Thương vụ 2.000 tỷ chấn động Việt Nam sáng nay
Một sự kiện hy hữu và cũng là một kỷ lục mới vừa được thiết lập trên thị trường chứng khoán trong những ngày cuối cùng của năm 2015, thời điểm cuối cùng của giai đoạn cổ phần hóa 2011-2015.
Hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam – Gelex đã được khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCOM trong vòng 30 phút sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12. Hàng loạt các đại gia đã tung ra hàng ngàn tỷ để ghi danh giàu nhất Việt Nam.
Đây là một kỷ lục chưa từng có trên TTCK Việt Nam và cũng là một sự kiện thoái vốn hy hữu của Nhà nước.
Số lượng cổ phiếu khủng được bán ra trong một thời gian ngắn ngủi nói trên được cho là của Bộ Công thương – đơn vị chủ quản của Gelex.
Trước đó, Bộ Công thương dự kiến bán thỏa thuận hoặc khớp lệnh toàn bộ trên 122 triệu cổ phần GEX – tương đương 78,74% vốn điều lệ công ty trong thời gian từ 25/12/2015 đến 22/1/2015.
Phần lớn các lệnh khớp đều được thực hiện tại mức giá 17.700-17.800 đồng với khối lượng mỗi lô khoảng 1-2 triệu đơn vị. Như vậy, tổng giá trị thu về ở vào khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn một chút so với mức dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng trước đó.
Video đang HOT
Gelex là một TCT rất nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện với DN nổi tiếng như Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Vinakip… Trong quý III vừa qua, doanh thu của TCT này tăng 80%.
Trong cú thoái vốn vào thời điểm áp chót năm này, các NĐT nước ngoài chỉ mua được một lượng khá khiêm tốn 30 ngàn cổ. Đợt thoái vốn lần này một lần nữa cho thấy, nguồn lực trong dân rất lớn.
Theo_VietNamNet
Mỹ liệu có trở thành nhà đầu tư số 1?
Không phải tới bây giờ, kỳ vọng mới được đặt ra đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Mỹ, nhưng chưa bao giờ, Việt Nam có cơ hội lớn như vậy để thu hút đầu tư từ nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để thu hút FDI từ Mỹ. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
"Nhà đầu tư số 1", "nhà đầu tư chiến lược" là những cụm từ thường được nhắc đến khi nói về Mỹ, sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào năm 2000.
Tuy vậy, lũy kế tới hết tháng 11/2015, mới có trên 11,2 tỷ USD vốn đầu tư từ Mỹ đổ vào Việt Nam. Mặc dù vẫn đứng trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, song con số này còn khá khiêm tốn. Việt Nam vẫn chưa thể trở thành địa điểm đầu tư chiến lược mà nhà đầu tư Mỹ nhắm đến.
Minh chứng rõ nét, trong năm 2014, trong khi FDI từ Mỹ vào Indonesia lên tới 2,58 tỷ USD, vào Thái Lan là 1,97 tỷ USD, vào Malaysia là 1,72 tỷ USD và vào Philippines là 1 tỷ USD, thì cam kết vào Việt Nam chưa tới 300 triệu USD. Không thể so sánh với Trung Quốc, bởi ở đỉnh cao vào năm 2008, có tới 16 tỷ USD vốn FDI từ Mỹ chảy vào quốc gia này. Dù đã suy giảm trong thời gian gần đây, nhưng quý I/2015, Mỹ vẫn đầu tư vào Trung Quốc khoảng 3,1 tỷ USD, trong khi đó, 11 tháng qua, chỉ có hơn 220 triệu USD được các nhà đầu tư Mỹ cam kết đầu tư vào Việt Nam.
Tất cả các con số trên dường như đi ngược lại với các tuyên bố lâu nay của các nhà lãnh đạo, cũng như của các doanh nghiệp Mỹ, rằng họ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, cho dù rất nhiều tên tuổi lớn của Mỹ đã có mặt ở Việt Nam và hàng năm, luôn có nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Câu hỏi cần đặt ra là vì sao?
