Thụt két gần 5 tỷ đồng, cán bộ huyện lãnh án
Là kế toán kiêm thủ quỹ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn, TPHCM; lợi dụng sơ hở của cấp trên Nguyễn Thị Thùy Linh đã móc nối cùng chồng “ rút ruột” gần 5 tỷ đồng tiền công quỹ để tiêu xài cá nhân.
Ngày 14/2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “tham ô tài sản”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban thồi thường giải phóng mặt bằng (Ban BTGPMB) huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã bác đơn kháng cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Thị Mỹ Linh (30 tuổi, nguyên kế toán kiêm thủ quỹ) mức án 20 năm tù, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, tăng hình phạt đối vớ bị cáo Đặng Thanh Phong (45 tuổi, chồng Linh) từ 7 năm tù lên thành 10 năm tù cùng về tội “tham ô tài sản”.
Bị cáo được dẫn ra khỏi phòng xử, sau phiên tòa sáng 14/2
Ngoài ra, HĐXX còn tuyên giảm án cho bị cáo Đỗ Thị Kim Tuyến (50 tuổi, nguyên Trưởng ban BTGPMB) từ 4 năm tù xuống còn còn 2 năm tù, chuyển hình phạt đối với bị cáo Phan Hoàng An (56 tuổi, Phó trưởng ban) từ 2 năm tù thành 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Thùy Linh nguyên là kế toán kiêm thủ quỹ Ban BTGPMB huyện Hóc Môn. Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thấy cấp trên thiếu kiểm tra sâu sát trong việc quản lý thu chi tiền đền bù cũng như ký các lệnh thanh toán để sử dụng tiền trong tài khoản nên Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền.
Video đang HOT
Thực hiện ý định trên, mỗi lần chi tiền đền bù cho các hộ dân Linh giữ lại từ 200 đến 300 triệu đồng. Đối với những hộ dân không đến nhận tiền đúng thời gian quy định, Linh giả chữ ký ký nhận để chiếm đoạt luôn. Ngoài ra, Linh cùng chồng là Đặng Thanh Phong còn lập giả danh sách các hộ dân nhận tiền bồi thường trình lãnh đạo ban ký để rút hơn 780 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của Ban BTGPMB.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 8/2009 đến 4/2010, Linh cùng với sự giúp sức của Phong đã chiếm đoạt 4,98 tỉ đồng để mua đất đai, nhà cửa và tiêu xài cá nhân.
Theo HĐXX, để xảy ra tình trạng trên là do sự thiếu kiểm tra chặt chẽ của hai bị cáo Đỗ Thị Kim Tuyến và Phan Hoàng An trong việc ký các lệnh thanh toán chi tiền và séc rút tiền. Tuy nhiên, nhận định hai bị cáo trên không tư lợi cá nhân, có nhiều thành tích trong công tác, thành khẩn khai báo… nên HĐXX đã chiếu cố giảm một phần mức án.
Theo VietNamNet
Cần sớm khởi tố vụ gian lận xăng dầu
Tang chứng, vật chứng đầy đủ nhưng vụ rút ruột xăng dầu, pha chế thành xăng dầu bẩn lại được xử lý quá chậm trễ khiến dư luận bức xúc.
Hầu hết ý kiến của các bộ ngành chức năng và các luật sư, chuyên gia đều cho rằng cần sớm khởi tố vụ án rút ruột, pha chế xăng dầu, để trừng trị đích đáng các đối tượng gian lận.
Đến nay thì Petrolimex mới chỉ đình chỉ 5 nhân viên rút ruột xăng dầu - Ảnh: Nghĩa Phạm
Cần hình phạt nghiêm
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH-CN, cho rằng không nên dung túng cho các hành vi gian lận, cơ quan điều tra cần làm việc để nhanh chóng tìm ra manh mối và trừng trị đích đáng các đối tượng gian lận. Cụ thể, về phía doanh nghiệp, ngoài xử lý các nhân viên, cần xem lại quy trình vận chuyển, quản lý xăng dầu cũng như bịt "lỗ hổng" trong việc niêm phong, niêm chì. Phải khởi tố các đối tượng gian lận để làm gương và không để tái diễn. Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Việt Thanh nói rằng "cần phải áp dụng những biện pháp xử phạt cao nhất trong khung pháp lý hiện nay đối với các hành vi gian lận trong chất lượng, số lượng xăng dầu để răn đe có tính hiệu quả".
