Thương vụ thoái vốn lớn trên sàn chứng khoán Sài Gòn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) cho biết, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) sắp thoái vốn tại công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn (SPSC) dưới hình thức đấu giá công khai 51% cổ phần của SPSC.
Cụ thể, phiên đấu giá công khai 51% vốn điều lệ của SPSC, tương ứng 1.530.000 cổ phần SPSC sẽ diễn ra vào 14/7/2016 tại. Giá khởi điểm mà Satra đưa ra là 30.000 đồng/cổ phần, gấp 1,54 lần giá trị sổ sách tại ngày 31/12/2015.
Với giá này, tổng giá trị mà Satra nhận được tối thiểu là 45.900.000.000 đồng, cũng có nghĩa là bên thắng trong cuộc đấu giá phải bỏ ra ít nhất 45.900.000.000 đồng. Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, hiện có khoảng 25 nhà đầu tư đăng ký tham gia, với số lượng đăng ký giao dịch lên đến 9.300.000 cổ phần, gấp 6 lần số lượng chào bán.
Đây được xem là một thương vụ thoái vốn lớn trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Cổ phiếu này cũng được chú ý khi liên quan đến ông lớn Satra và gắn với cái tên Dầu khí – một &’họ’ chứng khoán lớn trên thị trường.
Theo Bản công bố thông tin của SPSC, hoạt động chiếm tỷ trọng và doanh thu lớn nhất của công ty là cung ứng nhân viên tiếp thị cho Nhà máy Bia Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này đã chấm dứt vào cuối tháng 3/2016, do công ty mẹ của Nhà máy Bia Việt Nam là tập đoàn Heineken chủ trương sử dụng dịch vụ cung ứng lao động của đơn vị do công ty mẹ chỉ định áp dụng chung trên toàn cầu. Mất hoạt động này doanh thu của SPSC năm 2016 sẽ sụt giảm khoảng 127 tỷ đồng và lãi gộp giảm khoảng 5,3 tỷ đồng.
Như vậy nguồn thu chủ lực của SPSC hiện không còn, trong khi khả năng tăng trưởng ở các mảng hoạt động còn lại vẫn chỉ ở dạng tiềm năng.
Ngoài mảng cung cấp nhân sự như nêu trên, SPSC còn hoạt động trong lĩnh vực du lịch và bất động sản.
Dự án 259 Điện Biên Phủ – TP Hồ Chí Minh
Đối với mảng bất động sản, hiện tại công ty đang quản lý và khai thác 4 mặt bằng tại TPHCM. Nổi bất nhất trong đó là mặt bằng tại 259 Điện Biên Phủ, P.7, Quận 3 với diện tích 1.500m2 được quy hoạch làm dự án chung cư cao tầng. Ba mặt bằng còn lại thuộc các khu vực không đắc địa với diện tích chỉ khoảng 200m2 – 900m2 và chưa được giao đất.
Năm 2009, SPSC đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần bất động sản C.T (C.T Land) để thành lập công ty liên doanh Công ty cổ phần đầu tư Căn hộ xanh – CT Dầu khí (gọi tắt là CT Green) thực hiện dự án chung cư cao cấp tại 259 Điện Biên Phủ, P.7, Quận 3 theo tỷ lệ góp vốn 30 : 70 trên tổng vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. C.T Land sau đó đã chuyển nhương toàn bộ cổ phần của mình trong CT Green cho Sơn Kim Land và Indeco. Vốn điều lệ hiện tại của CT Green đã là 116 tỷ đồng nhưng SPSC vẫn chỉ góp được 1,8 tỷ (tương ứng 1,55% vốn điều lệ mới).
Video đang HOT
Theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, SPSC sẽ nhận được lợi ích cố định hàng năm đến năm 2022 mà không phụ thuộc vào thời gian triển khai dự án cũng như tỷ lệ góp vốn của SPSC trong CT Green.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của SPSC Quý 1/2016 cho thấy SPSC có vốn điều lệ chỉ 30 tỷ, quỹ đầu tư phát triển có khoảng 22 tỷ, và lợi nhuận tích lũy từ các năm trước khoảng 7 tỷ, trong khi tổng nợ của SPSC hiện lên đến 250 tỷ. Trong đó, có một khoản nợ tài chính giá trị tổng cộng đến 242 tỷ và nợ thuế 7,3 tỷ.
