Thường xuyên tăng ca tới khuya, cô gái vẫn bị công ty đào thải: Lý do cảnh tỉnh nhiều người
Câu chuyện của cô gái dưới đây là lời nhắc nhở cho nhiều người trong chúng ta.
Tiểu Mỹ và Tiểu Đình cùng thực tập ở một công ty. Điều kỳ lạ là, Tiểu Mỹ ngày nào cũng tan làm về nhà sớm, còn Tiểu Đình lại luôn ở lại tăng ca tới muộn. Vậy nhưng sau khi kỳ thực tập kết thúc, người công ty quyết định giữ lại là Tiểu Mỹ.
Tại sao lại như vậy?
Hàng ngày Tiểu Đình đến công ty sớm quẹt thẻ, việc đầu tiên sau khi bật máy tính lên không phải là sắp xếp công việc của một ngày, mà là kiểm tra weichat.
Giờ ăn trưa, tưởng chừng đang ngồi tại chỗ chăm chỉ vẽ, nhưng lại luôn tham gia vào mọi cuộc trò chuyện nào cùng đồng nghiệp, đợi tới khi tan sở, công việc được giao vẫn chưa hoàn thành, đương nhiên sẽ phải bận rộn tới khuya.
Ngược lại, Tiểu Mỹ luôn toàn tâm toàn ý quan tâm làm tốt công việc được giao rồi mới cho mình nghỉ ngơi, vì thế mà hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với Tiểu Đình, nhờ đó mà dễ dàng nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo.
Biểu hiện công việc của hai người đều được lãnh đạo để ý và ghi nhớ trong lòng. Sau khi kỳ thực tập kết thúc, ông đã lựa chọn Tiểu Mỹ cần cù chịu khó và không có gì đáng ngạc nhiên khi Tiểu Đình – người nhìn có vẻ chăm chỉ nhưng thực tế lại lười biếng – bị đào thải.
Sự chăm chỉ của Tiểu Đình, chỉ thể hiện ở bề ngoài, cô không hề để tâm, chỉ là tự mình cho rằng mình đang làm tốt mà thôi.
Lời bình
Video đang HOT
Giả vờ chăm chỉ làm lãng phí thời gian quý báu. Nó có thể “ru ngủ” được bản thân, chứ không thể lung lay được kết cục chắc chắn thất bại.
Bên cạnh chúng ta luôn có kiểu người: Hàng ngày đều đăng trạng thái chia sẻ từ mới lên trang cá nhân để học, nhưng cuối cùng vẫn để tuột mất cơ hội du học vì khẩu ngữ không đạt;
Hàng ngày đều tăng ca tới tối muộn, nhưng khi đánh giá thành tích cuối tháng luôn xếp hạng chót;
Hàng ngày trước khi ngủ đều đọc sách, nhưng sau một tháng đến nội dung cuốn sách cũng không nhớ nổi;
Hàng ngày mồ hôi đổ như mưa tại phòng tập, nhưng khi nhảy lên cân còn nặng hơn trước đó tới vài cân;
Họ cảm thấy số phận thật không công bằng, nhưng sự thật có thể là: Mất 30 phút để đăng trạng thái chia sẻ từ mới, nhưng mất tới một tiếng rưỡi để trả lời bình luận;
Tăng ca tới tối muộn, là vì trước đó nói chuyện phiếm và ngồi không;
Trước khi ngủ ôm quyển sách lên giường, đọc chưa được hai trang lại cầm điện thoại chơi;
Ở phòng tập, tất cả chưa tới nửa tiếng, nhưng lại ăn uống hàng quán hai tiếng đồng hồ.
Sự nỗ lực phô diễn với mọi người rốt cục chẳng qua là để che mắt thiên hạ. Sự nỗ lực thực sự phải là thấu hiểu bản thân nên làm gì, có thể kiểm soát bản thân mọi lúc, chứ không phải là bề ngoài quên ăn quên ngủ.
Nỗ lực làm một việc, cần sự tập trung hết mình, “chăm bẵm” bằng sự nhiệt tình và tập trung, chứ không phải bữa đực bữa cái, đứng núi này trông núi nọ, chúng ta mới hy vọng có được kết quả tốt đẹp.
Xin hãy nhớ rằng, trên con đường phía trước, giả vờ nỗ lực để ru ngủ bản thân là vô nghĩa. Thay vào đó, hãy tập trung tâm trí, dốc toàn bộ sức lực vào công việc mình đang làm, đó mới thực sự là điều đúng đắn.
Đừng giả vờ như mình đang cố gắng làm một việc gì đó, bởi kết quả sẽ không giả vờ theo bạn. Chỉ có dốc sức nỗ lực, mới có thể chắp cho mình đôi cánh để bay cao, còn không, hiện thực nhất định sẽ giáng cho bạn một cú đấm thật mạnh.
