Thường xuyên lấy ráy tai nhưng chưa chắc bạn đã biết nó tiết lộ những gì về sức khỏe
Ráy tai cũng thể hiện các vấn đề cơ thể đang gặp phải thông qua độ đặc, số lượng và đặc biệt là màu sắc, nó thay đổi theo những nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, thậm chí là di truyền.
Giống như gỉ mắt, gỉ mũi, ráy tai là một trong những vấn đề cơ thể mà hầu hết mọi người không hay nhắc đến. Nhưng chất sáp, dính (đôi khi có mùi) trong tai này là hoàn toàn tự nhiên và thậm chí nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tai của bạn.
Màu sắc, độ đặc và số lượng ráy tai của bạn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự nhiễm trùng, chấn thương hoặc thậm chí là gen di truyền.
Dưới đây, ông Michael J. Kortbus, một bác sĩ Tai mũi họng tại Cao đẳng Phẫu thuật Hoa Kỳ sẽ giải mã cho chúng ta về ráy tai, giải thích như thế nào là trạng thái bình thường của ráy tai và khi nào bạn cần phải đi gặp bác sĩ.
1. Ráy tai trắng, vàng, cam
Ông Kortbus cho biết: ” Thông thường, ráy tai có xu hướng nhờn, sáp, màu vàng trong hoặc màu ngả vàng “. Tuy nhiên, ráy tai bình thường có thể thay đổi sang màu cam đậm đặc, điều này không phải là dấu hiệu cho thấy bệnh tật.
2. Ráy tai chảy dịch vàng, trắng đục như sữa
Nếu bạn thấy tai chảy dịch đục giống như sữa màu vàng, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng do vi khuẩn. Thêm vào đó, nó cũng sẽ đi kèm với cảm giác khó chịu, đau, tấy đỏ khi bạn bị nhiễm trùng.
Điều này là bởi các ống tai ngoài luôn chứa vi khuẩn và bào tử nấm giống như trên da. Ống tai ấm, tối và ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, góp phần gây nhiễm trùng ống tai ngoài. Theo ông Kortbus, để ngăn ngừa nhiễm trùng tai ngoài, bạn nên:
Video đang HOT
- Tránh để nước vào ống tai.
- Lau sạch phần bên ngoài ống tai bằng khăn hoặc khăn giấy sau khi tắm.
- Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ mát để làm bay hơi nước trong tai (không sử dụng chế độ nóng có thể gây bỏng tai hoặc tạo điều kiện hơi ấm làm tăng nguy cơ phát triển nấm).
Nếu bạn nghi ngờ nấm tai, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
3. Ráy tai ướt chảy dịch
Theo Hiệp hội Mất thính lực Hoa Kỳ (HLAA), mặc dù ráy tai có thể hoàn toàn lành tính và phổ biến, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. ” Không giống nhiễm trùng do vi khuẩn gây đau đớn, tấy đỏ, nhiễm trùng do nấm thường không gây đau, chỉ gây chảy dịch tai. Phải mất nhiều tuần đến vài tháng điều trị để tai trở lại bình thường “, ông Kortbus cho biết.
Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn cần:
- Trộn hỗn hợp 50:50 gồm cồn Isopropyl và giấm trắng.
- Nghiêng đầu sao cho phần tai bạn muốn vệ sinh hướng lên trời, nhẹ nhàng kéo vành tai hướng ra sau để mở rộng ống tai.
- Sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ mắt, nhỏ hỗn hợp cồn – giấm vào tai để làm sạch trong tai.
- Sau một lúc, nghiêng đầu cho tai hướng xuống đất để dịch chảy ra khỏi tai của bạn.
Nếu biện pháp khắc phục tại nhà này không hiệu quả, hãy liên hệ với các cơ quan y tế.
4. Ráy tai màu đỏ hoặc đen
Ráy tai có màu đỏ chứng tỏ có máu chảy trong tai. Ráy tai màu đen có thể do lông tơ “già” hoặc cục máu đông cũ.