Được biết, khoản nợ tài chính này phát sinh từ việc vay để thanh toán tiền sử dụng đất của khu đất 259 Điện Biên Phủ, P.7, Quận 3, và sẽ chỉ được tất toán khi chuyển nhượng khu đất, nếu không SPSC có khả năng sẽ bị phạt một khoản tiền tương đương.
Trong khi đó, trên bảng cân đối kế toán của SPSC, tài sản của công ty không có gì nổi bật, kể cả tài sản cố định và bất động sản đầu tư. Các bất động sản trong danh mục mặt bằng mà công ty được giao quản lý cũng không được ghi nhận trong mục tài sản, nên có thể hiểu chưa có bất động sản nào thật sự là tài sản của SPSC.
Trong các cuộc đấu giá, mặc dù thông tin về đối tượng đấu giá được cung cấp trong bản công bố thông tin, nhưng các hồ sơ pháp lý, tài liệu giao dịch, hợp đồng và chứng từ liên quan đến hoạt động của đối tượng đấu giá lại không được chia sẻ rộng rãi. Chính vì thế, nhà đầu tư cần phải tìm hiễu kỹ khi tiếp cận các thông tin và thận trọng với quyết định của chính mình.
Hoàng An
Theo_VietNamNet
Đằng sau thương vụ thoái vốn dự án đất vàng Sabeco
Góp vốn thành lập công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl chưa lâu, dự án "đất vàng" ở quận 1 TP. HCM vừa khởi động, Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bất ngờ công bố thoái vốn. Và quyền mua 26% cổ phần tại Sabeco Pearl được dành cho 3 công ty tư nhân khá kín tiếng....
Dự án Sabeco Pearl tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Điều lệ Sabeco và các biên bản tổng hợp ý kiến thành viên HĐQT ngày 30/5/2016, cùng ngày, HĐQT đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐQT thông qua việc thoái vốn đầu tư của Sabeco tại Sabeco Pearl. Sabeco đã báo cáo phương án thoái vốn tại Sabeco Pearl và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện trước khi chính thức thoái vốn.
Dự án Sabeco Pearl bán lúa non?
Cụ thể, Sabeco sẽ bán đấu giá 14.733.342 cổ phần, tương đương 26% vốn điều lệ của Sabeco Pearl. Với giá khởi điểm 13.247 đồng/CP, dự kiến Sabeco sẽ thu về tối thiểu 195 tỷ đồng. Việc bán đấu giá cạnh tranh cho các cổ đông sáng lập còn lại của Sabeco Pearl sẽ thực hiện ngay trong quý II/2016, tức là tháng 6 này.
Được biết, Sabeco Pearl có vốn điều lệ gần 566,7 tỷ đồng, mà Sabeco mới tham gia góp vốn liên doanh từ đầu năm 2015 để đầu tư dự án tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận I, TP HCM). Đây là khu "đất vàng" hiếm hoi có tới 4 mặt tiền gồm phố Đông Du, Thi Sách, Hai Bà Trưng, Công trường Mê Linh và rộng hơn 6.000m2. Hàng chục năm qua, Sabeco được thuê đất dài hạn để khai thác sử dụng.
Công ty Sabeco Pearl có 4 cổ đông sáng lập, gồm: công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An sở hữu 25%, công ty CP Đầu tư Mê Linh nắm 26%, Sabeco sở hữu 26% và công ty CP Attland sở hữu 23%.
Theo phương án thoái vốn, 3 cổ đông sáng lập còn lại của Sabeco Pearl được quyền ưu tiên tham gia đấu giá, mua toàn bộ 26% cổ phần còn lại. Hai công ty Hà An và Mê Linh có cơ hội nắm quyền chi phối tới 51-52% vốn tại Sabeco Pearl, nhờ đó sẽ nắm quyền quyết định tới việc triển khai đầu tư dự án cao ốc trên "đất vàng" Hai Bà Trưng.
Thị trường vẫn đang dõi theo cuộc đấu giá cổ phần Sabeco Pearl vì mức giá khởi điểm 13.247 đồng/CP được cho là quá "bèo" nếu so với quyền sở hữu, khai thác khu "đất vàng" hứa hẹn đem lại lợi nhuận "khủng" cho chủ đầu tư...
