Thụy Điển bắt đầu bầu cử Quốc hội
Ngày 11/9, người dân Thụy Điển bắt đầu đi bầu cử Quốc hội. Nếu tiếp tục giành chiến thắng, đảng Dân chủ xã hội sẽ nắm cơ hội tiếp tục điều hành đất nước trong nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (giữa, phải) tại điểm bầu cử Quốc hội gần Stockholm ngày 11/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các điểm bầu cử mở cửa từ 8h và đóng cửa vào 20h cùng ngày theo giờ địa phương (13h ngày 11/9 đến 1h ngày 12/9 theo giờ Việt Nam). Kết quả bầu cử sẽ được công bố sau đó vài giờ.
Các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử cho thấy đảng Dân chủ xã hội của Thủ tướng Magdalena Andersson và khối cánh tả dẫn đầu nhưng với khoảng cách rất sít sao so với phe cánh hữu. Do đó, giới quan sát cũng cho rằng cuộc bầu cử lần này cũng có thể sẽ mở đường cho một chính phủ đầu tiên do phe cánh hữu lãnh đạo.
Trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Andersson, 55 tuổi, hy vọng thuyết phục được các cử tri rằng đảng Dân chủ xã hội là một đảng vì những người dân thường, người lao động, đảm bảo môi trường sinh sống an toàn, việc làm tốt và tương lai ổn định cho người dân. Trong khi đó, khối cực hữu đã tập trung vào những vấn đề “sát sườn” với cử tri như tội phạm, tình trạng mất đoàn kết nội bộ và giúp người di cư hòa nhập.
Cử tri bỏ phiếu bầu cử Quốc hội tại Stockholm, Thụy Điển ngày 11/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đảng Dân chủ xã hội đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Thụy Điển và nổi lên là lực lượng chính trị áp đảo tại nước này từ những năm 1930. Tuy nhiên, kết quả bầu cử vẫn khó dự đoán chắc chắn trong bối cảnh các cuộc thăm dò đều cho thấy 2 khối đang cạnh tranh gắt gao, với tỷ lệ ủng hộ khối cánh tả dao động từ 49,7 – 51,6% trong khi khối cánh hữu cũng bám sát với tỷ lệ từ 47,6 – 49,4%.
Sau cuộc bầu cử năm 2018, phải mất 4 tháng đàm phán giữa các đảng phái, Thụy Điển mới có chính phủ mới do đảng Dân chủ xã hội đứng đầu nhưng cũng là chính phủ thiểu số. Do đó, theo giới quan sát, nếu cuộc bầu cử lần này cũng dẫn tới kịch bản tương tự thì mọi thứ sẽ khó khăn hơn nhiều vì hiện cả hai khối cánh tả và cánh hữu đều tồn tại những chia rẽ nội bộ, điều có thể khiến các cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên minh sau bầu cử trở nên phức tạp hơn.
Thụy Điển tránh đề cập cam kết dẫn độ liên quan Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 3/7, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson đã từ chối phủ nhận tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng Stockholm đã hứa trục xuất các cá nhân theo yêu cầu của Ankara để đổi lại việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tới tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels, Bỉ ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước câu hỏi của các nhà báo và sự quan ngại của người Kurrd và người Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn tại Thụy Điển, Thủ tướng Andersson nói: "Tôi đã là một bộ trưởng trong 8 năm và tôi chưa bao giờ nói về những gì được trao đổi trong các phòng đàm phán". Bà không cho biết liệu có một cam kết nào được đưa ra với Ankara để đổi lại việc nước này ủng hộ quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO.
Trong một thỏa thuận được Thụy Điển và Phần Lan ký kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28/6 vừa qua, hai nước Bắc Âu này đã đồng ý xem xét các yêu cầu dẫn độ của Thổ Nhĩ Kỳ "một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng". Không có lời hứa nào về việc dẫn độ được đưa ra, trong khi Phần Lan và Thụy Điển lưu ý rằng tiến trình này do các cơ quan có thẩm quyền và các tòa án độc lập thực hiện.
Tuy nhiên, ngày 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Thụy Điển đã "hứa sẽ dẫn độ 73 phần tử khủng bố". Nhà lãnh đạo Ankara cảnh báo sẽ ngăn cản hai nước trên gia nhập NATO nếu các cam kết không được thực hiện.
Tháng trước, Phần Lan và Thụy Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã bày tỏ ý kiến phản đối, cho rằng hai nước này chứa chấp các đối tượng có liên quan tới đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara đặt ngoài vòng pháp luật và những nhân vật ủng hộ Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Khả năng Phần Lan, Thụy Điển sớm gia nhập NATO Phần Lan và Thụy Điển có thể sớm gia nhập NATO trong bối cảnh liên minh quân sự này đang củng cố sức mạnh trong khu vực. Các quan chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiết lộ với kênh truyền hình CNN rằng những cuộc thảo luận về việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh này...