Thưởng thức những món ăn “siêu nghệ thuật” giá 8,5 triệu/người
Với những món ăn dưới đây, mỗi thực khách sẽ phải chi khoảng 8,5 triệu đồng/bữa/người.
Bếp trưởng người Ý Massimo Bottura (52 tuổi) hiện là một trong những đầu bếp hàng đầu thế giới và được những chuyên gia ẩm thực phương Tây coi là một thiên tài trong bộ môn nghệ thuật của vị giác. Sẽ không có gì lạ nếu những người yêu ẩm thực xếp hàng dài trước cửa hàng của Bottura để có được một bàn trong quán của người đầu bếp nghệ sĩ.
Trong 3 ngày cuối tháng 6, kể từ 27.6 này, Bottura sẽ mang những món ăn giàu tính nghệ thuật nhất của nhà hàng Osteria Francescana (nằm ở thành phố Modena, Ý) đến với trụ sở của nhà đấu giá Sotheby’s ở London, Anh.
Tại đây, những người yêu ẩm thực của xứ sở sương mù sẽ có thể thưởng thức tài nấu nướng của bếp trưởng Bottura với mức giá 250 bảng/người/bữa (tương đương 8,5 triệu đồng).
Thực khách sẽ được “đã mắt, đã miệng” với những món ăn đầy tính nghệ thuật của bếp trưởng Bottura – những món ăn được truyền cảm hứng từ những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, như Damien Hirst của Anh, Ai Wei Wei của Trung Quốc, Pablo Picasso của Tây Ban Nha…
Những người yêu nghệ thuật và ẩm thực ở London, Anh sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn do chính tay bếp trưởng người Ý Massimo Bottura thực hiện trong căn bếp của nhà đấu giá Sotheby’s vào cuối tháng 6 này.
Đây là một dự án hiếm thấy đối với một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới như Sotheby’s. Trước kế hoạch kết hợp ẩm thực và nghệ thuật này, bếp trưởng Bottura rất phấn khích khi những món ăn do ông thực hiện được so sánh với những ý tưởng nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới.
Với bữa ăn 8,5 triệu đồng/người này, thực khách sẽ được phục vụ 7 món theo thứ tự chuẩn của một bữa ăn Âu châu đẳng cấp. Các món ăn được lựa chọn cẩn thận để tạo nên cuộc đối thoại ăn ý giữa ẩm thực và nghệ thuật.
Hiện tại, đã có 3 món được tiết lộ, gồm một món chính lấy cảm hứng từ nghệ sĩ người Anh Damien Hirst có tên “Thịt bê cuốn tròn ảo giác lâng lâng”. Món ăn gây ấn tượng bởi phần nước sốt nhiều màu lấy cảm hứng từ những bức tranh được tạo thành bằng cách quay tròn vải vẽ rồi vẩy sơn lên – một cách vẽ mà Damien Hirst thường thực hiện.
Món “Thịt bê cuốn tròn ảo giác lâng lâng” lấy cảm hứng từ những bức tranh của Damien Hirst.
Một tác phẩm của Damien Hirst.
Video đang HOT
Món thứ 6 áp chót “Ôi, tôi làm vỡ chiếc bánh tạc” lấy cảm hứng từ ý tưởng nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ người Trung Quốc Ai Wei Wei hồi năm 1995 – “Làm rơi chiếc bình thời nhà Hán”.
Nghệ sĩ người Trung Quốc Ai Wei Wei…”Làm rơi chiếc bình thời nhà Hán”.
Món cuối “Ngụy trang: Thỏ ở trong rừng” lấy cảm hứng từ những tác phẩm theo trường phái lập thể với cách phối màu gây ấn tượng mạnh về thị giác của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso.
Trước nay, bếp trưởng Bottura đã thường tìm cảm hứng sáng tạo ẩm thực từ các nghệ sĩ đương đại, những con người đi tiên phong trong sáng tạo nghệ thuật. Cách pha trộn ẩm thực và nghệ thuật của Bottura đã giúp nhà hàng của ông giành được nhiều giải thưởng uy tín hàng đầu trong giới ẩm thực quốc tế và là một trong top 3 nhà hàng hàng đầu thế giới kể từ năm 2010.
Món cuối, tráng miệng – “Ngụy trang: Thỏ ở trong rừng” được lấy cảm hứng từ phong cách hội họa của Pablo Picasso.
Danh họa Picasso với trường phái lập thể ấn tượng.
Đến thưởng thức ẩm thực ở nhà đấu giá, thực khách còn được ngồi giữa không gian tràn ngập những sắc màu nghệ thuật khi tác phẩm của các nghệ sĩ truyền cảm hứng cho phong cách nấu ăn của bếp trưởng Bottura sẽ được treo khắp phòng.
