Thương vụ ái tình (Phần 13)
Bà Ngân nhướng mày, lạnh nhạt nói, rồi hất tay Đỗ Quyên ra. Đỗ Quyên bất lực, chỉ có thể nhìn thấy cánh cửa đang bị khóa trái, còn mình thì bị nhốt trong phòng.
Nỗi sợ hãi dâng lên khi trong phòng không có ai. Nếu có kẻ nào đó lấy được đồ và đã rời đi, thì tìm hắn sẽ thật khó khăn. Bà không chỉ có một, hai kẻ thù vớ vẩn. Hơn nữa, trong thời điểm hiện tại, bà càng phải cẩn thận hơn.Bà Ngân ngồi xuống bàn làm việc của mình, cảm thấy có chút lạ lùng. Đồ đạc trên mặt bàn bị xê dịch ít nhiều khiến bà cảnh giác. Bà Ngân nhíu mày nhìn xung quanh phòng.
Con gái bà, Đỗ Quyên, đã biết được một số chuyện chẳng mấy hay ho. Nếu cô biết tất cả sự thật, chắc chắn sẽ sốc. Bà Ngân đứng dậy, nhẹ nhàng đi quanh phòng, và dừng lại ở trước kẹt tủ. Một nơi đủ rộng để có thể trốn vào đó.
Đỗ Quyên đứng trong cái kẹt, vừa lo lắng vừa hồi hộp. Người đàn ông kia vòng tay ôm lấy cô, không để cô phát ra tiếng động, cũng là để trấn an.
Bà Ngân đứng đó một lúc lâu, rồi mới rời đi. Đỗ Quyên chờ đến khi nghe thấy tiếng cửa được mở ra và đóng lại, lúc này cơ thể đang căng cứng của cô mới được thả lỏng.
Đỗ Quyên thở phào một tiếng, chui ra khỏi cái kẹt. Cô ngồi bệt xuống đất, khẽ kêu lên.
- Sợ muốn chết mất thôi!
- Nhanh lên nào. Chúng ta không có thời gian đâu.
Đỗ Quyên gật đầu, nắm lấy bàn tay đang chìa ra của anh ta, lấy đà và đứng dậy. Đúng lúc này, cánh cửa phòng bật mở. Bà Ngân bàng hoàng đứng trước cửa phòng làm việc, phát hiện ra kẻ trộm lại chính là con gái mình.
- Con làm cái gì ở đây? – Bà Ngân trừng mắt lên, hỏi.
Đỗ Quyên luống cuống, không biết phải nói gì, chỉ lắp bắp được mấy tiếng.
Bà Ngân để ý đến người đàn ông đi cùng cô. Hắn chính là người mấy ngày nay đều đi theo cô, không lúc nào để lộ mặt, trông thật khả nghi. Bà Ngân bất ngờ bước đến, túm lấy chiếc mũ của hắn, giật phăng xuống. Cậu ta vẫn còn đeo khẩu trang trên mặt.
Cả bà, Đỗ Quyên đều sững sờ. Đó là một chàng trai trẻ. Bà Ngân cảm thấy hắn vô cùng quen mắt, nhưng không thể biết được là ai, và đã gặp ở đâu.
- Cậu là? – Bà ngập ngừng hỏi.
Chưa đợi bà hỏi hết câu, hắn đã xô người chạy ra phía cửa. Bà Ngân không kịp đuổi theo, chỉ có thể hét lên, yêu cầu vệ sĩ của mình bắt hắn lại. Nhưng có vẻ như hắn đã chạy thoát.
Đỗ Quyên định trốn theo hắn thì bị bà Ngân giữ lại.
- Mẹ! Bỏ con ra!
Bà Ngân đẩy Đỗ Quyên về phía sau, cô mất đà ngã xuống đất, vài tấm ảnh về Nam giấu trong người cô văng ra ngoài.
Bà Ngân đờ cả người. Vậy có nghĩa là Đỗ Quyên đã biết rồi.
- Con… – Bà định nói gì đó, nhưng Đỗ Quyên đã đứng bật dậy và ngắt lời.
- Mẹ lại định bịa ra chuyện gì nữa? Tại sao mẹ lại tìm hiểu về anh ấy? Mẹ biết anh ấy còn sống, sao mẹ lại giấu con? Mẹ biết là con yêu anh ấy cơ mà?
