Thượng tướng Hoàng Cầm từ trần ở tuổi 93
Ông từ trần hồi 14h30 ngày 19/8 tại Bệnh viện Quân y 175. Lễ viếng từ 8h30 ngày 23/8 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam (Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM).
Thượng tướng Hoàng Cầm. Ảnh:MOD.
Lễ truy điệu và đưa tang hồi 12h ngày 24/8, an táng cùng ngày tại nghĩa trang TP HCM (quận Thủ Đức).
Thượng tướng Hoàng Cầm (tên khai sinh Đỗ Văn Cầm), sinh năm 1920, tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội); trú tại số 244 đường Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội khóa VII; nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân đoàn 4, Tư lệnh Quân khu 4, Tổng Thanh tra Quân đội.
Ông tham gia cách mạng năm 1945, là chiến sĩ Giải phóng quân Hà Nội; tháng 8/1945, ông nhập ngũ và tháng 2/1947 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Từ tháng 10/1945 đến tháng 11/1946, ông là Tiểu đội trưởng; Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó thuộc Trung đoàn 97. Tháng 12/1946 đến tháng 2/1947, ông là Đại đội trưởng kiêm Chính trị viên Đại đội 120 Sơn La.
Video đang HOT
Tháng 3/1947 đến tháng 8/1954, ông là Chính trị viên Đại đội 590, Tiểu đoàn 18, Biên giới Lào – Việt; Đại đội trưởng Đại đội 250, Trung đoàn 97; Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 90 Xây dựng cơ sở ở Đà Bắc; Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312; Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312.
Thượng tướng Hoàng Cầm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu QĐND.
Tháng 9/1954 đến tháng 8/1972, ông giữ các cương vị: Tham mưu trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312; Học viên Học viện quân sự Bắc Kinh; Phái viên Tác chiến Bộ chỉ huy quân sự Miền; Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9; Phái viên Bộ Tổng tư lệnh Miền; Tham mưu phó, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Miền.
Tháng 9/1972 đến tháng 12/1974, ông là Chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự Miền phụ trách Chỉ huy trưởng Đoàn 301, B2; Chỉ huy trưởng Đoàn 301, B2; từ tháng 1/1975 đến tháng 2/1977 là Tư lệnh Quân đoàn 4; tháng 3/1977 đến tháng 1/1981 là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân đoàn 4; từ tháng 2/1981 đến tháng 3/1982 là Phó Tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia; từ tháng 4/1982 đến tháng 8/1987 là Tư lệnh Quân khu 4. Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, VI. Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Tháng 9/1987, ông được điều động về Tổng Thanh tra Quân đội và được Chính phủ bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (nay là Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng).
Ông được phong quân hàm cấp Thượng tá (8/1958); thăng quân hàm Đại tá năm 1960, Thiếu tướng năm 1974, Trung tướng năm 1980, Thượng tướng năm 1984). Tháng 11/1992, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu.
Do có nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, Thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Theo TTXVN
069 42608: Đường dây nóng phản ánh vi phạm của CSGT
Người dân, lái xe nếu phát hiện CSGT làm sai quy trình, điều lệnh, sau khi xác định vị trí, số hiệu xe hoặc số hiệu ngành CSGT có thể báo qua "đường dây nóng" 24/24h: 069 42608.
ảnh minh họa
Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) - Bộ Công an đã công bố đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh trong trường hợp phát hiện CSGT vi phạm.
Đây là một trong những giải pháp của C67 nhằm thực hiện chỉ đạo của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, với các Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu lực công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Ngoài ra, C67 đã thành lập các tổ công tác vừa công khai, vừa bí mật đi giám sát, kiểm tra việc CSGT địa phương thực hiện. Ngoài giám sát trên đường, các tổ công tác còn căn cứ vào sổ nhật ký, biên bản làm việc để xác định các tổ làm nhiệm vụ có thực hiện đúng quy định của Bộ Công an không.
Với người dân và tài xế, có thể báo cho C67 qua "đường dây nóng" 24/24h: 069 42608 nếu phát hiện CSGT làm sai quy trình, điều lệnh. Khi báo cần nêu rõ vị trí xảy ra vi phạm, số hiệu xe hoặc số hiệu ngành CSGT đeo trên người.
Trường hợp vi phạm, C67 xử lý theo các mức: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo, tước quân tịch đuổi khỏi ngành. Đặc biệt, với trường hợp CSGT vẫy xe kiểm tra qua loa thì khiển trách, nhưng vẫy xe kiểm tra qua loa rồi nhận tiền cho đi thì sẽ đuổi khỏi ngành.
Theo quy trình, sau khi tiếp nhận thông tin, trực ban sẽ báo cáo lãnh đạo Cục, thông tin nào cần đưa về địa phương thì Cục sẽ chuyển về địa phương, thông tin nào Cục cần trực tiếp điều tra, xử lý thì Cục sẽ xác minh.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa, ngày 27-7, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đã có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc Công an các địa phương chấn chỉnh ngay việc bố trí lực lượng công an ra đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Theo đó, lực lượng CSGT phải thực hiện phương thức tuần tra cơ động là chính. Nghiêm cấm lập các chốt kiểm tra cố định hoặc thường xuyên đến một địa điểm tổ chức dừng xe để kiểm tra (trừ địa điểm là "điểm đen" giao thông).
Việc dừng phương tiện để kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình công tác và điều lệnh Công an nhân dân, nghiêm cấm tình trạng "vẫy xe" xem giấy tờ qua loa rồi cho đi.
Bộ Công an cũng cũng khẳng định: "Nếu phát hiện có các biểu hiện vi phạm quy trình công tác, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ, phải kiên quyết lập biên bản, xử lý theo quy định".
Theo N.Quyết Người lao động
Thăng hàm Thượng tướng cho 3 Thứ trưởng Bộ CA Ba lãnh đạo cấp cao của Bộ Công an đã được thăng quân hàm Thượng tướng. Hôm qua (22/7), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho 3 Thứ trưởng Bộ Công an. Ba vị Thứ trưởng được thăng quân hàm là Trung tướng Phạm...