Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đơn giản hóa hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Ngày 7/4, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự thảo luật cho vay – cho thuê, được soạn thảo để đơn giản hóa việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả bỏ phiếu được công bố trên trang web của Thượng viện, các thượng nghị sĩ Mỹ đã nhất trí ủng hộ dự luật.
Thông cáo cho biết: “Dự luật tạm thời loại bỏ một số hạn chế liên quan đến thẩm quyền của tổng thống trong việc cho thuê hoặc cung cấp thiết bị quân sự nếu được dành cho Chính phủ Ukraine và cần thiết để bảo vệ dân thường”. Trong số các khả năng cung cấp có “khả năng mạng và phương tiện” của Mỹ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã gặp các ngoại trưởng từ các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và thảo luận về khả năng các nước này có thể nâng hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine lên cấp độ tiếp theo.
Trong bối cảnh tình hình nhân đạo tại nhiều địa phương ở Ukraine đang xấu đi, Nga cho biết nước này đã tiến hành nhiều hoạt động nhân đạo tại miền Đông Ukraine. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, tổng cộng 602.106 người, trong đó có 119.847 trẻ em, đã sơ tán khỏi Ukraine. Nga cũng đã chuyển hơn 8.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo là các nhu yếu phẩm, thuốc men đến Ukraine và tiến hành 750 hoạt động nhân đạo ở khu vực Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Nga cũng đã thiết lập hơn 9.500 điểm lưu trú tạm thời để tiếp nhận những người sơ tán từ Ukraine.
Quốc hội Mỹ xem xét dự luật đưa Nga vào danh sách 'quốc gia tài trợ khủng bố'
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu dự luật hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, trong đó có điều khoản đưa Nga vào danh sách "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu Moskva tấn công nước láng giềng Ukraine.
Một phiên thảo luận tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ảnh: BalkanInsight
Dự luật được 8 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đệ trình hôm 15/7 này có tên gọi Dự luật Bảo vệ Tự chủ cho Ukraine thông qua tăng cường sức mạnh quốc phòng (GUARD). Dự luật đề cập đến một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính quyền Kiev, trong đó có khoản viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 450 triệu USD trong năm 2022 cũng như cam kết Mỹ sẽ liệt Nga là "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu như xuất hiện một cuộc động binh từ Nga nhằm vào Ukraine.
John Barrasso, một trong 8 nghị sĩ tham gia trình dự luật, cho rằng Nga đang có âm mưu thống trị và kiểm soát Ukraine. Mỹ không thể để Moskva tự do thực hiện những hành động táo bạo và nguy hiểm như vậy mà không bị đáp trả. Mỹ và đồng minh cần nỗ lực hơn nữa để răn đe Nga, thông qua việc tăng mức giá mà Nga phải gánh chịu nếu quyết tâm can dự quân sự ở Ukraine.
Một thành viên khác là Jim Risch, thượng nghị sĩ cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng Ukraine hiện phải đối diện với sức ép quân sự từ Nga áp sát biên giới. Mỹ cần phải làm mọi điều có thể ngay ở thời điểm này để ngăn chặn Nga, hỗ trợ Ukraine về nhu cầu vũ khí, quốc phòng. Theo ông, Quốc hội Mỹ không thể ngồi nhìn và chờ đợi để đưa ra phản ứng trước hành động quân sự của Nga.
Dự luật cũng kèm theo điều khoản bổ sung về tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) - tuyến đường ông dẫn khí đốt mới hoàn tất xây dựng, vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu thông qua biển Baltic. Ukraine được coi là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong dự án này và Kiev luôn coi Nord Stream 2 là mối đe dọa an ninh với châu Âu. Tuy nhiên, giới lãnh đạo châu Âu ngầm khẳng định tuyến đường ống này sẽ sớm đi vào vận hành một khi hoàn tất xong các thủ tục hành chính.
Tình hình trên tuyến biên giới Nga-Ukraine có dấu hiệu nóng trở lại trong vài tuần gần đây. Mỹ và Ukraine có buộc Nga có ý định "xâm lấn" thông qua bước điều chuyển, tăng cường lực lượng, vũ khí trang bị áp sát Ukraine.
Về phần mình, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc vô căn cứ này, khẳng định hoạt động điều chuyển lực lượng của Nga nằm trong kế hoạch các cuộc diễn tập quân sự được tiến hành trên lãnh thổ Nga, nhằm ứng phó với diễn tập của NATO áp sát biên giới Nga.
Giới chức cấp cao Mỹ-Trung thảo luận gì tại cuộc gặp kéo dài 7 giờ tại Rome? Quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã có phiên thảo luận 'cường độ cao' kéo dài 7 tiếng tại Rome, Italy ngày 14/3. Phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn ở Rome sau cuộc gặp. Ảnh: Reuters Nhà Trắng cho biết tại cuộc gặp với phái đoàn Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban...