Thường xuyên uống sữa đậu nành phải tuyệt đối tránh 6 điều này trước khi quá muộn
Đừng nghĩ rằng việc uống sữa đậu nành là đơn giản và không cần băn khoăn về cách uống của mình có gây hại gì cho sức khỏe hay không. Đã có những trường hợp ngộ độc khi uống sữa đậu nành sai cách, điều này không chỉ gây hại sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng.
Tác dụng của sữa đậu nành với sức khỏe
Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Sữa đậu nành và sản ph ẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên dùng sữa đậu nành đề phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega3, omega6 rất tốt.
Để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, chúng ta nên sử dụng đậu nành hàng ngày. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần tránh những sai lầm gây hại cho sức khỏe sau:
1. Sữa đậu nành phải nấu chín thật kỹ trước khi uống
Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là “saponin”, nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành sống còn có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 chất này mới có thể bị tiêu hủy. Vì thế, riêng sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.
Để an toàn nhất, bạn nên đun sữa sôi hẳn 100 độ, sau đó giảm nhỏ lửa và đun thêm 5 phút mới có thể sử dụng. Không chỉ phải đun sôi sữa, khi nấu sữa cũng phải mở vung (nắp) nồi để cho chất độc hại trong sữa bốc hơi cùng với hơi nước.
2. Không được uống sữa đậu nành khi đói
Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Video đang HOT
Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất.
3. Không pha sữa đậu nành với đường nâu
Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
4. Không uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
5. Không được uống cùng với thuốc
Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe.
Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.
6. Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt
Sữa đựng trong bình giữ nhiệt có môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ “ủ” ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa.
Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành
Đậu nành chứa các chất có khả năng gây ức chế, saponin hormone và lectin. Đây không phải là những chất có lợi cho cơ thể con người. Nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu kẽm.
Dù đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Phụ huynh nuôi con nhỏ nên đặc biệt lưu ý.
Trong sữa đậu nành có chứa raffinose, rhamnose, và oligosaccharides stachyose – chất không dễ được hấp thụ, nếu ăn vào cơ thể sẽ gây lên men trong ruột kết, sinh ra 1 số vi khuẩn có hại, gây ra khó chịu, đầy hơi.
Sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm lạnh, vì vậy những người mắc triệu chứng bệnh gout, mệt mỏi, suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì không nên uống sữa.
Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành nhiều, để tránh kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi.
K.N
Theo Giadinh.net.vn
Con uống nhầm hóa chất, cha mẹ phải làm gì?
Vì sự bất cẩn của người lớn, nhiều trẻ uống nhầm phải hóa chất. Phản ứng thường thấy của nhiều cha mẹ là lập tức móc họng gây nôn hay vội vàng hô hấp cho con mà không biết vô tình đẩy con vào nguy hiểm hơn.
Nguy kịch vì bột thông bồn cầu
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành rửa thực quản, dạ dày cho bệnh nhi N.V.D. 1 tuổi ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) do ngộ độc vì ăn nhầm bột thông bồn cầu.
May mắn, bệnh nhi chỉ bị tổn thương nhẹ ở thực quản và không nguy hại đến tính mạng vì được cấp cứu kịp thời và lượng bột thông bồn cầu ít. Theo gia đình cho biết, chiều 21/4, trong khi chơi với bà ở nhà, bé ăn nhầm phải bột thông bồn cầu. Ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu nôn, quấy khóc gia đình đã đưa đi cấp cứu.
Trước đó không lâu, một bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng nôn nhiều, đau họng, bỏng vùng miệng. Nguyên nhân do tưởng gói thông bồn cầu là gói C nên bé đã đưa lên ăn. Vào viện bé đã được cấp cứu kịp thời nên qua nguy kịch.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện cũng đã từng cấp cứu nhiều bệnh nhân ăn nhầm bột thông bồn cầu vì nghĩ là đường. Như năm 2015, tưởng bột thông cống là đường, 4 bé trai ở Hưng Yên đã uống nhầm. Các bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, môi tím, loét sâu vùng miệng, kèm theo nhiễm trùng, đau bụng, không nuốt được. Có cháu với tiên lượng xấu được chỉ định phải cắt bỏ thực quản vì những tổn thương quá nặng.
Bên cạnh đó, không hiếm trẻ đã uống nhầm dầu hoả, xăng và các hóa chất có tính ăn mòn như axit, thuốc tẩy rửa, thuốc diệt cỏ... do tưởng nước uống vì chúng được cha mẹ đựng trong các chai nước ngọt. Nhiều trường hợp vào cấp cứu trong tình trạng bỏng rát thực quản nặng, thậm chí bỏng đến tận tá tràng. Các trường hợp này về sau có thể gây hẹp thực quản không ăn được hoặc không uống được nước.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), việc ăn, uống nhầm hóa chất là một dạng tai nạn khá phổ biến ở trẻ em. Chất tẩy rửa có hai nhóm là nhóm mang tính kiềm có nhiều sút và nhóm có axit. Nếu ăn, uống phải đều gây tổn thương đường tiêu hóa với mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải. Trường hợp nhẹ, phát hiện sớm và điều trị tổn thương chỉ ở mức độ viêm, đỏ, đau. Nặng hơn gây trợt, loét nông, loét sâu và thậm chí hoại tử nặng.
Biểu hiện khi trẻ ăn, uống nhầm hóa chất thường hay ho sặc sụa, đau họng, đau miệng, đau bụng, khó thở, nặng hơn là cơ thể tím tái... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Những hoá chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone... khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng.
Riêng bột thông cống, theo các nhà hóa học, chúng có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh. Thành phần hóa học chính là các Sodium Hydroxite và các Potassium Hydroxite, phụ gia có các tính chất hóa học chứa chất kiềm nên có thể ăn mòn rất nhanh. Khi sử dụng cần tuyệt đối tránh để dính bột vào da hoặc vương vãi ra khắp nơi trong gia đình. Bởi lẽ các chất phân hủy này có thể ăn da tay và da chân gây nguy hiểm cho người sử dụng. Các gia đình có trẻ nhỏ, việc ăn nhầm càng nguy hiểm hơn nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Sai lầm gây nguy hiểm cho con
Nếu trẻ ăn, uống nhầm hóa chất việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, tuy nhiên không ít bậc cha mẹ mắc phải sai lầm. BS Nguyễn Văn Thường (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho rằng, đa phần cha mẹ khi thấy con uống nhầm hóa chất đều rất hoảng sợ, thậm chí vội vàng hô hấp nhân tạo hay móc họng gây nôn cho con. Khi không biết hóa chất trẻ uống nhầm là gì, thực hiện những cách này sẽ gây thêm nguy hiểm cho trẻ.
Điều này là do các chất có tính kiềm, axit, xăng dầu... việc kích thích nôn làm trẻ ho nhiều hơn khiến hóa chất tràn vào khí quản. Hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp sẽ gây ngộ độc, bỏng khí quản, nặng có thể suy đa tạng nguy hiểm tính mạng. Còn khi hô hấp nhân tạo, người thực hiện vô tình lại hít phải khí này mà ngộ độc vì các chất này dễ bay hơi.
Cách xử lý an toàn nhất là cần bình tĩnh xem loại hóa chất con ăn, uống phải. Với các hoá chất bay hơi, các loại axit như nước tẩy bồn cầu, acetone... bazo (xà phòng tắm, nước rửa bát, dầu gội...) nên cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để có thể trung hòa lượng hóa chất đã đưa vào cơ thể. Nhiều cha mẹ cầu kỳ pha nước chanh, nước muối hay dung dịch điện giải cho con uống nhưng không cần thiết mà mất thêm thời gian vàng sơ cứu. Điều cần lưu ý là khi uống cần tránh để trẻ bị sặc nước khi đó sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Dụ, trong trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất trong nông nghiệp thì lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Phụ huynh cho trẻ nằm thấp để tránh sặc vào phổi, hoặc có thể cho trẻ uống than hoạt tính để hấp thụ chất độc. Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc.
Để tránh trẻ uống nhầm hóa chất, các chuyên gia khuyến cáo:
Để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Những chất có độc tính cao như các hóa chất diệt côn trùng, dung môi pha sơn... cần để những hộp riêng, có khóa, không để ở tầm với của trẻ.
Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Ngược lại không đựng các hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống như Lavie, trà C2... nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp tận dụng vỏ chai nước khoáng để đựng dung dịch cần phải ghi rõ loại hóa chất, không để trên mặt bàn hoặc nơi để đồ uống và để xa tầm với của trẻ em.
Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo không nên để trẻ tự chơi một mình nên có người lớn hướng dẫn và theo dõi chăm sóc trong quá trình vui chơi.
Hà My
Theo Giadinh.net.vn
Những thói quen ăn uống giúp bạn cảm thấy tràn trề năng lượng suốt cả ngày Đánh bại cảm giác mệt mỏi kéo dài suốt cả ngày nhờ những thói quen sau. Áp lực công việc và học tập đôi khi khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày. Có rất nhiều phương pháp để giảm thiểu tình trạng tồi tệ này như tập thể dục, nghe nhạc thư giãn... Tuy nhiên, có một cách rất đơn...