Thường xuyên nấu món ăn bổ dưỡng mà con trai 6 tuổi vẫn bé như đứa trẻ 4 tuổi, thì ra bố mẹ đã mắc phải sai lầm này
Kể cả sơn hào hải vị, bố mẹ đều không tiếc tiền mua bồi bổ cho con. Thế nhưng, so với các bạn đồng trang lứa, con vẫn thấp bé nhẹ cân. Vì sao lại thế?
Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm mũm mĩm xung quanh rồi nhìn lại con mình gầy gò ốm yếu, hỏi có ông bố bà mẹ nào lại chẳng cảm thấy chạnh lòng. Mà nhà khó khăn đã đành, đằng này chẳng có món ăn nào, kể cả sơn hào hải vị, bố mẹ đều không tiếc tiền mua về bồi bổ cho con. Thế nhưng, so với các bạn đồng trang lứa, con bạn vẫn thấp bé nhẹ cân. Vì sao lại thế?
Con 6 tuổi mà bé như đứa trẻ 4 tuổi vì sai lầm khi cho con ăn của bố mẹ
Ông bố họ Tiêu, sinh sống ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) có cậu trai rất đang yêu tên là Lang Lang. Vì công việc bận rộn nên vợ anh phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Nhà có mỗi một cậu “quý tử” nên vợ chồng anh chăm con rất kỹ lưỡng. Thế nhưng, dù đã 6 tuổi nhưng Lang Lang lại nhỏ như đứa trẻ 4 tuổi. Cậu bé gầy gò và thấp bé.
Dù được mẹ nấu cho ăn nhiều món bổ dưỡng nhưng Lang Lang vẫn thấp bé như đứa trẻ 4 tuổi (Ảnh minh họa).
Thấy vậy, mẹ của Lang Lang lại càng chăm nấu những món hầm bổ dưỡng như canh xương hầm, gà hầm… cho con ăn vì cho rằng có như thế con mới mập được. Nhưng càng ép ăn, bé trai càng sợ và tình trạng biếng ăn, kén ăn ngày càng trầm trọng. Điều này khiến Lang Lang vốn đã bé lại càng nhỏ hơn. Thế là mọi người đều khuyên anh Tiêu nên cho con đi khám vì có thể lá lách và dạ dày của bé không được tốt.
Sau khi khám cho đứa trẻ, giám đốc bệnh viện nhi đã mắng té tát vợ chồng anh Tiêu, vì cho con ăn uống không khoa học, dẫn đến tỳ vị của Lang Lang bị hư. Trong dạ dày còn tích tụ một lượng lớn thức ăn, chính nó cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng, khiến cho đứa trẻ không phát triển được.
Vì thường xuyên bị ép ăn nhiều thịt cá mà dạ dày của Lang Lang tích tụ thức ăn khiến cho lá lách bị suy yếu (Ảnh minh họa).
Điều khiến bác sĩ càng phẫn nộ hơn nữa chính là ngay từ thời điểm con bắt đầu biếng ăn, vợ chồng anh Tiêu đã không đưa con đi khám ngay. Ngược lại, còn nấu rất nhiều canh hầm xương cho con ăn. Trong khi đó, canh hầm xương chứa nhiều dầu mỡ càng làm cho trẻ khó tiêu hóa, gây gánh nặng lên cho tỳ vị, dạ dày, từ đó làm giảm chức năng của hai cơ quan này.
Video đang HOT
Có 2 kiểu ăn rất dễ hủy hoại lá lách và dạ dày của trẻ
Cứ tưởng cho con ăn chỉ đơn giản là cố gắng ép con ăn cho no và cho con ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng là con sẽ mau lớn, ai ngờ theo tư vấn của bác sĩ, có 2 kiểu ăn rất dễ phá hủy lá lách và dạ dày của trẻ mà hầu như cha mẹ nào cũng mắc phải.
1. Cho con ăn quá no
Dù là bữa chính hay bữa phụ, điều quan trọng là trẻ phải ăn trong tâm trạng vui vẻ. Bố mẹ không nên bắt ép con ăn nhiều. Vì ăn nhiều, về lâu dài sẽ khiến cho dạ dày của con dễ bị tích tụ thức ăn, dẫn đến tỳ vị và dạ dày yếu đi.
2. Cho con ăn nhiều thịt cá mỗi ngày
Nhiều người nghĩ rằng trẻ con thì cần phải ăn thịt cá nhiều mới mau lớn. Thế nhưng, theo các bác sĩ, trẻ ăn nhiều thịt cá mà không ăn rau, trái cây sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, khó tiêu hóa do nhu động ruột chậm, dễ tích tụ thức ăn làm lá lách yếu dần.
Khi lá lách và dạ dày yếu, nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng sắc mặt vàng sậm, thiếu sinh khí, nổi gân xanh gần sống mũi, mí mắt sưng đỏ, ăn kém hoặc không muốn ăn. Lưỡi của trẻ sẽ có những đốm trắng vàng xen lẫn. Chất lượng giấc ngủ kém, dễ thức dậy lúc nửa đêm, đổ mồ hôi trộm…
Lá lách và dạ dày yếu còn dễ khiến trẻ bị khó tiêu, không hấp thụ được dinh dưỡng nên thường thấp còi hơn các bạn.
Lá lách và dạ dày yếu sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể như lưỡi của trẻ sẽ có những đốm trắng vàng xen kẽ (Ảnh minh họa).
