Thương vụ chiến đấu cơ tàng hình Su-75 ‘cùng thắng’ giữa Nga và UAE
Thương vụ máy bay chiến đấu Su-75 Chiếu tướng đang chờ xử lý có thể hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng đang gặp khó khăn của Nga và phá vỡ sự phụ thuộc của UAE vào Mỹ.
Hình ảnh máy bay chiến đấu Su-75 Checkmate. Ảnh: Rostec
Nga đặt mục tiêu hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 Checkmate (Chiếu tướng) mới của mình với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), một động thái có thể hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng đang gặp khó khăn của Nga, đồng thời giảm sự phụ thuộc của UAE vào Mỹ và phương Tây về máy bay chiến đấu.
Hai bên hiện đang đàm phán để cùng sản xuất các vật liệu composite cần thiết và công nghệ viễn thông cho máy bay chiến đấu phản lực Su-75, theo các báo cáo. Nếu đàm phán thành công, thỏa thuận sẽ có lợi về mặt kinh tế cho UAE, tạo ra sự thúc đẩy đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng khi nước này cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của mình.
Việc UAE quyết định tham gia các cuộc đàm phán hợp tác sản xuất Su-75 với Nga được đưa ra sau khi nước này quyết định đình chỉ các cuộc đàm phán với Mỹ về việc mua máy bay chiến đấu F-35. UAE viện dẫn áp lực của Mỹ trong việc loại bỏ Huawei khỏi mạng viễn thông của họ và tranh chấp về số lượng công nghệ F-35 sẽ được chuyển giao là lý do để đình chỉ đàm phán.
Đây không phải là hợp tác chiến lược đầu tiên giữa Nga và UAE. Năm 2017, hai nước đã công bố khởi động chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, nhằm mục đích đưa loại máy bay này vào phục vụ từ năm 2025.
Việc UAE thay đổi loại máy bay chiến đấu ưa thích cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở Trung Đông và có thể tạo tiền lệ mua sắm cho các nước giàu dầu mỏ khác trong khu vực.
Su-75 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, được thiết kế nhằm giúp Nga tái gia nhập phân khúc thị trường máy bay chiến đấu từng được thống trị bởi các chiến đấu cơ hạng nhẹ như MiG 21. Nó được thiết kế hướng đến các khách hàng như Việt Nam, Ấn Độ và các nước châu Phi.
Su-75 nhắm tới lợi thế bán hàng chính là cung cấp các khả năng của thế hệ thứ 5 với giá chỉ bằng một phần nhỏ của F-35. Các đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bao gồm khả năng quan sát thấp, kết nối mạng và công nghệ tổng hợp dữ liệu. Những công nghệ này mang lại cho chúng một lợi thế đáng kể so với chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hiện tại.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga có thể đáp ứng được kỳ vọng hay không. Kể từ năm 2017, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bị suy giảm về năng lực và quy mô.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ. Ảnh: AFP
Su-75 chủ yếu dựa vào vật liệu composite trong khi ngành công nghiệp vật liệu của Nga không tiên tiến như ở Mỹ và châu Âu. Động cơ Izdeliye-30 của Su-75 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và Moskva vẫn chưa thể sản xuất radar AESA hiệu quả về chi phí, khi các báo cáo cho thấy họ gặp khó khăn trong việc phát triển các mô-đun chuyển / nhận của radar.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cũng đang phải vật lộn với những thách thức về nguồn nhân lực công nghệ cao, các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Mặc dù Nga có khả năng sản xuất “siêu vũ khí” như tên lửa hành trình hạt nhân Burevestnik và tàu lặn không người lái dưới nước chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon, nhưng nước này lại gặp khó khăn trong việc sản xuất các mặt hàng thông thường hơn.
Ví dụ, hầu hết các máy bay chiến đấu xuất khẩu của Nga là các biến thể hiện đại hóa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27 và MiG-29 từ thời Liên Xô, có thiết kế cơ sở sắp lỗi thời vào những năm 2020.
Dòng MiG-29 đã cũ kỹ. Ảnh: WikiCommons
Do đó, Nga phải loại bỏ các thiết kế có từ thời Liên Xô cũ này và sản xuất các thiết kế mới nếu muốn chiếm lại thị phần máy bay chiến đấu hạng nhẹ trong tương lai gần.
Thực tế cho thấy, Su-75 là một thiết kế mới ra đời từ nhu cầu của Nga về cập nhật danh mục xuất khẩu máy bay chiến đấu và thu hút khách hàng mới. Nhưng có thể phải mất nhiều năm nữa Su-75 mới sẵn sàng cho những khách mua tiềm năng.
Mỹ, Trung Quốc cạnh tranh giành ảnh hưởng tại UAE
Là quốc gia Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ và là khách hàng truyền thống của Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) lại đang ngả dần về phía Trung Quốc, ngày càng tạo ra một thế giới đa cực.
Theo đài RT, cách đây một tuần, Mỹ đã tiết lộ các cáo buộc với giới truyền thông rằng Trung Quốc đang xây dựng một "cơ sở quân sự bí mật" ở UAE. Cơ sở đó thực ra là một tòa nhà nhiều tầng, không khó phát hiện, đã buộc phải dừng xây dựng sau khi Mỹ can thiệp.
Truyền thông Mỹ cũng có nhiều tin tức tương tự, cáo buộc Trung Quốc xây các cơ sở quân sự bí mật, như ở Guinea Xích đạo. Không muốn Trung Quốc có căn cứ quân sự ở nước ngoài nhưng bản thân Mỹ lại có hàng trăm căn cứ ở nước khác.
