Thượng viện Mỹ biểu quyết về quyền chiến tranh của Tổng thống
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 11/12 đã biểu quyết dự luật trao quyền sử dụng quân đội – quyền chiến tranh – cho Tổng thống Barack Obama trong cuộc chiến chống lại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Tổng thống Barack Obama (nguồn: gallup)
Đây là đợt biểu quyết đầu tiên tại Thượng viện nhằm xác định rõ việc trao quyền trên cho tổng thống trong cuộc chiến này.
Trong cuộc chiến chống IS hiện nay, Tổng thống Obama đã sử dụng quyền sử dụng quân đội mà quốc hội đã trao cho cựu Tổng thống George Bush vận dụng để quyết định các hành động quân sự sau thảm kịch 11/9.
Với phạm vi quyền hạn đó, Tổng thống Obama khẳng định ông có quyền hợp pháp để triển khai khoảng 3.000 lính Mỹ đến Iraq thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng an ninh sở tại, cũng như ra lệnh tiến hành 1.100 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS tại Iraq và Syria từ tháng Chín. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố ông muốn Quốc hội trao quyền mới để sử dụng lực lượng quân đội.
Căn cứ theo yêu cầu của Tổng thống, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã thông qua dự luật cho phép Tổng thống sử dụng lực lượng quân đội chống lại IS cũng như các cá nhân và thế lực tiến hành các hoạt động chống đối với danh nghĩa của IS.
Video đang HOT
Dự luật cho phép sử dụng lực lượng quân đội trong các trường hợp cần thiết như bảo vệ hoặc giải cứu lính Mỹ, công dân Mỹ, các chiến dịch tình báo, dẫn đường cho các vụ không kích, các kế hoạch tác chiến hoặc các hình thức quân sự khác như cố vấn và hỗ trợ.
Tuy nhiên, dự luật cũng đề ra giới hạn cho phạm vi hoạt động của quân đội Mỹ, theo đó sẽ không tiến hành các chiến dịch tác chiến trên bộ quy mô lớn. Dự luật đề ra thời hạn ba năm và tổng thống có nhiệm vụ báo cáo tình hình trước quốc hội theo định kỳ hai tháng.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng quyền chiến tranh mới của Quốc hội trao cho Tổng thống không nên giới hạn hoạt động của quân đội Mỹ tại Iraq và Syria, cũng như không nên ngăn cản Tổng thống triển khai bộ binh trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, ông Kerry cho rằng nên có điều khoản bổ sung về việc kéo dài thời hạn vì dự luật ấn định khung thời gian ba năm.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thượng viện, Thượng nghị sĩ Robert Menendez cho biết sẽ đề nghị tiến hành phiên biểu quyết tại Thượng viện trước khi Quốc hội hiện nay kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nhiều khả năng, tiến trình này sẽ bị trì hoãn cho đến khi Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2015.
Chủ tịch sắp tới của ủy ban, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker, cũng đã nói rõ không ủng hộ biểu quyết dự luật này tại Quốc hội hiện nay mà sẽ đợi chuyển giao dự luật cho Quốc hội mới xem xét vào đầu năm 2015./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Việt Nam tổ chức hội thảo ASEM không chính thức về quyền con người
Việt Nam chức hôi thảo này thể hiện chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người và vai trò thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của ASEM và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chiều 18/11/2014, Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của Diễn đàn Á- Âu (ASEM) về quyền con người do Bô Ngoai giao Viêt Nam va Quy A-Âu (ASEF) phôi hơp tô chưc đã khai mạc tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này. Tham dự hội thảo có trên 120 đại biểu đại diện các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu và tổ chức xã hội, nghề nghiệp của 53 thành viên ASEM.
Với chủ đề "Quyền con người và Doanh nghiệp", hội thảo tập trung thảo luận 4 nội dung chính, gồm trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm doanh nghiệp bảo vệ quyền con người, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm quyền con người, các biện pháp khắc phục và phối hợp giữa các bên liên quan.
Khai mạc Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của ASEM về quyền con người chiều ngày 18/11 tại Hà Nội
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người và doanh nghiệp trong nỗ lực của các thành viên ASEM thúc đẩy phục hồi kinh tế, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ứng phó vơi nhưng hê qua cua khung hoang kinh tê-tai chinh va suy thoai kinh tê toan câu.
Thư trương cung cho rằng môi quan hê giưa quyên con ngươi va doanh nghiệp có ý nghĩa quan trong va la một thanh tô đang kê gop phân thuc đây va bao đảm quyên con ngươi. Cac kinh nghiệm va đê xuât đươc trao đôi taihội thao se gop phân gơi mơ cho tưng Chinh phu thanh viên ASEM va cac doanh nghiêp A-Âu nhưng biện phap vê xây dưng chinh sach phu hơp vơi điêu kiên cu thê.
Thư trương Nguyên Trọng Đàm khẳng định doanh nghiệp và bao đam quyên con ngươi cũng la nội ham quan trong trong nô lưc thu hep khoang cach phat triên, xây dưng Công đông ASEAN 2015 phat triên bên vưng, năng đông, tư cương va găn kêt.
Tiêp theo 13 Hôi thao ASEM không chinh thưc vê quyền con người kê tư năm 1997, hội thảo lần này la dip tăng cương đôi thoai, hiêu biêt lân nhau giưa nhân dân hai châu luc trên cơ sơ binh đăng, tôn trong nhưng ban săc riêng, vơi tinh thân xây dưng, đê cung đong gop cho cac gia tri chung cua nhân loai.
Tối cùng ngày, tại chiêu đãi dành cho đại biểu dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cảm ơn các nước đã cử đại biểu đến tham dự hội thảo, đánh giá cao vai trò của ASEM trong thúc đẩy hợp tác Á-Âu nói chung, nhấn mạnh việc Việt Nam đăng cai tổ chức hội thảo là phù hợp với chính sách nhất quán và chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề quyền con người và vai trò thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của ASEM và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Trước đó, sáng ngày 18/11/2014 đã diễn ra hoạt động bên lề Hội thảo với chủ đề "Thỏa ước lao động" do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Hoạt động này đã nhận được sự quan tâm cao, với sự tham gia của khoảng 70 đại biểu trong nước và quốc tế.
Hội thảo Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của ASEM sẽ diễn ra trong ba ngày từ 18-20/11/2014 với các phiên thảo luận nhóm dành riêng cho đại biểu.
Hội thảo không chính thức của ASEM về quyền con người được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997 và đến nay đã trở thành một hoạt động thường niên của ASEM, luân phiên giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, là một kênh đối thoại, trao đổi ý kiến, nhằm tăng cường hiểu biết giữa các nước thành viên ASEM.
Nam Hằng
Theo dantri
Câu hỏi về quyền của người dân ở vùng có dịch Ebola Những biện pháp đề phòng Ebola chặt chẽ như từ chối chăm sóc phụ nữ mang thai hay cấm người dân di chuyển đang đặt ra câu hỏi về cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn quyền lợi của họ. Nhân viên y tế di chuyển thi thể của một người nghi nhiễm Ebola tại Liberia hôm...