Thường xuyên cắt móng tay, móng chân: Hại nhiều hơn lợi?
Theo các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nottingham, Anh, việc cắt móng tay và móng chân hàng ngày để trang điểm cho bàn tay, bàn chân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới móng.
Ảnh minh họa: Internet
Họ đã đưa ra một tập hợp các phương trình để xác định các định luật vật lý về sự tăng trưởng móng tay, và sử dụng chúng để làm sáng tỏ những nguyên nhân gây ra một số vấn đề về móng thường gặp nhất, như móng chân mọc quặp vào trong, móng tay hình thìa, và móng tay gọng kìm.
Cyril Rauch, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Điều đáng chú ý là một số người có thể sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là móng tay, móng chân của họ trông thẩm mỹ hơn”.
Gây chấn thương móng
Theo nghiên cứu, thường xuyên cắt tỉa móng có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng trong sự phát triển móng và gây chấn thương móng. Theo thời gian, điều này có thể dẫn tới sự biến đổi về hình dạng móng, có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh lý móng nghiêm trọng.
Rauch cũng cho biết: “Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi gợi ý rằng các tín đồ làm đẹp móng nên lựa chọn cắt ở bờ móng thẳng hoặc cong vòm, vì nếu không họ có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng chấn thương móng, dẫn tới một số tình trạng bệnh lý móng nghiêm trọng”.
Nói cách khác, lựa chọn hình dạng móng đơn giản để giảm thiểu chấn thương lên sự tăng trưởng của móng.
Phương trình tăng trưởng móng
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phương trình chung về hình dạng móng tay sau khi tính đến các tác động cho phép móng trượt về phía trước và phát triển. Phương trình cho thấy, khi các tác động bị mất cân bằng, hoặc nếu móng phát triển quá nhanh hoặc quá chậm, chấn thương trên toàn bộ móng có thể xảy ra, khiến cho móng thay đổi hình dạng theo thời gian.
Mặc dù những thay đổi trong chấn thương vật lý có thể gây ra bởi tuổi tác hoặc thay đổi chuyển hóa của cơ thể, phương trình cũng vẫn cho thấy cắt tỉa móng tay và móng chân có thể làm tăng chấn thương đối với móng.
Móng chân mọc quặp vào trong
Phương trình cho thấy chấn thương nhiều hơn ở các móng lớn và có cạnh phẳng lớn hơn, điều này có thể lý giải vì sao móng chân mọc quặp thường xảy ra ở ngón chân cái.
Các nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng móng mọc vào trong, gọng kìm và hình thìa là các tình trạng bệnh lý có liên quan. Họ cho rằng cần quan tâm hơn tới việc cắt tỉa móng tay, móng chân và việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận, đặc biệt là với số lượng ngày càng nhiều các tiệm sửa móng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tổn thương da do vẩy nến
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc vẩy nến chiếm khoảng 5-7% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Điều phiền phức là vẩy nến rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến làn da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Thương tổn trên da ở bệnh nhân vẩy nến
Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng da chết dày, có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (vẩy nến mảng), hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm, khá đồng đều (vẩy nến giọt). Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân).
Khi cạo, gãi, vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có thể là mảng lớn. Các thương tổn này thường xuất hiện ở những vị trí tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc nếp gấp. Khi bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, các móng này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gãy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp, làm hạn chế vận động (vẩy nến thể khớp). Trên da xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (vẩy nến thể mủ). Bệnh cũng có thể làm cho da toàn thân bị đỏ, căng, không hồi phục (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý bi quan, lo lắng càng làm bệnh thêm phức tạp, giảm hiệu quả điều trị.
Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, vẩy nến được coi là bệnh tự miễn. Một số yếu tố có thể gây bệnh như: cơ địa và di truyền, môi trường (ánh sáng), chấn thương thượng bì, nhiễm trùng, stress, nghiện rượu...
Khi điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc bôi như axit salicylic, thuốc corticoid hay thuốc điều trị toàn thân như: methotrexat, cyclosporin,... Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu...
Sử dụng kem bôi thảo dược an toàn cho bệnh nhân vẩy nến
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng kết hợp các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống với kem thảo dược bôi ngoài da để vừa tăng cường khả năng miễn dịch, vừa tác động tại chỗ lên vùng da bị bệnh, giúp điều trị cả nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Dẫn đầu cho xu hướng này với sản phẩm dùng đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Còn điển hình cho dòng sản phẩm bôi ngoài da là kem thảo dược Explaq.
Thành phần chính của kem thảo dược Explaq là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,... đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định pH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường.
Trong kem Explaq, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (làm bạt sừng), cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám... giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, hạn chế sự tái phát của các bệnh vẩy da. Đặc biệt, Explaq có ưu điểm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị của các thành phần dược liệu, do đó, hiệu quả điều trị cao và an toàn với người bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện nguyên tắc "trong uống, ngoài bôi" bằng cách duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên Kim Miễn Khang dùng đường uống và kem thảo dược Explaq bôi ngoài da để giảm những tổn thương do vẩy nến, tìm lại làn da khỏe mạnh tự nhiên.
Bí quyết chăm sóc bệnh da vẩy đúng cách:
1.Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
2.Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
3.Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
4.Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
5.Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
6.Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
7.Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
8.Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm
Theo TPO
Trầy da khi cắt móng tay ở tiệm có lây HIV Hôm nay em đi làm móng mà quên đem dụng cụ cắt da, người làm nail lấy dụng cụ của họ để cắt da tay thừa cho em. Trước khi cắt móng, em thấy cô nhân viên ấy có nhúng đầu kiềm vào dung dịch rửa móng tay để sát khuẩn nhưng em vẫn sợ mình bị nhiễm HIV. Lúc về khoảng một...