Đỗ Quyên tra hỏi bà Ngân. Đến nước này, có lẽ bà cũng không cần phải giấu diếm nữa rồi.
- Bởi vì con không thể lấy cậu ta được! Năm đó Tú, anh trai nó hủy hôn với con là đã quá đủ nhục rồi, mẹ không thể để con về làm dâu cái nhà đó. Đáng ra mẹ còn phải làm cho cái nhà đó khuynh gia bại sản nữa kìa. Con xứng đáng với một nơi tốt hơn thế!
- Thôi đi! Con đâu cần những thứ đó. Mẹ có bao giờ hỏi con muốn gì? Ngay cả hôn ước với tên Tú nào đó, con còn không được biết!
Đỗ Quyên hét vào mặt bà Ngân, và chực bỏ đi. Bà túm lấy cánh tay cô, kéo lên phòng và đẩy cô vào trong phòng.
Đỗ Quyên đứng trong cái kẹt, vừa lo lắng vừa hồi hộp. Người đàn ông kia vòng tay ôm lấy cô, không để cô phát ra tiếng động, cũng là để trấn an.
- Không phải việc mà con có thể quản! Mẹ nói cho con biết, con chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo mẹ, mọi thứ khác mẹ sẽ lo liệu!
Đỗ Quyên bò dậy, chạy theo bà Ngân, giữ lấy cửa trước khi nó bị khóa lại.
Video đang HOT
- Mẹ định làm gì?
- Làm những gì có thể để dọn sạch cái mớ rắc rối kia đi.
Bà Ngân nhướng mày, lạnh nhạt nói, rồi hất tay Đỗ Quyên ra. Đỗ Quyên bất lực, chỉ có thể nhìn thấy cánh cửa đang bị khóa trái, còn mình thì bị nhốt trong phòng.
Cô không thể để mẹ muốn làm gì thì làm được. Mẹ cô có thể sẽ lại giết người, sẽ tìm đến Nam và giết anh ấy một lần nữa. Cô phải làm gì đó.
Đỗ Quyên đi lại trong phòng, cắn răng suy nghĩ nhưng không thể nghĩ được gì. Đầu óc cô cứ loạn hết lên, mọi thứ rối rắm khiến cô đau đầu không thể chịu được.
***
Trái với sự hỗn loạn trong nhà Đỗ Quyên, ở bệnh viện, căn phòng mà Diệu Hoa đang nằm khá là yên tĩnh và bình ổn. Diệu Hoa ngồi dựa lưng vào tường. Cô đang đọc một chút tin tức trên mạng để xua đi cảm giác buồn chán và chộn rộn trong lòng. Đã mấy ngày trôi qua, Tú hứa rằng sẽ đưa Hưởng đến gặp cô, nhưng cô vẫn chẳng thấy bóng dáng anh trai mình ở đâu.
Cô muốn được gặp Hưởng. Cô muốn biết anh trai cô hiện tại có ổn không, các vết thương có nghiệm trọng không. Cô muốn nói xin lỗi anh.
Diệu Hoa thở dài, quăng cái điện thoại lên bàn. Chẳng có gì thú vị cả. Sự hồi hộp khiến cô khó chịu, và cô không thể điều tiết được cảm xúc của mình. Tiếng gõ cửa vang lên lộc cộc làm gián đoạn những suy nghĩ của cô.
Diệu Hoa ngẩng đầu lên, thấy Tú đang đứng khoanh tay trước cửa. Anh khẽ cười khi thấy bộ dạng nóng vội của cô.
- Anh còn cười à? Anh nói sẽ đưa anh trai tôi đến đây mà? Anh ấy đâu rồi?
Tú nhún vai, đi về phía Diệu Hoa. Anh bất ngờ ghé sát xuống mặt cô. Diệu Hoa ngượng ngùng, định cúi đầu xuống, nhưng Tú đã nắm lấy cằm cô. Anh buộc cô phải nhìn mình.
- Tôi được gì khi đưa anh trai cô đến đây?
Diệu Hoa trừng mắt nhìn anh, tỏ ra khó hiểu.
- Tìm anh ấy rất vất vả đấy. Tôi còn bị hỏng một chiếc xe, và đã suýt chết.
Diệu Hòa à lên một tiếng. Cô bày ra vẻ lạnh nhạt.
