gia
Chiều nay (31/8), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra công tác sửa chữa cầu Thăng Long - Hà Nội.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nghe báo cáo tiến độ tại công trường sửa chữa cầu Thăng Long chiều nay (31/8)
Báo cáo tại hiện trường, đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết một trong những vấn đề quan trọng nhất với dự án hiện nay là việc đưa chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam.
Đoàn chuyên gia đã làm visa nhưng nay chưa có mặt tại Việt Nam do dịch Covid-19, hiện nay hàng ngày vẫn phải họp trực tuyến. Đáng nói, việc thi công thảm bê tông mặt cầu Thăng Long phải có sự có mặt của đoàn chuyên gia nước ngoài mới có thể triển khai trên thực tế.
Thông tin thêm, vị này cho biết: Theo kế hoạch, ngày 5/9 một số nhân sự chuyên gia bắt đầu tới Việt Nam, sau đó thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định và dự kiến ngày 20/9 mới có mặt trực tiếp tại hiện trường để triển khai công việc.
Không đồng ý với quan điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Theo kế hoạch phải thông xe trước ngày 31/12/2020. Do vậy, không thể cứ làm việc trực tuyến mãi, không thể "ngồi chờ" chuyên gia, phải có con người cụ thể trên công trường.
"Đoàn chuyên gia có thể nhiều người, tại sao không đề nghị họ chia nhỏ các nhóm nhân sự để đưa người sang Việt Nam thành nhiều đợt và thực hiện cách ly theo các đợt" - Bộ trưởng đặt câu hỏi. Cũng theo Bộ trưởng, làm như vậy, những chuyên gia tới trước sẽ chuyển giao công nghệ cho kỹ sư người Việt trước. Những nhân sự chưa có mặt tại dự án thì có thể họp trực tuyến hàng ngày.
"Trong 1-2 ngày tới cần phải có nhóm chuyên gia tới trước để đáp ứng yêu cầu công việc. Nếu cứ phụ thuộc vào lịch của phía họ là ngày 5/9 hoặc sau đó thì như vậy thì công việc sẽ khó khăn, gây chậm tiến độ dự án", Bộ trưởng chỉ đạo.
Nhấn mạnh lần sửa chữa này là lớn nhất từ trước đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: Để phục vụ thi công, đã phải cấm mọi phương tiện lưu thông để dự án có thể hoàn thành nhanh nhất, đảm bảo yêu cầu chất lượng tốt nhất. Các đơn vị cần tập trung cao nhất, có bất kỳ vấn đề gì phải báo cáo và xử lý ngay.
Hiện đã lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240m để triển khai dự án
Được biết, hiện dự án sửa chữa cầu Thăng Long đã hoàn thành công tác phân luồng giao thông; thi công xong hệ thống điện phục vụ thi công dọc cầu; lắp đặt xong 2 trạm trộn ướt; lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240m với 196 tấn thép; tháo dỡ xong hệ thống hộ lan hiện hữu dài 3,3km.
Với các hạng mục hàn đinh neo, bê tông UHPC, cốt thép, bê tông nhựa polyme, hiện đã hoàn thành công tác thí nghiệm đầu vào, đã nhập đủ vật liệu để phục vụ thi công bê tông UHPC (sợi thép, phụ gia, vật liệu khô).
Tổng giá trị thực hiện đến nay là 15,3 tỷ đồng/228,75 tỷ đồng, đạt 7% giá trị hợp đồng. Tổng giá trị giải ngân đến nay là 72,85 tỷ đồng/242,85 tỷ đồng, đạt 32% giá trị hợp đồng.
Thời gian tới, dự kiến việc thi công hàn đinh neo sẽ được triển khai từ 15/9 - 30/11/2020; thi công cốt thép từ 16/9 - 1/12/2020; lắp đặt khe co giãn từ 4/9-4/12/2020; đổ bê tông UHPC từ 19/9 - 14/12/2020; thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa polume từ 17/11-27/12/2020. Dự án sẽ hoàn thành thông xe trên cầu trước ngày 31/12/2020.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỷ đồng. Hiện nay, Dự án đang trong quá trình mời thầu, cuối tháng 6 kết thúc lựa chọn thầu và bắt đầu thi công từ ngày 16/8. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào cuối quý 4/2020.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã được sửa chữa lớn năm 2009; giai đoạn 2012 - 2013 cũng được thi công sửa chữa, khắc phục hư hỏng lớp bê tông nhựa bằng công nghệ của Mỹ, nhưng nhiều vị trí cũng hư hỏng trước khi hết bảo hành. Từ năm 2016 đến nay, đơn vị quản lý đường bộ cũng thực hiện sửa chữa cục bộ.
Sẽ công nhận Giấy phép lái xe quốc tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc Bộ GTVT VN và Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc thống nhất cần ký Thỏa thuận công nhận Giấy phép lái xe quốc tế. Bộ trưởng Bộ GTVT VN Nguyễn Văn Thể và Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc Kim Chang Yong thống nhất cần ký Thỏa thuận công nhận Giấy phép lái xe quốc tế, tạo điều kiện...