Thương vụ tuần qua: Thaco bắt tay Thủy sản Hùng Vương, hơn 4 tỷ cổ phiếu GVR ‘đổ bộ’ sàn HoSE
Những ngày đầu năm 2020, thị trường đón nhận nhiều tin tức bất ngờ về việc Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ “giải cứu” Thuỷ sản Hùng Vương. Ngoài ra, sàn HoSE sắp đón tân binh GVR với khối lượng niêm yết hơn 4 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng – lớn thứ 2 sau BIDV.
Thaco và Thuỷ sản Hùng Vương sẽ ký hợp tác chiến lược vào ngày 9/1 tới.
Thaco sẽ hợp tác chiến lược với Thuỷ sản Hùng Vương phát triển mảng chăn nuôi
Được biết, lễ ký hợp tác chiến lược giữa Thadi (công ty con của Thaco) và Công ty Cổ phần Thuỷ sản Hùng Vương (HoSE:HVG) sẽ diễn ra vào ngày 9/1 tới tại TP. HCM. Nội dung hợp tác chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết Thadi sẽ hợp tác đầu tư phát triển mảng chăn nuôi của HVG bao gồm thuỷ sản và nuôi lợn.
Thông tin Thaco sẽ hợp tác với Hùng Vương xuất hiện trong bối cảnh tình hình kinh doanh của HVG liên tục giảm sút.
Trong năm 2019, HVG liên tục tái cơ cấu, cắt bỏ công ty con, dự án cũng như các mảng kinh doanh để thu hẹp hoạt động về lĩnh vực trọng điểm.
Trong quý IV/2019, HVG đạt 687 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Do bán hàng thấp hơn giá vốn dẫn đến việc HVG ghi nhận khoản lỗ gộp 36 tỷ đồng; lỗ ròng của quý IV là 242 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm tài chính 2018-2019, doanh thu của HVG giảm hơn một nửa, từ 8.100 tỷ xuống 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm 600 tỷ đồng, từ 104 tỷ đồng xuống -500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm từ 1,5 tỷ đồng xuống -476 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2019, lỗ lũy kế của HVG đã lên đến 892 tỷ đồng.
Đơn vị trực tiếp hợp tác với Hùng Vương là Thadi, công ty con của Thaco, được thành lập vào tháng 3/2019 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh nông – lâm nghiệp bao gồm nghiên cứu phát triển, nông trường mẫu, chăn nuôi mẫu thực nghiệm, sản xuất vật tư nông nghiệp hữu cơ sinh học, chế biến trái cây…
Video đang HOT
Trước Thuỷ sản Hùng Vương, Thadi đã hợp tác chiến lược với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), nhằm phát triển mảng trồng trọt và chuỗi giá trị logistics với dịch vụ vận tải nông nghiệp chuyên dụng phục vụ cho việc xuất khẩu trái cây.
Hơn 4 tỷ cổ phiếu GVR ‘đổ bộ’ sàn HoSE
Hôm 3/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR) với khối lượng 4 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng. Mã chứng khoán được giữ nguyên là GVR.
Nếu lên HoSE, GVR sẽ có vốn điều lệ lớn thứ 2, chỉ xếp sau BIDV. Vốn nhà nước đang chiếm 96,77% vốn điều lệ của GVR.
Hồi tháng 12/2019, GVR cho biết sẽ hoàn thành việc quyết toán vốn lần 2 và chính thức bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần chậm nhất trong quý I/2020.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, lũy kế 9 tháng năm 2019, GVR ghi nhận doanh thu thuần hơn 12.948 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.309 tỷ đồng. Do chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ 1/6/2018 nên báo cáo của GVR không có so sánh 9 tháng cùng kỳ. Với kê hoach năm 2019 đạt 24.224 tỷ đồng doanh thu va lợi nhuận sau thuê 4.150 ty đông, doanh nghiệp này mới hoàn thành được 53% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản của GVR ghi nhận 76.020 tỷ đồng, chu yêu năm ơ tai san dai han với hơn 57.905 ty đông. Trong đo, tai san cô đinh chiêm hơn 27.699 ty đông, tăng 9% và chi phi xây dưng dơ dang dai han 21.400 ty đông, giam 15% so vơi hôi đâu năm. Nợ phải trả cuối kỳ chiếm 1/3 tổng tài sản, trong đó nợ tài chính ngắn hạn hơn 2.536 tỷ đồng và nợ tài chính dài hạn 9.662 tỷ đồng.
‘Shark’ Thuỷ thoái vốn tại Apax English để đầu tư vào trường liên cấp quốc tế
Hôm 2/1, Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (HoSE:IBC) công bố đã mua lại 6,6 triệu cổ phần tại Apax English từ ông Nguyễn Ngọc Thuỷ với giá 53.000 đồng/cổ phần.