- Anh thấy đấy, tôi chẳng còn gì nữa cả. Đến bản thân tôi còn bán cả cho anh rồi. Hết cái để nợ rồi.
Nghe Diệu Hoa nói vậy, Tú chợt đờ người ra. Sao anh có thể quên được điều đó chứ? Anh đang lo lắng điều gì? Một chút thiếu tự tin khiến cho anh gần như muốn bỏ cuộc, nhưng ngay lập tức, cô nhắc nhở anh rằng anh đang chiếm ưu thế, tất nhiên là so sánh với chính em trai của mình.
Diệu Hoa và Nam từng yêu nhau, thậm chí còn tự đưa nhau đi đăng ký kết hôn. Điều đó khiến cho Tú cảm thấy mình thật thất bại.
Tú đứng dậy, ngoái đầu ra phía cửa, gọi Hưởng vào.
Diệu Hoa trông ra cửa, mong ngóng. Cuối cùng cô cũng được gặp lại anh trai mình. Hưởng tập tễnh đi vào phòng bệnh, cười toe toét với Diệu Hoa. Cô vừa xúc động, vừa lo lắng. Trông anh cứ như là một cái xác ướp được hồi sinh vậy.
- Thế mà còn bảo là ổn! – Diệu Hoa xót xa kêu lên. Cô không nỡ ôm lấy Hưởng, sợ anh bị đau.
- Anh không sao mà. – Hưởng ngồi xuống giường. – Có vài chỗ bầm tím một chút, nên bôi thuốc tan bầm, thì mới phải quấn lại để giữ thuốc thôi. Anh hoàn toàn khỏe.
Hưởng đưa tay lên vỗ ngực một cái, chứng minh sức mạnh của mình. Ngay lập tức, một cơn đau thấu vào đến tận xương khiến anh nhăn mặt. Diệu Hoa cau có, véo má Hưởng.
- Còn nói dối! Anh ngồi im cho em.
Hưởng cười khì khì.
- Em muốn gặp anh đến thế cơ à? Nghe cậu Tú nói là còn không thiết ăn.
Diệu Hoa bĩu môi, gật đầu.
- Còn có người, không biết gặp được thì em sẽ mừng đến mức nào nữa.
- Ai vậy? – Diệu Hoa ngơ ngác hỏi.
Hưởng khẽ nghiêng người sang một bên. Lúc này Diệu Hoa mới để ý, trong phòng còn có một người nữa. Nam bước đến trước mặt cô.
Diệu Hoa sững sờ. Gương mặt cậu có một vết sẹo vắt ngang, phần da ở gáy và bả vai lộ ra sau lớp áo thun sần sùi, trông thật đáng sợ. Nhưng có chết cô cũng không thể quên được đây là ai.
Đã hơn một ngàn lần Diệu Hoa nghĩ đến cảnh mình được gặp lại Nam. Cô nghĩ rằng mình sẽ khóc thật to và nhào đến ôm cậu, xin lỗi cậu, hôn lấy cậu. Thế nhưng hiện tại, Nam đứng ngay trước mặt cô, vậy mà cảm xúc của cô lại thật lạ lùng.
Hưởng thấy Tú im lặng thì quay sang hỏi. Tú hơi cúi đầu. Anh chần chừ, không biết có nên nói ra điều này hay không. Anh cần một lời giải đáp cho những thắc mắc còn đang vấn vương trong lòng mình.
Việc đầu tiên cô làm không phải là nhào tới ôm chầm lấy Nam, mà là liếc nhìn Tú. Không biết từ bao giờ, cô đã vô thức để anh vào trong lòng mình, coi trọng anh một chút. Có lẽ là do sự chăm sóc của anh mấy ngày qua.
Nam bước đến trước mặt Diệu Hoa, chứng kiến sự đờ đẫn của cô. Cậu cho rằng cô không nhận ra mình nên mới có biểu cảm như vậy. Cậu ngồi xuống bên cạnh giường.
- Em không nhận ra anh à?
Diệu Hoa vẫn liếc nhìn Tú. Anh vội vàng bỏ ra ngoài, đi cùng với Hưởng. Trong phòng chỉ còn lại một mình Diệu Hoa và Nam. Diệu Hoa không tránh né được nữa mà phải quay lại nhìn Nam.
