Thường xuyên gặp tình trạng này, cần đi khám gan ngay
Hóa ra chảy máu cam có thể là bệnh nguy hiểm. Những nguy cơ cảnh báo sớm của bệnh gan nhiễm mỡ có thể bao gồm chảy máu bất thường, như chảy máu cam.
Hóa ra chảy máu cam có thể là bệnh nguy hiểm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Gan nhiễm mỡ nếu để lâu không điều trị, có thể gây ra những tổn thương liên tục, lâu dài cho gan, từ đó dẫn đến xơ gan. Tổn thương liên tục này có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Chảy máu cam có thể là dấu hiệu ban đầu của tổn thương gan. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dấu hiệu ban đầu của bệnh có thể gồm cả chảy máu cam, theo Express .
Có 2 loại bệnh gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ do uống rượu và gan nhiễm mỡ không do uống rượu.
Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là do uống nhiều rượu bia. Gan phải phân hủy hầu hết lượng rượu uống vào để loại bỏ khỏi cơ thể.
Nhưng quá trình phân hủy rượu có thể tạo ra các chất độc hại. Những chất này có thể làm hỏng tế bào gan, thúc đẩy quá trình viêm và làm suy yếu khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Khi điều này xảy ra, có thể dẫn đến chảy máu bất thường, theo Express .
Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), cho biết rượu có thể gây sưng và viêm gan.
Các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Thông thường, các triệu chứng sẽ nặng hơn nếu tiếp tục uống nhiều rượu trong thời gian gần nhất.
Người bệnh có thể bị chảy máu bất thường, như thường xuyên chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng, theo Express.
Một nghiên cứu được công bố trên thư viện quốc gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đã nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa chứng chảy máu cam và xơ gan.
Chảy máu cam có thể là dấu hiệu ban đầu của tổn thương gan
Nghiên cứu lưu ý rằng, chảy máu do giãn tĩnh mạch là một biến chứng đe dọa tính mạng của bệnh xơ gan, và nếu không kiểm soát được tình trạng xuất huyết hoặc tái chảy máu sớm – thường xảy ra ở 50% trường hợp, có thể dẫn đến tử vong, theo Express .
Các biểu hiện nguy kịch nhất thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính.
Một nghiên cứu khác cũng được công bố trên thư viện quốc gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đã nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng chảy máu cam ở bệnh gan giai đoạn cuối và triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng ở đường tiêu hóa.
Mặc dù hiếm gặp, bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết nặng ở đường tiêu hóa, nếu bị chảy máu cam nặng, thường là đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối, theo Express .
Video đang HOT
Khoảng 5% trường hợp chảy máu cam bắt nguồn từ phía sau mũi. Nghiên cứu lưu ý rằng chảy máu trong những trường hợp này có thể đặc biệt nghiêm trọng. Việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến mất máu quá nhiều và tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Các yếu tố rủi ro lớn nhất
Béo phì
Ăn uống kém lành mạnh
Viêm gan siêu vi, đặc biệt là viêm gan siêu vi C mạn tính
Do gien di truyền
Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ.
Các bác sĩ khuyên những người mắc gan nhiễm mỡ nên giảm cân.
Giảm cân có thể làm giảm chất béo trong gan, từ đó giúp giảm viêm và giảm tình trạng xơ hóa.
Riêng đối với bệnh gan nhiễm mỡ do uống rượu, thì điều quan trọng nhất là phải ngừng uống rượu ngay, theo Express .
Đi tiểu bao nhiêu lần là nhiều, khi nào thì nguy hiểm cần phải đi khám?
Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong một ngày đêm, nhưng mỗi người có thể khác một chút, theo Medical News Today.
Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6 đến 7 lần trong một ngày đêm
Đôi khi, đi tiểu quá nhiều có thể chỉ ra bệnh nghiêm trọng. Nhận biết sớm vấn đề có thể điều trị kịp thời, hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.
Đi tiểu nhiều có thể được điều trị được, nhưng nếu có bệnh tiềm ẩn, như bệnh tiểu đường, thì cần phải chú ý.
Nếu đi tiểu từ 8 lần trở lên trong một ngày đêm, cần phải đi khám . ẢNH SHUTTERSTOCK
Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là quá nhiều?
Đi tiểu quá nhiều là từ 8 lần trở lên trong một ngày đêm đối với người uống trung bình 2 lít nước.
Tuy nhiên, mức độ đi tiểu ở mỗi người mỗi khác, và nếu phải đi tiểu suốt ngày, không thể làm được việc gì, hoặc thức dậy cả đêm để đi tiểu, không thể ngủ được, thì có thể đó là do mắc một bệnh nào đó, cần phải đi khám ngay.
Nguyên nhân tại sao đi tiểu quá nhiều?
Khi một người đi tiểu hơn 3 lít nước tiểu mỗi ngày, điều này còn được gọi là đa niệu. Hiện tượng tiểu nhiều có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hoặc niệu quản, các vấn đề về bàng quang tiết niệu hoặc tiểu đường, mang thai hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt.
Các nguyên nhân khác hoặc các yếu tố liên quan bao gồm:
Lo lắng
Do uống thuốc lợi tiểu, như chlorothiazide hoặc sử dụng đồ ăn hay thức uống có tác dụng lợi tiểu
Đột quỵ và các bệnh về não hoặc bệnh về hệ thần kinh
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khối u ở vùng chậu
Viêm bàng quang
Ung thư bàng quang
Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
Tiểu không tự chủ
Thắt niệu đạo
Xạ trị ung thư vùng chậu
Viêm túi thừa đại tràng
Nhiễm vi khuẩn chlamydia lây truyền qua đường tình dục , theo Medical News Today .
Hai bệnh phổ biến gây đi tiểu rất nhiều
Đặc biệt, một số chứng bệnh có thể khiến phải đi tiểu 10, 20, thậm chí 30 lần hoặc hơn mỗi ngày.
Đó là viêm bàng quang và bàng quang hoạt động quá mức. Cả hai bệnh này đều có thể dẫn đến đi tiểu rất nhiều lần, cả ngày lẫn đêm, theo Healthgrades .
Rất may là, cả hai bệnh đều có thể điều trị được.
Cả hai bệnh này đều có thể gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, tiểu gấp.
Viêm bàng quang: Bệnh gây đau trong và xung quanh bàng quang. Cơn đau thường trở nặng khi bàng quang đầy và dịu đi khi bàng quang được làm trống. Những người bị viêm bàng quang nặng, nếu không được điều trị, có thể đi tiểu đến 60 lần một ngày.
Bàng quang hoạt động quá mức: Bệnh thường gây rò rỉ nước tiểu. Những người có bàng quang hoạt động quá mức có thể cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, theo Healthgrades .
Khi nào tiểu nhiều là bệnh nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều, nếu kèm thêm một số triệu chứng như sau, thì đó có thể là bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng khác cần được chú ý bao gồm:
Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu
Nước tiểu có máu, đục hoặc có màu bất thường
Tiểu không kiểm soát
Khó đi tiểu dù rất "mắc"
Tiết dịch từ vùng kín
Tăng cảm giác thèm ăn hoặc khát
Sốt hoặc ớn lạnh
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Đau thắt lưng hoặc đau một bên , theo Medical News Today .
Nếu có các triệu chứng kể trên hoặc nếu số lần đi tiểu quá nhiều làm ảnh hưởng đến cuộc sống, nên đi khám.
Ví dụ, đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận. Nếu không được điều trị, điều này có thể làm hỏng thận vĩnh viễn. Ngoài ra, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu, lây nhiễm sang các vùng khác trên cơ thể, trở nên nguy hiểm đến tính mạng, theo Medical News Today .
Mẹ béo phì, con dễ bị gan nhiễm mỡ Theo một phát hiện mới công bố, con của những bà mẹ bị béo phì có khả năng cao sẽ khởi phát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) khi trưởng thành. Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh xem ảnh chụp gan của hơn 2.900 người từng tham gia vào một nghiên cứu trước đó,...