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ còn được biết đến là ’shark’ Thuỷ, hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Apax Holdings. Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đại diện cho Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup sở hữu hơn 54,3 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ 71,4% vốn điều lệ.
Sau giao dịch với ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Apax Holdings nâng tỷ lệ sở hữu tại Apax English từ 68,91% lên 79,69% vốn.
Được biết, ’shark’ Thuỷ thoái vốn tại Apax English để đầu tư vào trường liên cấp Firbank Australia International School, dự kiến tuyển sinh vào năm 2021.
Trước đó, vào quý III/2019, Apax Holdings của ’shark’ Thủy đã mua khu đất có diện tích 7.427,5m2 tại số 423 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để mở trường liên cấp quốc tế Firbank Australia International School.
Masan nắm 83,74% cổ phần tại VCM – công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart
Trong ngày làm việc cuối cùng của năm 2019, Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan thông qua nghị quyết nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty cổ phần phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. VCM là công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart .
Nghị quyết cũng thông qua việc phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty hợp nhất là công ty con của VCM. Công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
HĐQT của Masan cũng ủy quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT) hoặc ông Danny Le (Trưởng bộ phận Chiến lược và Phát triển) có quyền quyết định các điều khoản và điều kiện cụ thể của các tài liệu giao dịch.
Hai ông này cũng có quyền ký kết, chuyển giao và thực hiện các tài liệu giao dịch.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
"Soi sức khoẻ" Thủy sản Hùng Vương (HVG): Nợ phải trả gấp 4,6 lần vốn chủ sở hữu
Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 và lũy kế cả năm của năm tài chính 2019 (từ ngày 1/10/2018 - 30/9/2019) với doanh thu thuần giảm hơn 51% và lỗ ròng đến 476 tỷ đồng.
Với khoản lỗ lớn trong năm nay, lỗ luỹ kế của Hùng Vương đã tăng lên mức 892 tỷ đồng
Cụ thể, theo công bố báo cáo tài chính hợp nhất qúy IV/2019 với doanh thu giảm gần 59%, chỉ đạt 687 tỷ đồng. Công ty cũng lâm vào cảnh kinh doanh dưới giá vốn khi lỗ gộp hơn 36 tỷ đồng.
Cùng kỳ năm trước, Hùng Vương ghi nhận doanh thu tài chính bất thường 229 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác 152 tỷ đồng trong khi năm nay không phát sinh.Cùng với đó, tổng các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong qúy IV/2019 là gần 190 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Các yếu tố này dẫn đến lợi nhuận trước thuế quý IV/2019 giảm sâu từ 416 tỷ xuống còn 237 tỷ đồng, lỗ ròng gần 242 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm tài chính 2019, Hùng Vương đạt doanh thu thuần gần 3.952 tỷ đồng, giảm hơn 51% và lỗ ròng đến 476 tỷ đồng.
Với khoản lỗ lớn trong năm nay, lỗ luỹ kế của Hùng Vương đã tăng lên mức 892 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2019, vốn chủ sở hữu của Hùng Vương co lại còn 1.563 tỷ đồng từ mức 2.143 tỷ đồng hồi đầu năm tài chính.
Cuối năm tài chính 2019, doanh nghiệp này ghi nhận lượng nợ phải trả gần 7.214 tỷ đồng, tăng 12% (tương ứng 773 tỷ đồng) so với đầu năm. Phần tăng lên chủ yếu là tiền phải trả người bán ngắn hạn, tăng từ 2.475 tỷ đồng lên đến 3.417 tỷ đồng.
Riêng tổng lượng nợ vay của Hùng Vương vào cuối năm tài chính 2019 là 3.062 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là chủ nợ lớn nhất của Hùng Vương, với tổng cho vay hơn 2.005 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với gần 601 tỷ đồng.
Trái ngược với kết quả kinh doanh bê bết, cổ phiếu HVG đã tăng liên tiếp 9 phiên gần nhất và thuộc nhóm cổ phiếu nông nghiệp trên sàn HOSE được cải thiện đáng kể về thanh khoản trong tuần giao dịch (từ 21 - 25/10) ghi nhận đạt mức tăng khối lượng giao dịch bình quân tới hơn 570%, đạt hơn 2 triệu đơn vị/phiên.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh thu sụt giảm mạnh, thuỷ sản Hùng Vương báo lỗ 129 tỷ đồng trong quý III/2019 Trong quý vừa qua, lợi nhuận sau thuế của HVG ở mức -129 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ tiêu này vẫn ở mức 13 tỷ đồng CTCP Hùng Vương (mã HVG) mới công bố báo cáo tài chính quý III năm 2019 (niên độ 1/10/2018-30/9/2019). Theo đó doanh thu thuần trong quý của HVG đạt được là 527 tỷ đồng, giảm...