Những vết sẹo gớm ghiếc trên cơ thể anh, là do cô mà ra. Diệu Hoa giơ tay lên, định chạm vào những vết sẹo. Cô biết là đã mười năm qua rồi, những dấu vết đó không còn đau đớn nữa, nhưng cô vẫn không nỡ chạm vào.
Nghĩ đến chuyện tất cả những đau đớn mà cậu phải chịu đựng, Diệu Hoa lại chua xót.
- Em xin lỗi.
Diệu Hoa gục đầu xuống.
Nam ôm lấy gương mặt cô.
- Không sao. Tất cả đã qua rồi. Không phải lỗi của em.
Diệu Hoa lắc đầu. Cô không nói được gì nữa. Sự yên tĩnh lúc này khiến cảm xúc của cô tuôn trào, gần như sắp khóc đến nơi. Nhưng cô đã khóc đến mức hai mắt sưng vù và khô rát, giờ chẳng còn lại chút nước mắt nào.
***
Hưởng và Tú đứng ngoài ban công. Hưởng thở dài, như thể trút được một nỗi lo vậy.
- Cuối cùng hai đứa nó cũng đươc gặp lại nhau rồi. Thật tốt quá đi.
Tú gật gù. Đúng là tốt thật, vì em trai của anh còn sống và trở về. Nhưng có một vài chuyện thì không được hay ho với anh cho lắm.
- Anh thì sao hả giám đốc?
Hưởng thấy Tú im lặng thì quay sang hỏi. Tú hơi cúi đầu. Anh chần chừ, không biết có nên nói ra điều này hay không. Anh cần một lời giải đáp cho những thắc mắc còn đang vấn vương trong lòng mình.
- Tôi không ổn lắm.
- Sao lại thế?
- Tôi thích Diệu Hoa mất rồi.
Tú nói, quay sang nhìn Hưởng, ánh mắt đầy sự lo lắng, bồn chồn, và thất vọng.
Theo eva.vn
Rối não với 'đạo chích' trong nhà
Không ít vụ trộm cắp, khi công an vào cuộc phá án, khoanh vùng nghi can thì lòi ra "mặt chuột non choẹt" là cô cậu teen nhà mình.
Nhà có khách quý từ Canada về thăm, lưu lại chơi một tuần, đến ngày thứ sáu thì chị Hoàng Hoa (Q.Tân Bình, TP.HCM) phát hiện bị mất một triệu rưỡi đồng chị để trong bóp treo tạm ở tủ áo. Quái lạ là tổng số tiền đến năm triệu đồng mà chỉ mất một triệu rưỡi, chị gọi chồng và hai con vào phòng riêng, "họp" khẩn.
Mượn tạm!
Chồng vừa nghe đã quả quyết thằng con lớn 15 tuổi lấy. Bất ngờ bị đánh úp, nó chối đây đẩy và còn đẩy nghi vấn sang những người mấy ngày qua lui tới thăm khách Việt kiều. "Vậy chắc chắn là có trộm đột nhập lấy tiền. Để mẹ coi còn mất gì nữa không rồi ra phường trình báo công an" - chị chốt.
Khuya đó, ngay đúng vị trí số tiền đã mất, chị nhận được tờ giấy với nét chữ nguệch ngoạc của con. Tờ giấy hơi mờ nhòe. Hình như con đã khóc khi viết: "Con mượn tạm tiền mẹ để mua tập sách, mua card điện thoại, rủ bạn đi ăn... Do mẹ lu bu nên con chưa hỏi mẹ. Con xin lỗi ba mẹ. Mẹ đừng báo công an" - nguyên văn bức thư ngắn gọn. Sau đó trực tiếp hỏi chuyện, con nói vòng vo quanh co, bằng "nghiệp vụ điều tra", chị Hoa mới nắm được động cơ của con là để lấy tiền mua bộ trang sức xi mạ tặng bạn gái (hòng đánh dạt mấy "vệ tinh" vây quanh nàng).