Theo ông Kortbus, hiện tượng chảy máu trong tai có thể xảy ra khi bạn lấy tăm bông ngoáy tai hoặc đơn giản là gãi ngứa bằng móng tay và vô tình làm xước ống tai. Những trầy xước này có xu hướng tự lành và không ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.
5. Ráy tai khô, bong tróc
Một số vấn đề da như viêm da, chàm, vẩy nến có thể dẫn đến ráy tai khô, bong tróc. Những trường hợp này ống tai chỉ tiết ra keratin – một loại protein được tạo ra bởi da, nó có thể cần phải được loại bỏ thường xuyên để tránh gây cản trở thính giác.
6. Ráy tai quá nhiều
Nếu bạn có quá nhiều ráy tai, đó có thể là do di truyền.
Ông Kortbus chia sẻ: “Khoảng một năm trước, một bệnh nhân được phân tích DNA và ghi nhận kết quả anh ta có 96% khả năng tiết quá nhiều ráy tai”.
Ráy tai thông thường sẽ thoát ra ngoài một cách tự nhiên, nhưng nếu ráy tai quá nhiều có thể tích tụ trong tai gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm mất thính giác, đau, chóng mặt, ù tai. Mặc dù bạn có thể lấy ráy tai ra bằng tăm bông, nhưng điều này có thể sẽ chỉ đẩy nó vào sâu hơn khiến mọi thứ trở nên càng nguy hiểm. Bạn nên vệ sinh tai bằng nước cất hoặc đến các chuyên khoa tai mũi họng.
Thực hư chuyện trẻ nhỏ không cần ngoáy tai?
Bạn đọc Nguyệt Anh (tranmy...@yahoo.com) hỏi: Thấy con tôi (2 tuổi) khóc, vùng vằng khi tôi ngoáy tai cho cháu, chị tôi cho biết nghe bác sĩ nói tai con nít tự làm sạch, không nên ngoáy. Nhưng tôi thấy con tôi có rất nhiều ráy tai, không ngoáy thấy không ổn?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời: Cách tốt nhất để làm sạch tai cho bé 2 tuổi con bạn là dùng khăn mềm lau bên ngoài, hoặc bông ngoáy tai mềm làm sạch nhẹ nhàng vùng ống tai ngoài khi thấy có chất bẩn đọng hay khi tai bị ướt.
Tai trẻ em có cơ chế tự làm sạch nên không cần phải ngoáy tai (Ảnh minh họa từ Internet)
Không chỉ tai trẻ em mà kể cả tai người lớn đều có cơ chế tự làm sạch, lông mao sẽ tự đẩy chất bẩn bên trong ra ngoài. Vì vậy việc ngoáy sâu không những làm bé đau, có nguy cơ gây thủng màng nhĩ nếu lỡ tay mà còn không cần thiết.
Nếu bạn ngoáy tai mà bé khóc, hãy coi chừng bạn đã ngoáy quá sâu hay quá mạnh tay, hay dùng dụng cụ cứng khiến bé bị đau, khó chịu.
Còn nếu bạn thấy con mình đã làm sạch vùng tai ngoài rồi mà tai vẫn còn nhiều ráy tai, ráy tai nằm sâu, bé bị ngứa ngáy, khó chịu hay có tiết dịch bất thường từ vùng tai, coi chừng bé bị viêm tai hay một bệnh lý nào khác.
Với trẻ em tuổi này còn có nguy cơ dị vật trong tai do trẻ nghịch dại, nhét vào hay bị côn trùng chui vào. Các trường hợp này tuyệt đối đừng cố ngoáy tai mà hãy đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc chống đông máu Để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các cục máu đông, từ đó phòng tránh nguy cơ đau tim, đột quỵ và các hậu quả khác do đông máu gây ra, nhiều người phải sử dụng thuốc chống đông máu hàng ngày. Tuy nhiên khi dùng nhóm thuốc này người bệnh cần thận trọng. Các nhóm thuốc chống đông máu thường...