Do đó, để con phát triển tốt, hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ nên cho con ăn theo nhu cầu của trẻ, ăn đa dạng đủ các loại thức ăn: cơm, thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau xanh và trái cây.
Ngoài 2 việc trên, bố mẹ cũng nên thường xuyên khuyến khích con:
- Tập thể dục thường xuyên: Trẻ ít vận động thì khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn trẻ vận động thường xuyên. Do đó, bố mẹ hãy ủng hộ con tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, đá bóng…
- Đi ngủ sớm và dậy sớm: Tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ tốt hơn. Việc này cũng tốt cho lá lách và dạ dày.
Chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia
Thalassemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, một trong những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi, nhưng lại có thể dễ dàng phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp.
Những cặp vợ chồng đã xác định mang gen bệnh Thalassemia muốn sinh con khỏe mạnh thì thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ.
Chị Phạm Thị Th. (SN 1980, phường Tân An, TX Quảng Yên) được phát hiện mắc bệnh Thalassemia từ khi 4 tuổi. Từ đó đến nay, chị Th. duy trì đến Đơn nguyên huyết học lâm sàng, Khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, để điều trị thải sắt và truyền máu hằng tháng. Dù được điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh, nhưng do thể nặng nên mũi bệnh nhân tẹt dần, trán dô, hăng hô.
Chị Th. còn mắc các bệnh suy tim, gout. Cách đây 7 năm, chị lựa chọn làm mẹ đơn thân. Nhưng do không sàng lọc trước khi sinh, con trai của chị Th. cũng mắc bệnh Thalassemia di truyền từ mẹ.
Chị Th. chia sẻ: 2 mẹ con đều bị bệnh nên thường xuyên phải nhập viện điều trị. Sức khỏe của chị yếu nên thỉnh thoảng mới đi làm thêm được 50.000 - 60.000 đồng/ngày. Cuộc sống phụ thuộc vào hỗ trợ của người thân.
Bác sĩ CKI Đặng Phương Anh, Đơn nguyên huyết học lâm sàng, Khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết: Đến nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh Thalassemia triệt để, mà chỉ điều trị triệu chứng bằng truyền máu và thải sắt suốt cả cuộc đời.
Do đó, bệnh nhân Thalassemia phải chịu rất nhiều thiệt thòi, điều trị gian nan, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, gia đình và toàn xã hội.
Bệnh nhân Phạm Thị Th. duy trì điều trị thải sắt và truyền máu hằng tháng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Theo ước tính, nước ta có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, khoảng 20.000 người đã bị bệnh ở thể nặng và rất nặng, thường xuyên phải điều trị tại các bệnh viện. Mỗi năm ước tính có 2.000 trẻ em sinh ra mang gen căn bệnh này, do được sinh ra từ những cặp vợ chồng mang gen và hoặc bị bệnh.
Khi mới sinh ra, những bé mang gen bệnh Thalassemia trông bình thường, nhưng sau đó dần biếng ăn, mệt mỏi và chậm lớn. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Bệnh có nhiều mức độ biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Trường hợp rất nặng có thể gây phù thai, sảy thai liên tục hoặc tử vong sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim. Thể nặng thường biểu hiện rõ khi trẻ 6-24 tháng tuổi với triệu chứng suy dinh dưỡng, xanh xao, gan lách to, nhiễm trùng tái đi tái lại... Trẻ chậm phát triển thể chất, tâm thần, vận động và khó sống tới tuổi trưởng thành.
Để chẩn đoán bệnh Thalassemia, người bệnh cần đi khám bệnh khi có các biểu hiện như mệt mỏi, yếu, thở nông, da vàng, nước tiểu sẫm màu, biến dạng xương, chậm phát triển thể chất, lách to; trong gia đình có người bị bệnh Thalassemia; sống trong vùng có tỷ lệ bị bệnh cao. Người bệnh cần khai báo tiền sử gia đình và được làm xét nghiệm công thức máu sàng lọc để chẩn đoán bệnh Thalassemia.
Cần lưu ý là người mang gen bệnh hay mắc bệnh thể nhẹ thường không có biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt. Do vậy, việc phòng bệnh bằng tư vấn trước hôn nhân, nên được xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia trước khi kết hôn. Những cặp vợ, chồng mang gen và hoặc bị bệnh hoàn toàn có thể sinh ra những đứa trẻ không Thalassemia nhờ được tư vấn và chẩn đoán trước sinh bởi các bác sĩ chuyên ngành huyết học, nhi khoa và di truyền...
Từ năm 2018, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã triển khai kỹ thuật sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ. Theo đó, những cặp vợ, chồng đã xác định mang gen bệnh Thalassemia muốn sinh con khỏe mạnh, không mang bệnh, thì thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ với mục đích lựa chọn các phôi không mang gen bệnh để chuyển vào tử cung.
Ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm 2021 có chủ đề "Giải quyết bất bình đẳng trong chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tan máu bẩm sinh". Việt Nam đang tích cực hưởng ứng ngày này với thông điệp: "Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước".
Mùa nắng nóng, uống nước thế nào là đúng? Mùa hè nắng nóng, cơ thể mất nước và các chất điện giải qua mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn và thậm 3 lít/giờ, có thể gây ra những rối loạn do thiếu nước và điện giải. Trong mồ hôi, thành phần chính là nước chiếm 98%, 2% là muối (natri) và sản phẩm chuyển hóa. khi cơ thể mất...