Thực ra, chị Hoa đã đoán biết ai là kẻ trộm, việc sẽ trình báo công an chỉ là dọa dẫm để con trai thú nhận. Cũng không ít lần con tự tiện lấy tiền của chị để tiêu xài riêng, trong đó có lần mua dầu xoa bóp bất ngờ tặng bà ngoại khiến chị sướng ngất, tự hào vì có con hiếu thảo (dù từ tiền trộm). Chị không đủ tỉnh táo để nhìn nhận con chơi chiêu: tiền mua dầu xoa bóp không thấm vào đâu so với số tiền chôm được, vậy số còn lại, con đã làm gì? Rõ ràng "nghề chôm" cũng lắm công phu: con phải "tư duy chiến lược", canh "thiên thời, địa lợi, nhân... lơ là" để ra tay và đặc biệt là tạo một hoàn cảnh đáng thương cảm gọi là tình tiết giảm nhẹ khi lỡ sự việc đổ bể.
Những lần con "rỉa" bóp ấy, chị không làm biện pháp mạnh mà chỉ nhắc nhở qua loa. Có những phen phát hiện mất tiền nhưng thấy số tiền không đáng nên chị cũng chẳng cần điều tra, truy cứu, mất công xào xáo gia đình, con cái nông nổi, sinh hành động tiêu cực thì hối hận. Lần này, với số thiệt hại lớn và tính chất ma mãnh của con như thế, chị quyết làm cho con chừa nhưng chẳng biết cách nào.
Tự làm ra tiền, khỏi "chôm"
Theo luật sư Trần Hoài Nhân (Đoàn Luật sư TP.HCM), nhiều phụ huynh có tâm lý cưng chiều con, quan niệm rằng khi xưa mình khổ sở, thiếu thốn, giờ đã có điều kiện tài chính khá hơn thì phải cho con cuộc sống tốt hơn, đầy đủ, thoải mái hơn. Tốt hơn cho con có đồng nghĩa với cho con thật nhiều tiền? Và cho bao nhiêu thì đủ để con khỏi phải chôm? Việc cha mẹ cung phụng quá nhiều tiền mà ít quan tâm con dùng tiền để làm gì càng đẩy con vào lối sống đua đòi, hưởng thụ, ích kỷ.
Không ít vụ trộm cắp, khi công an vào cuộc phá án, khoanh vùng nghi can thì lòi ra "mặt chuột non choẹt" là cô cậu teen nhà mình
Con không quen nhịn, khi không có tiền thì tự tiện lấy của cha mẹ mà chẳng cần xin phép, cũng chẳng cần bận tâm số tiền ấy cha mẹ dành để làm việc gì. Thái cực còn lại là những đứa con không được cha mẹ cho tiền, hoặc cho quá ít, nó sẽ tâm tư trong khi cả lớp, các bạn đều phồng túi, thèm gì thì móc tiền ra mua trông thật oai. Vào tuổi teen, các con phát sinh nhiều nhu cầu xài tiền: sách vở, điện thoại, quà bánh, giao thiệp bạn bè, vui chơi giải trí, theo đuổi đam mê...
Cha mẹ không thể chấp nhận toàn bộ nhu cầu ấy nên nhiều cô cậu đã âm thầm rút rỉa, vun vén cho mình. Chẳng hạn bước vào tuổi biết rung động đầu đời, teen cần một khoản "tình phí" để rủ "ấy" đi uống trà sữa, xem phim (nếu "ấy" ngại đánh lẻ thì phải rủ cả nhóm đi, lại càng tốn kém).
Yêu ở tuổi teen, vốn được người lớn gọi là tuổi ăn tuổi học - đâu phải dễ hé môi điều này cho người lớn biết, có thể phải đối mặt với tình trạng hoảng hốt, cấm đoán thì nguy. Thú đam mê của con có phải luôn được cha mẹ thấu hiểu, hỗ trợ, đồng hành hay khi nhắc đến đam mê ấy là nghe liền câu phán "trò ruồi bu, dẹp, lo học!".
Cha mẹ còn cấm con tham gia, mơ gì đến "chi tiền". Không giải được bài toán cung cầu một cách đường hoàng, chính thống, một số chàng nàng teen sẽ thành... "đạo chích".
Chị Nguyễn Thị Yến Quyên (buôn bán hàng ăn uống ở Q.4, TP.HCM) cho rằng, phụ huynh cứ để tiền đúng chỗ không cần cất giấu, vì có giấu con cũng cố tìm cho ra. Kiểm soát chặt chẽ số lượng cuối ngày, kiểm tra lại nếu thấy thiếu thì mời con "làm việc" với tư cách người lớn.