Rất nhiều chuyên gia đã tìm cách lý giải điều này. GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI đã nhiều lần nhắc tới những vấn đề liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, đến sự minh bạch của chính sách pháp luật, cơ chế "xin - cho"... như là những điểm nghẽn khiến vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam chưa thông.
Đơn giản hơn, ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh về "thời cơ chưa chín muồi".
Còn Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong một báo cáo gần đây đã nhắc đến các nguyên nhân liên quan tới sự minh bạch và tham nhũng, tới sự hợp tác Chính phủ - doanh nghiệp vẫn còn rời rạc trong nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế; cũng như các hạn chế về kết cấu hạ tầng, nhân lực chất lượng cao và chi phí lao động, thuê văn phòng, nhà ở... gia tăng.
Nếu nhìn nhận về "thời cơ", như ông Phạm Viết Muôn đã nói, thì rõ ràng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để thu hút FDI từ Mỹ. Trong đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cú hích vô cùng quan trọng. "Việc Việt Nam chủ động tham gia TPP làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư Mỹ, khiến thị trường Việt Nam khác biệt so với các quốc gia khác tại khu vực ASEAN chưa phải là thành viên TPP. Vì vậy, Việt Nam có thể sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của các công ty Mỹ có trụ sở tại Hồng Kông trong việc dịch chuyển đầu tư ra ngoài Trung Quốc", Cục Đầu tư nước ngoài nhận định và cho rằng, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đang có kế hoạch chuyển phần lớn cơ sở sản xuất sang Việt Nam, như Nike, Mast, P&G...
Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore (AmCham Singapore) cũng công bố, khoảng 57% doanh nghiệp Mỹ hoạt động trong khu vực ASEAN đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất để mở rộng đầu tư.
"Tôi tin vào các tuyên bố lần này từ phía Mỹ, rằng họ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1", GS-TSKH Nguyễn Mại nói và cho rằng, dựa trên các động thái gần đây liên quan đến việc Intel, Micsosoft dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, việc Harvard, Fulbright xây dựng các trường đại học tại Việt Nam, hay việc đích thân các vị lãnh đạo đất nước đi "xúc tiến đầu tư" tại Mỹ, thì chuyện Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam sẽ sớm trở thành hiện thực.
Từ sau khi đàm phán TPP có triển vọng khả quan, nhiều nhà đầu tư Mỹ đã không ngừng tới Việt Nam. Từ Exxon Mobil, Chevron... đến Boeing, ADC - HAS Airport, rồi Microsoft, Intel, Apple, HP, hay General Electric, General Atlantis, AES...
Tháng 7 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều thỏa thuận hợp tác cũng đã được ký kết giữa Viejet Air và Boeing, giữa PVN và Murphy, giữa EVN và General Electric...
Tuy nhiên, cơ hội chỉ trở thành hiện thực một khi các điểm nghẽn trong nội tại nền kinh tế và môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam được giải quyết. Sự hứng khởi và kỳ vọng quá lớn vào BTA Việt - Mỹ là một bài học quý cho câu chuyện này.
"Chúng ta cũng tận dụng vốn đầu tư Mỹ từ nhiều kênh khác nhau, có thể thông qua các ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư của Mỹ. Ngoài các ngành thế mạnh của Mỹ như dầu khí, hàng không, năng lượng, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chínhngân hàng, do các tập đoàn lớn đầu tư, thì cũng nên hướng tới kết nối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ trong các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nhẹ...", Cục Đầu tư nước ngoài nhận định và cho rằng, bên cạnh xúc tiến đầu tư, thì cũng phải kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam. Đây là cách xúc tiến đầu tư tại chỗ hiệu quả để xây dựng niềm tin với các nhà đầu tư.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vốn ngoại vào bất động sản, sôi động những thương vụ trăm triệu đô Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản đã sôi động trở lại trong năm 2015, thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót hàng trăm triệu USD vào bất động sản Việt Nam. Gamuda Land đã bỏ ra 1.400 tỷ đồng mua lại phần vốn góp...