Nhà hàng Osteria Francescana của bếp trưởng Bottura từ lâu đã là điểm đến thu hút nhiều họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật, nhà sưu tầm nghệ thuật… Kể từ khi bếp trưởng Bottura trở thành chủ sở hữu mới của nhà hàng từ năm 1995, ông đã quyết định tìm cho mình một phong cách riêng trong ẩm thực, đó là pha trộn ẩm thực với nghệ thuật đương đại.
Nhà hàng Osteria Francescana cũng nằm gần những studio của các họa sĩ, những triển lãm tranh của thành phố Modena, và bản thân bếp trưởng Bottura cũng là một người say mê sưu tầm tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại.
Theo_Dân việt
Không thể tin nổi kiệt tác nghệ thuật trên cánh bướm
Bằng sự kiên nhẫn và lòng say mê với nghệ thuật, nghệ sĩ này đã tạo ra những kiệt tác vô cùng đáng ngưỡng mộ trên cánh bướm mỏng manh.
Nghệ sĩ người Mexico Cristiam Ramos chính là tác giả của những kiệt tác nghệ thuật độc đáo này. Điều đặc biệt là Ramos không chỉ vẽ trên cánh bướm mà còn sử dụng những vật liệu tưởng như chẳng liên quan gì đến nghệ thuật như kem đánh răng, kẹo, sơn móng tay, và các vật liệu khác. Chính những vật liệu đó đã giúp ông tái tạo các công trình nghệ thuật nổi tiếng của Leonardo da Vinci, Vermeer, Renoir, và Van Gogh trên những cánh bướm mỏng manh. Thực ra, Cristiam Ramos rất thích tìm tòi và khám phá nghệ thuật với những vật liệu lạ. Riêng đối với dự án này, Ramos sử dụng những con bướm chết với sải cánh từ 12-15cm. Tất nhiên, bạn không cần lo lắng vì không có loài bướm này trong số những loài bướm mà Ramos sử dụng bị làm hại. Bởi trước khi Ramos sáng tạo nghệ thuật thì chúng đã chết vì nguyên nhân tự nhiên, sau đó Ramos mới gom lại để làm việc. Khi được tái hiện lại trên cánh bướm, những tác phẩm nổi tiếng bỗng mang một sắc thái mới, hoàn toàn đổi khác. Một tác phẩm của Johannes Vermeer được vẽ lại trên cánh bướm. Một tác phẩm khác của Vincent Van Gogh. Tuy đã chọn những con bướm có sải cánh to nhưng đây vẫn là những "tấm giấy vẽ" nhỏ nên ông phải dùng kính lúp để làm việc. Chỉ cần nhìn thế này, bạn cũng biết người nghệ sĩ cần bao nhiêu thời gian, tâm huyết và lòng kiên nhẫn để vẽ được một bức tranh như thế.
Nghệ sĩ người Mexico Cristiam Ramos chính là tác giả của những kiệt tác nghệ thuật độc đáo này.
Điều đặc biệt là Ramos không chỉ vẽ trên cánh bướm mà còn sử dụng những vật liệu tưởng như chẳng liên quan gì đến nghệ thuật như kem đánh răng, kẹo, sơn móng tay, và các vật liệu khác.
Chính những vật liệu đó đã giúp ông tái tạo các công trình nghệ thuật nổi tiếng của Leonardo da Vinci, Vermeer, Renoir, và Van Gogh trên những cánh bướm mỏng manh.
Thực ra, Cristiam Ramos rất thích tìm tòi và khám phá nghệ thuật với những vật liệu lạ.
Riêng đối với dự án này, Ramos sử dụng những con bướm chết với sải cánh từ 12-15cm.
Tất nhiên, bạn không cần lo lắng vì không có loài bướm này trong số những loài bướm mà Ramos sử dụng bị làm hại.
Bởi trước khi Ramos sáng tạo nghệ thuật thì chúng đã chết vì nguyên nhân tự nhiên, sau đó Ramos mới gom lại để làm việc.
Khi được tái hiện lại trên cánh bướm, những tác phẩm nổi tiếng bỗng mang một sắc thái mới, hoàn toàn đổi khác.
Một tác phẩm của Johannes Vermeer được vẽ lại trên cánh bướm.
Một tác phẩm khác của Vincent Van Gogh.
Tuy đã chọn những con bướm có sải cánh to nhưng đây vẫn là những "tấm giấy vẽ" nhỏ nên ông phải dùng kính lúp để làm việc.
Chỉ cần nhìn thế này, bạn cũng biết người nghệ sĩ cần bao nhiêu thời gian, tâm huyết và lòng kiên nhẫn để vẽ được một bức tranh như thế.
Theo_Kiến Thức
Những phiên chợ quê nổi tiếng thế giới Mặc dù thực phẩm công nghiệp và siêu thị ngày càng có xu hướng bành trướng, nhưng chợ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Cùng tìm hiểu những khu chợ nổi tiếng thế giới giữa lòng các thành phố hiện đại. Chợ Grand Central Một trong những điều thú vị khi đến du lịch ở thành phố Los Angeles, Mỹ là chợ Grand...