Lần đầu hỏi mà con chối thì phụ huynh nói: "Nếu con không lấy thì ba mẹ xin lỗi vì đã ngờ oan cho con. Ba mẹ biết con không tham và cũng không có tính xấu là ăn cắp. Nhưng việc này ba mẹ sẽ không bỏ qua mà phải tìm cho ra thủ phạm. Con cũng nên giúp ba mẹ tìm cho ra người lấy số tiền này vì ba mẹ không thể chấp nhận trong nhà mình lại có người không tốt như vậy". Đối với trẻ có thói quen xài tiền phải kiểm tra xài vào những khoản gì có lành mạnh hay không.
Có những trẻ từ bé đã có khuynh hướng coi thường ranh giới sở hữu, dễ dàng tự tiện xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Trẻ khi đó không nhận thức rõ mình đang làm điều xấu xa, sai trái, chỉ biết mình đang cần tiền mà cha mẹ thì có tiền. Cha mẹ im im cho qua vì nghĩ rằng không quan trọng, nghĩ rằng lớn lên con sẽ hết, hoặc nếu muốn xử lý thì cũng không có thời gian, lúng túng về phương pháp... chính là tiếp tay cho cái sai, giúp vốn cho con quen tật khó bỏ.
Không ít vụ trộm cắp, khi công an vào cuộc phá án, khoanh vùng nghi can thì lòi ra "mặt chuột non choẹt" là cô cậu teen nhà mình.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ý Tưởng Việt, Q.3, TP.HCM): Khi con chôm tiền, không "xử" thì "ứng" kiểu nào?
- Nếu con muốn tiêu xài hoặc mua sắm "hạng sang" theo chúng bạn, cho bằng anh bằng chị thì bạn cần phải trò chuyện với con về giá trị của sức lao động và giá trị của bản thân để con không nhầm lẫn giữa khái niệm: nhiều tiền = ngưỡng mộ.
- Nếu con thường xuyên sử dụng tiền hoang phí, vừa mới cho đã hết nên rơi vào tình trạng túng thiếu làm liều. Cha mẹ cần phải hướng dẫn con xác định điều CẦN (nhu cầu thiết yếu) và điều MUỐN (điều đòi hỏi, có cũng được, không cũng chả sao) để con thiết lập sự phù hợp những nhu cầu của bản thân để quản lý tiền. Điều "cần" luôn ưu tiên, còn điều "muốn" phải hạn chế.
Thạc sĩ Mỹ Hạnh
- Nếu con thường xuyên lấy tiền không rõ lý do: bạn nên xem việc sinh hoạt hằng ngày của con có đang gặp khó khăn gì không? Có thêm hạng mục sinh hoạt mới (ví dụ: game, giúp đỡ bạn...) hoặc mình có phải là người rất khó khăn trong việc cho tiền con nên con không trực tiếp đề nghị? Tùy từng nguyên nhân mà ứng xử.
Tuy nhiên dù nguyên nhân là gì thì việc im lặng cho qua là "tối sách", vì khi lấy được đồng tiền dễ dàng trẻ sẽ không hiểu được giá trị sức lực, cố gắng để có tiền.
Chưa kể, "ăn cắp quen tay", trẻ sẽ có những hành vi xấu như: nói dối, lừa gạt hoặc có thể vi phạm luật khi lấy của người khác và trở thành kẻ cắp. Nên trò chuyện nhỏ nhẹ và tác động vào nhận thức của con, cũng như xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình, đó là sự tôn trọng: không đụng vào đồ của người khác nếu chưa xin phép.
Khi con lỡ "phạm lỗi" lấy tiền hãy tạo điều kiện để con làm việc giúp bạn và bạn trả công. Trẻ sẽ trả "nợ" cho bạn với số tiền kiếm được. Đó cũng là cách hay để trẻ trải nghiệm về cách ứng xử với đồng tiền.
Tô Diệu Hiền
Theo phunuonline.com.vn
Thương vụ ái tình (Phần 12) Diệu Hoa vùng vẫy, đẩy Tú ra. Tú không giữ nổi cô. Mặc dù vừa từ cõi chết trở về, nhưng Diệu Hoa cũng vẫn thật có sức khỏe. Hẳn nào Hưởng đã từng nói rằng, Diệu Hoa thật sự là một kẻ điên. Giờ thì anh đã được chứng kiến rồi. Tú không biết làm thế nào, đành ôm chặt lấy cô....