Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa: Bảo vệ chủ quyền phải có sách lược phù hợp trong từng tình huống
Đại biểu Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng chúng ta phải kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông; kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.
Đại biểu QH, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng nay 31-10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Phát biểu về một vấn đề được cả nước đặc biệt quan tâm, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Trọng Nghĩa (Tiền Giang), Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã dành phần lớn thời gian phát biểu của mình để nói về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền.
Về tình hình quốc phòng an ninh, theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm. Lần này là lần đầu tiên ở phiên khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã khẳng định điều này. Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu điều này ở khổ đầu tiên trong báo cáo kinh tế – xã hội, khẳng định bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của chúng ta.
Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của chúng ta được tăng cường và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Qua kết quả từ thực tiễn các báo cáo của các bộ, ngành, báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội cũng như lắng nghe ý kiến phát biểu, quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, chúng ta có thể khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan quan tâm, đặt lên nhiệm vụ hàng đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Video đang HOT
Các lực lượng thực thi nhiệm vụ đã thực hiện đường lối quan điểm của Đảng và đối sách của Đảng. Đó là: Kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích quốc gia dân tộc. Đồng thời giữ vững được môi trường hòa bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế và xã hội.
Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, vừa qua trong dư luận cũng có những người dân hiến kế cách này, cách khác. Đảng ta luôn luôn lắng nghe những ý kiến chính đáng và tâm huyết của nhân dân. Đồng thời Đảng, Nhà nước cũng kiên trì kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông. Chúng ta kiên quyết kiên trì theo tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
“Những vấn đề thuộc về nguyên tắc là chúng ta kiên quyết giữ gìn. Như Thủ tướng đã nói: “Những vấn đề thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, là chúng ta quyết không nhân nhượng”. Nhưng chúng ta phải có đối sách phù hợp bởi truyền thống văn hóa của chúng ta là giữ nước hòa hiếu, hòa bình, điều này đã khẳng định đường lối quan điểm đó là đúng đắn”- ĐB Nguyễn Trọng Nghĩa phân tích.
Đồng thời, ông cũng cho rằng phải đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tổng thể các mối quan hệ của sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng “phải kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông, của Bác Hồ và nâng cao lên tầm cao mới. Chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể chúng ta phải có sách lược phù hợp”.
Theo tướng Nghĩa, phải khẳng định tính đúng đắn tính chính nghĩa phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc của đất nước. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế. Chúng ta phải sử dụng tổng hợp và gắn kết giữa thế trận chặt chẽ giữa các lĩnh vực kể cả chính trị, kể cả ngoại giao, kể cả lịch sử pháp lý.
“Ở đây cũng có dư luận nói rằng chúng ta không sử dụng với lịch sử pháp lý. Lịch sử pháp lý chính là một trong những căn cứ rất quan trọng để chúng ta khẳng định tính chính nghĩa của chúng ta; khẳng định chủ quyền của chúng ta, mà cụ thể đó là Hiến chương của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và các luật pháp, các điều ước khác mà Việt Nam chúng ta đã cam kết”- tướng Nghĩa cho hay.
Và theo ông, chúng ta phải thông qua công tác tuyên truyền phải kết hợp với đấu tranh thực địa, đồng thời phải hết sức là quan tâm đến giữ vững ổn định chính trị ở trong nước và các giải pháp kinh tế chúng ta càng phải đa dạng hóa hơn để chúng ta xử lý chủ động được các tình huống khi chúng ta bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
Ngoài ra, ĐBQH Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ về việc chúng ta giành được những kết quả rất lớn trong công tác thông tin truyền thông và bảo vệ chủ quyền của chúng ta trên không gian mạng nhưng đây là những cách thức rất lớn như các đại biểu đã phát biểu.
Vị ĐB là Thượng tướng quân đội đề nghị trong thời gian tới trên lĩnh vực này phải tiếp tục là làm rõ và tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong hệ thống chính trị và nhân dân để cho nhân dân ta hiểu vai trò tích cực, mặt tiến bộ xu hướng thời đại của internet và mạng xã hội; đồng thời rõ mặt trái những cái mặt tiêu cực mà chúng ta phải đấu tranh.
Phải chủ động rà soát lại các giải pháp để Chủ động ngăn ngừa đấu tranh kịp thời; các lực lượng thực thi và bảo vệ tổ quốc và an ninh trên không gian mạng kịp thời chia sẻ các thông tin để chủ động xử lý, bảo vệ trật tự an ninh an toàn xã hội; phải tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực mà bảo vệ Tổ quốc; lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội khi mà không gian mạng ngày càng phát triển
Văn Duẩn
Theo Nguoilaodong
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, làm việc với Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ
Chiều 23-7, Đoàn công tác Tổng cục Chính trị do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ, Quân khu 7.
Quang cảnh buổi làm việc.
Cùng dự có đồng chí Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn; lãnh đạo Cục chính trị Quân khu 7.
6 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ đã tổ chức 5 cuộc triển lãm tại chỗ và lưu động tại 15 điểm trên địa bàn quân khu, chào mừng các sự kiện lớn của đất nước; đón tiếp và phục vụ hơn 92.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, nhân dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, các đoàn khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Bảo tàng đã chủ động tìm kiếm, sưu tầm 60 hiện vật, gần 300 hình ảnh, biên tập 79 hồ sơ khoa học.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên bảo tàng trong công tác bảo quản, sưu tập, trưng bày tại bảo tàng ngày càng phong phú, thu hút đông đảo khách đến thăm quan. Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý bảo tàng cần chủ động sáng tạo, năng động trong công tác sưu tập, trưng bày triển lãm và phối hợp chặt chẽ với các địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền hình ảnh đẹp của lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ trong mọi nhiệm vụ đến nhân dân, nhất là nêu bật vai trò nòng cốt của quân đội trong củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Dịp này, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa và đoàn công tác đã đến tham quan triển lãm "Lực lượng vũ trang Quân khu 7 - Ghi sâu lời Bác dạy, trọn nghĩa vẹn tình, làm tốt công tác chính sách thương binh, liệt sĩ" đang diễn ra tại bảo tàng.
Tin, ảnh: HÙNG KHOA - LÊ LÂN
TheoQĐND Online
Chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị sơ kết CVĐ và tôn vinh điển hình tiên tiến cấp Bộ Quốc phòng Chiều 27-6, Ban tổ chức Hội nghị sơ kết và tôn vinh điển hình tiên tiến (ĐHTT) 5 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2014-2019 cấp Bộ Quốc phòng đã...