Cần phải áp dụng những biện pháp xử phạt cao nhất trong khung pháp lý hiện nay đối với các hành vi gian lận trong chất lượng, ố lượng xăng dầu
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ
Theo ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, doanh nghiệp này đã đình chỉ 5 nhân viên rút ruột xăng dầu và đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý. Sau khi có kết luận, mức độ sai phạm đến đâu sẽ bị xử lý đến đấy theo quy định pháp luật. Hình thức xử lý cao nhất của Petrolimex là sa thải các nhân viên sai phạm.
Trả lời câu hỏi Petrolimex đã rà soát lại quy trình giao nhận giữa nhân viên lái xe bồn và nhân viên trạm xăng tại các điểm vi phạm hay chưa và có hiện tượng móc ngoặc hay không, ông Dũng cho biết Petrolimex đã giao cho các công ty rà soát lại. Mỗi chuyến xe đều có vận đơn, nếu lái xe giao xăng thiếu cho cửa hàng trưởng, lái xe phải chịu trách nhiệm, thiếu thì cửa hàng trưởng phải đền bù.
Móc ngoặc không chạy vào đâu được, vì số lượng còn trên vận đơn.
Trách nhiệm của Bộ Công thương
Luật sư Phạm Thanh Bình, Công ty luật Hồng Hà, phân tích khoản 1 điều 29 Nghị định số 84 của Chính phủ đã quy định rất rõ trách nhiệm của Bộ Công thương đối với việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của các đại lý. Do vậy, Bộ Công thương không thể đứng "ngoài cuộc" mà cần phải có động thái tích cực, cùng với Petrolimex rà soát lại quy trình kinh doanh, phát hiện những sơ hở dễ bị lợi dụng và kiểm điểm nghiêm túc những cá nhân có liên quan để có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn hiện tượng "rút ruột" và "pha chế" xăng đang ngày càng phổ biến hiện nay. Luật sư Bình cũng có chung quan điểm cần phải sớm điều tra cũng như xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo ông Bình, những cá nhân trực tiếp tham gia việc rút ruột xăng, tùy thuộc vào mức độ của vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn Petrolimex với tư cách là đơn vị nhập khẩu và quản lý nhiều đại lý phân phối xăng dầu trực thuộc nên khi vụ việc xảy ra, trách nhiệm trước hết thuộc về Petrolimex. Nghị định số 84/2009/ND-CP ngày 15.10.2009 về kinh doanh xăng dầu đã quy định rất rõ trách nhiệm của các tổng đại lý xăng dầu có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý trong hệ thống phân phối của mình; liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của đại lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật (điều 17). Đồng thời Petrolimex cũng có nghĩa vụ quản lý về chất lượng, số lượng xăng dầu "trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý". Trong trường hợp không đảm bảo chất lượng xăng dầu bán ra trên thị trường theo quy định thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể phải chịu mức xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 30 triệu đồng theo điều 16 Nghị định số 104/2011/NĐ-CP ngày 16.11.2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu.
Có dấu hiệu phạm tội là có thể khởi tố
Theo quy định tại điều 100 của bộ luật Tố tụng hình sự, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm. Cũng theo bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ cần có dấu hiệu tội phạm hình sự, tức là những hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải khởi tố để điều tra làm rõ. Loạt bài phản ảnh trên Thanh Niên đã lột tả gần như toàn bộ những mánh khóe gian lận trong khâu vận chuyển, phân phối xăng dầu, từ hành vi này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa thấy cơ quan công an có động thái nào và điều này rất khó hiểu.
Khởi tố hay không khởi tố một vụ án phản ánh thái độ của cơ quan công an về nguồn tin báo dấu hiệu tội phạm. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải khởi tố, và quá trình điều tra không thể xác minh được là một chuyện. Ngược lại, không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra cũng nên công bố rõ. Những động thái yên lặng của cơ quan điều tra như hiện nay theo tôi là không phù hợp với tin báo về tội phạm. Không động viên được người dân tham gia vào các hoạt động chống lại những cái xấu trong xã hội.
Luật sư Phạm Văn Phất - Đoàn LS Hà Nội
Thái Uyên (ghi)
Theo Thanh Niên
TT-Huế: Phạt tù thủ quỹ giả mạo chữ ký thủ trưởng, thụt két cơ quan Ngày 12/1, Tòa án nhân dân huyện Quảng Điền (tỉnh TT-Huế) đã xét xử vụ án đối với ông Dương Ngọc Long - nguyên là thủ quỹ phòng Lao động Thương binh - Xã hội huyện vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Như Dân trí đã đưa tại tin "Giả chữ ký kế toán và trưởng phòng để chiếm dụng tài...