Điều khó hiểu là Sabeco vội vàng "bán lúa non" cổ phần tại Sabeco Pearl khi dự án cao ốc mới khởi động chưa lâu? Và ai trong số 3 cổ đông sáng lập sẽ là "ngư ông đắc lợi" khi nắm quyền chi phối tại Sabeco Pearl?
"Tư nhân hoá" đất vàng?
Do Sabeco chưa thực hiện thoái vốn hay niêm yết nên khó thâu tóm doanh nghiệp và quỹ đất đai rộng lớn. Một con đường thâu tóm khác là thông qua "góp vốn liên doanh" và thoái vốn hợp pháp.
Sau khi Sabeco góp vốn thành lập Sabeco Pearl, ngày 29/1/2016, công ty này đã giới thiệu dự án khu phức hợp căn hộ thương mại văn phòng tọa lạc tại khu "đất vàng" Hai Bà Trưng.
Dự án có hai toà tháp cao 36-48 tầng, trong đó có 9 tầng khối đế, còn lại chủ yếu là tầng căn hộ với diện tích đa dạng từ 68 105 m2... Dự án này ngay lập tức gây "sốt" trên thị trường bất động sản với mức giá được dự báo lên tới vài nghìn USD mỗi mét vuông.
Theo thông tin trên một số website về bất động sản, dự án toạ lạc tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng có tên là Saigon Me Linh Tower, do Sabeco Pearl là chủ đầu tư, liên doanh với Novaland Group phát triển dự án. Dù dự án chưa thi công xong móng nhưng đã có hoạt động huy động vốn, chào bán căn hộ...
Chuyện Sabeco góp vốn và rút lui cũng hé lộ vài chi tiết lạ thường. Tại ĐHCĐ thường niên 2016 ngày 27/5 vừa qua, cổ đông đã chất vấn HĐQT Sabeco về việc góp vốn bằng khu đất số 06 Hai Bà Trưng có phù hợp với chủ trương thoái vốn ngoài ngành đang thực hiện không và hệ quả về sau sẽ như thế nào.
Ông Võ Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Sabeco, cho biết khu đất số 6 Hai Bà Trưng được đưa vào góp vốn với tỷ lệ 26% vốn điều lệ của liên doanh. Sabeco không sở hữu khu đất này mà chỉ là được quyền Nhà nước ưu tiên cho thuê.
"Sabeco từng định làm trụ sở tổng công ty song lại vướng những quy định về đầu tư ngoài ngành và một số quy định khác nên "rất khó cho Sabeco theo đuổi những dự án như vậy. Nếu muốn làm dự án thì công ty phải đóng riêng số tiền đất rất lớn, lên tới 1.000 tỷ đồng theo định giá đất hiện hành"Ông Hà chia sẻ. Hơn nữa, Sabeco cũng không có nhu cầu sử dụng hết diện tích sàn xây dựng của dự án, mà cũng khó cho thuê lại vì vướng quy định.
Trong khi Sabeco có tiềm lực tài chính mạnh, vốn điều lệ hơn 6.412 tỷ đồng lại tỏ ra "đắn đo" trước số tiền đất lớn thì đối tác liên doanh Sabeco Pearl vốn nhỏ hơn lại sẵn sàng "mở hầu bao" mua đất.
Báo cáo tài chính của Sabeco Pearl cho hay, tại thời điểm 31/12/2015, công ty này đạt tổng tài sản hơn 1.018 tỷ đồng. Chủ yếu là các chi phí xây dựng cơ bản dở dang, lớn nhất là tiền sử dụng đất của khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (sau điều chỉnh) là 997,3 tỷ đồng.
Điểm lạ nữa, ĐHCĐ thường niên 2016 không hề đề cập đến việc Sabeco sẽ thoái vốn khỏi liên doanh Sabeco Pearl hay việc thay đổi chủ trương đầu tư dự án số 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Do đó, động thái Sabeco "rút chân" vội vàng khỏi Sabeco Pearl chỉ ba ngày sau Đại hội cổ đông càng làm dấy lên nghi vấn về con đường "tư nhân hoá" đất vàng ở Sabeco.
Khánh An
Theo_VnMedia
Chờ đón các thương vụ M&A ngân hàng trong 2016 Mùa ĐHCĐ ngân hàng gần kề cũng là thời điểm để thị trường, nhà đầu tư, cổ đông nghe ngóng về các thương vụ sáp nhập, hợp nhất (M&A) trong lĩnh vực này. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho hay là sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý sở hữu chéo, nhằm lành...