Dịch Covid-19: Doanh nghiệp ngại nhận sinh viên thực tập
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất ngưng trệ, cùng với lo ngại dịch Covid- 19, các hoạt động kiến tập, thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp thời điểm này đều phải dừng lại.
Sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing đi kiến tập tại doanh nghiệp năm 2019 - K.P
Tiến sĩ Huỳnh Thế Nguyễn, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "Trong thời điểm này, sinh viên (SV) vẫn còn nghỉ học để tránh dịch Covid- 19 nên mọi hoạt động về kiến tập đều tạm thời phải ngưng lại.
Tuy nhiên, SV khóa cuối vẫn phải thực tập tốt nghiệp. Theo kế hoạch của trường thì tháng 2 các em sẽ đi. Nhưng tình hình doanh nghiệp lúc này cũng có nhiều khó khăn, đồng thời dịch đang diễn biến phức tạp nên chắc sẽ có nhiều hạn chế".
Khối kỹ thuật, sư phạm ảnh hưởng nhiều
Được biết, năm nay Trường ĐH Tài chính - Marketing có khoảng 2.500 SV khóa cuối đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Tiến sĩ Huỳnh Thế Nguyễn cho biết trường vẫn khuyến khích SV chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để thực tập, nếu được thì vẫn tiếp tục.
Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin thêm: "Do các SV năm cuối đã trải qua 2 lần thực hành nghề nghiệp tại doanh nghiệp nên ít nhiều đã biết cách tìm kiếm nơi thực tập cho mình. Nếu doanh nghiệp nào lo ngại dịch bệnh không tiếp nhận hoặc không có nhu cầu nhận do hoạt động sản xuất bị ngưng trệ thì SV báo lại để trường hỗ trợ".
Tại Trường ĐH Cần Thơ, hoạt động thực tập, kiến tập được chuẩn bị từ học kỳ trước và theo kế hoạch là tháng 2 bắt đầu. "Trước khi lập kế hoạch, trường phải khảo sát từng doanh nghiệp để có thông tin cụ thể doanh nghiệp nào có thể tiếp nhận từ ngày nào, số lượng bao nhiêu... Dịch Covid-19 khiến trường phải điều chỉnh lại toàn bộ kế hoạch này. Những SV khối kỹ thuật, công nghệ liên quan đến các nhà máy thì ảnh hưởng nhiều hơn. Các ngành sư phạm cũng bị ảnh hưởng do học sinh từ mầm non tới THPT đều nghỉ", thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cho hay.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Châu Tuấn, Trưởng phòng Huấn luyện nhân sự, Công ty khuôn mẫu chính xác Lập Phúc, nhìn nhận: "Đúng là một số doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không có nguồn hàng để sản xuất nên hạn chế nhận SV thực tập. Kiến tập với số lượng đông thì họ e ngại về vấn đề y tế. Đối với những doanh nghiệp lớn không bị tác động nhiều thì có thể họ vẫn nhận nhưng số đó chắc không nhiều".
Thực tập dời nên tốt nghiệp trễ
Trước tình hình đó, thạc sĩ Khang cho biết SV năm cuối của trường năm nay phải chấp nhận tốt nghiệp trễ so với mọi năm. Tiến sĩ Huỳnh Thế Nguyễn cũng thông tin Trường ĐH Tài chính - Marketing sẽ đẩy lùi tiến độ xét tốt nghiệp.
Trong khi đó, chương trình đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có thiết kế học kỳ trong doanh nghiệp từ 2,5 - 4 tháng, hiện cũng phải dừng lại toàn bộ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông của trường, chia sẻ: "Đa số doanh nghiệp thời điểm này hạn chế tiếp nhận, nhất là ngành dược và khối nhà hàng, khách sạn, du lịch. Do học kỳ 2 chưa bắt đầu nên học kỳ doanh nghiệp cũng phải dời lại, tịnh tiến theo các hoạt động đào tạo".
Là một trường đào tạo chuyên về du lịch, nhà hàng, khách sạn, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn phải dừng lại các hoạt động thực tập đi tour vì dịch Covid- 19. Thay vào đó, trường chuyển một phần của thực hành bằng cách tổ chức chuyên đề trực tuyến, mời hướng dẫn viên trực tiếp trao đổi, hướng dẫn SV các nội dung cần thiết.
Theo thanhnien
Chàng công nhân để dành cả trăm triệu để xây thư viện hạnh phúc: "Đi làm được 7 triệu thì em tiết kiệm 5 triệu" 7 triệu là tiền lương mỗi tháng, có tăng ca của Khải. Tháng nào không tăng ca, chàng công nhân chỉ nhận được khoảng 5 triệu nhưng gần như dành cả số tiền đó cho việc xây thư viện. 2 năm "coi như đi làm không công" để dành tiHoàng Quang Khải ền xây thư viện miễn phí năm nay 24 tuổi, sống...