Thủy cung lớn nhất thế giới đóng cửa, chim cánh cụt được thả rông để đi thăm anh em động vật hoang dã khác
Trong khi phải đóng cửa để hạn chế Covid-19 lây lan, một thủy cung ở Mỹ đã thả rông anh em chim cánh cụt cho đi chơi tự do bên trong.
Theo yêu cầu của nhà chức trách, thủy cung lớn nhất thế giới Shedd ở Chicago (Mỹ) đã đóng cửa, ngừng đón khách tham quan để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
Rõ ràng, phải ngừng mọi hoạt động là điều không ai muốn nhưng sức khỏe vẫn là trên hết. Mới đây họ đã chia sẻ 1 video thú vị, cho thấy nhiều con chim cánh cụt được thả rông để đi thăm các anh em động vật thủy sinh.
Thủy cung đóng cửa, chim cánh cụt được thả rông để thăm nom anh em động vật thủy sinh
Bị nhốt mãi một chỗ cũng chán, vậy là cánh cụt được cho phép ra ngoài chơi bời giãn gân cốt một tẹo.
“Sáng nay, Edward và Annie được đi khám phá Shedd”.
Anh em chim cánh cụt hầu như chẳng bao giờ được trao cơ hội này
“Chúng là 1 cặp chim cánh cụt rockhopper, nhân viên ở đây luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm mới mẻ nhằm giúp các loài động vật thể hiện rõ hành vi tự nhiên”, Twitter của thủy cung Shedd chia sẻ.
Thứ 6 tuần trước, Thống đốc bang Illinois J.B. Pritzker và Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot đưa ra thông báo: Các hoạt động vui chơi giải trí tập thể từ 1000 người trở lên phải bị cấm.
Do đó, thủy cung Shedd cũng như nhiều địa điểm tổ chức sự kiện khác đã phải tạm đóng cửa không đón khách.
Theo nhipsongviet
Động vật trò chuyện như người?
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Italy cho thấy, giữa ngôn ngữ con người và liên lạc của động vật có nhiều điểm giống nhau, nhiều hơn so với giả định ban đầu.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Turin (Italy) đã phân tích 590 bản ghi âm, chứa các âm thanh do 28 cá thể chim cánh cụt châu Phi trưởng thành phát ra.
Dự án được thực hiện với sự hợp tác của các vườn bách thú Italy. Hóa ra, động vật cũng tuân thủ các quy tắc ngôn ngữ tương tự như con người. Ở đây có 2 sự tương đồng quan trọng và chủ yếu.
Thứ nhất, các "mệnh đề" riêng lẻ, thường được chim cánh cụt sử dụng, là đơn âm và rất ngắn. Cũng tương tự như ở người: Chúng ta thường sử dụng những từ ngắn, chẳng hạn như: "Tôi", "anh", "và", "ừ", "vâng"...
Thứ hai, theo luật Menzeratha - Altmann, một mệnh đề càng dài thì các thành phần cấu tạo nên mệnh đề đó càng ngắn. Nói một cách khác, trong các mệnh đề nhiều âm tiết, chúng ta thường sử dụng các âm tiết ngắn. Các nhà khoa học đã quan sát được sự tương đồng như vậy trong "ngôn ngữ" của chim cánh cụt.
Theo các nhà khoa học, nhờ phát ra các âm thanh, chim cánh cụt đực có thể tự giới thiệu, thông báo cho các đối thủ về "lãnh thổ" mà nó chiếm giữ.
Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, nguyên tắc ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng, không phải là kết quả của bản chất biểu tượng mà là kết quả của các quy tắc tự nhiên, chi phối giao tiếp. Các quy tắc này cũng có thể quan sát thấy trong thế giới loài vật.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Châu Nam Cực Châu Nam Cực vốn là nơi rất ít người từng đặt chân đến nên những sinh vật nằm dưới đáy sâu tại đây đều được coi là độc nhất vô nhị. Những sinh vật cực kỳ hiếm hoi này được phát hiện bởi Tiến sĩ Susanne Lochart trong chuyến đi tới Nam Cực của bà. Nhờ thiết bị lặn chuyên dụng, Tiến sĩ...