Tàu container ở cảng Khalifa ở UAE, nơi Mỹ nghi ngờ Trung Quốc có hoạt động xây dựng căn cứ bí mật. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, liên quan tới UAE, dường như Mỹ đang có ý định tác động tới mối quan hệ của Trung Quốc với UAE.
UAE từ nhiều năm qua là quốc gia đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ, nhưng ngày càng cởi mở với Trung Quốc, khiến cho nước này rơi vào tình thế khó khăn khi nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới đang gia tăng.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó đã quyết định bán máy bay F-35 cho UAE với điều kiện UAE không cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia mạng lưới 5G, một yêu cầu dường như khó có tác dụng.
Tại sao UAE lại quan trọng về mặt chiến lược tới vậy? UAE đã phát triển và thịnh vượng nhờ mối quan hệ theo kiểu bảo trợ với phương Tây. Để UAE ủng hộ mục tiêu chính trị của phương Tây ở Trung Đông và được bán nhiều dầu cho phương Tây, Mỹ và đồng minh đảm bảo an ninh chính trị cho UEA trước các đối thủ như Iran và Iraq.
Kết quả là, UAE dần dần trở thành "bệ phóng quân sự" trong khu vực theo một trật tự ủng hộ Mỹ do Saudi Arabia dẫn đầu và tại Trung Đông. UAE có căn cứ không quân của Mỹ và Pháp. UAE mua vũ khí từ các tập đoàn Mỹ và dưới ảnh hưởng của Mỹ, UAE đã bình thường hóa quan hệ với Israel năm 2020 theo Thỏa thuận Abraham mang tính lịch sử.
Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi. Khi thế giới dần chuyển sang xe điện và năng lượng tái tạo, dầu không còn là nguồn tài sản bất tận với các nước Vùng Vịnh. Điều này đã buộc họ phải cân nhắc chiến lược dài hạn nhằm đa dạng hóa kinh tế và tạo dựng nguồn thu ngân sách từ các lĩnh vực khác.
UAE từ lâu đã nỗ lực phát triển thành một nền kinh tế tập trung vào bán lẻ và du lịch, trở thành nơi giao thoa của thế giới. Nhưng để làm điều đó, UAE đã chuyển một phần đáng kể chiến lược của mình "hướng đông", xây dựng quan hệ mạnh mẽ với các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, chứ không chỉ tập trung vào những nhà bảo trợ truyền thống phương Tây.
Khi không chỉ tập trung vào xuất khẩu dầu, chuyển sang chiến lược "hướng đông", UAE đã bán nhiều năng lượng cho Trung Quốc hơn Mỹ, làm giảm lợi thế truyền thống của Mỹ.
Ngoài ra, UAE cũng tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, được Trung Quốc đầu tư nhiều và tăng cường thương mại. UAE rất ủng hộ Huawei. UAE phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn vaccine COVID-19 và thường ủng hộ quan điểm của nước này về vấn đề Tân Cương.
Từ quan điểm chiến lược, lãnh đạo UAE cho rằng có lợi ích và đảm bảo chính trị lâu dài khi phát triển quan hệ với một quốc gia không phụ thuộc phương Tây như Trung Quốc.
Mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa UAE và Trung Quốc đang bắt đầu vượt "lằn ranh đỏ" của Mỹ. UAE có vị trí chiến lược, gần Vịnh Oman dẫn tới Ấn Độ Dương và Mỹ muốn thông qua UAE để tạo ảnh hưởng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, cạnh tranh với Trung Quốc.
UAE cũng tránh dần các nhà cung cấp vũ khí truyền thống mà quan tâm hơn tới vũ khí Trung Quốc, Nga.
Các diễn biến này khiến Mỹ lo lắng UAE đang dao động và Mỹ đang chống lại vai trò của Trung Quốc ở UAE. Một trong những nỗ lực đó là bán F-35 cho UAE để nước này loại bỏ Huawei. Thương vụ này chưa được chốt và cáo buộc Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở UAE không gây chú ý với dư luận như mong muốn của Mỹ.
UAE đã mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN
Điều mà Mỹ đang đánh giá thấp là UAE không còn muốn tiếp tục với chỉ một quan hệ chiến lược với Mỹ. Pháp đã chốt thỏa thuận bán máy bay Rafale cho UAE. Dù nói mua Rafale của Pháp không phải là để thay thế F-35 của Mỹ nhưng UAE đã có thông điệp rõ ràng với Mỹ. Cùng lúc đó, UAE đã cử quan chức cấp cao tới Iran để đàm phán - thêm một tin xấu với Mỹ.
Cả hai động thái trên cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ với UAE đang yếu dần. Mỹ muốn đẩy Trung Quốc ra khỏi UAE nhưng không có tác dụng.
Ngay cả khi Trung Quốc không thể thay thế Mỹ xét về tầm quan trọng quân sự với UAE nhưng Trung Quốc đang ngày càng hiện diện trên nhiều mặt trận mà Mỹ khó "hất cẳng" khỏi UAE.
Chân dung lãnh đạo mới của Interpol Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã có tân lãnh đạo mới, đó là Tướng Ahmed Nasser al-Raisi của các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE). Tướng Ahmed Nasser al-Raisi. Ảnh: EPA Tờ Guardian (Anh) cho biết Tướng Ahmed Nasser al-Raisi đã có nhiều thành tựu cá nhân bao gồm bằng quản lý cảnh sát tại Đại học Cambridge...