Thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa với các món ăn độc đáo
Cùng iVIVU điểm qua những món ăn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của nền ẩm thực Sa Pa. Đây sẽ là điểm hấp dẫn trong chính hành trình du lịch Sa Pa của bạn.
Thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa với các món ăn độc đáo
Sa Pa là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai của nước ta. Vào thập niên 1940, khi người Pháp phát hiện ra đây là một địa điểm lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, họ đã cho quy hoạch và xây dựng đầy đủ các hệ thống phục vụ các nhu cầu thiết yếu, kể cả các biệt thự nghỉ dưỡng kiểu phương Tây. Điều này làm cho phố núi thơ mộng này mang nhiều dáng dấp của một thành phố ở châu Âu.
Sapa.
Cũng từ những năm đó du lịch Sa Pa đã phát triển. Không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh tuyệt đẹp đến mức khó tin, những nét văn hóa độc đáo mà còn nhờ nền ẩm thực Sa Pa đậm bản sắc dân tộc đã khiến khách du lịch yêu thích khi đến đây. Cùng iVIVU điểm qua những món ăn độc đáo của ẩm thực Sa Pa ngay sau đây.
Chợ phiên sẽ là một trong những địa điểm lý tưởng để thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa. Ảnh: @theo_g_n.
Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Khác với thắng cố Hà Giang, thắng cố Sa Pa được chế biến chủ yếu từ thịt ngựa.
Ảnh: Wikipedia.
Một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào, cho thêm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào,…
Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, xuất phát từ việc tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dễ nấu nướng và mang theo người khi đi làm nương rẫy, họ đã nghĩ ra cách nấu cơm bằng các dụng cụ như ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Ngày nay, người dân Sa Pa coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.
Gạo để nấu cơm lam nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.
Cơm lam được bán khá phổ biến ở Sa Pa.
Mèn mén
Video đang HOT
Mèn mén là một món ăn được làm từ ngô tẻ truyền thống, trải qua các công đoạn kì công. Ngô được đem tách hạt, xay nhỏ và sàng cho bột thật mịn rồi mang đi trộn với nước, không được quá khô, cũng không quá nhão, sau đó mang đi hồ bột hai lần. Lần đầu giúp bột nở tơi ra, rồi để nguội, lại mang đi đồ lần hai cho đến khi chín, dậy mùi thơm, dẻo và tơi.
Người dân đang chế biến mèn mén.
Loại ngô được sử dụng để làm mèn mén.
Tại các phiên chợ tại Lào Cai, bạn sẽ dễ dàng bắt gắp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn, có thể dễ dàng cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện và cái tên lợn “cắp nách” cũng bắt nguồn từ đó.
Thịt cắp nách khá phổ biến ở Sa Pa và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Thực chất lợn cắp nách là một giống lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Loại lợn này được nuôi theo kiểu thả thông trong rừng nên thịt rất chắc và nhiều nạc, dù luộc, nướng hay chế biến kiểu gì cũng vô cùng thơm ngon.
Loại măng vầu đắng được chế biến theo cách cổ truyền của người dân tộc Tày, mang hương vị độc đáo và bắt mắt ngay từ phần vỏ bên ngoài. Người dân bản sẽ lựa chọn những mầm măng còn non để đủ độ giòn và ngọt, sau đó mang đi luộc với chút muối để giảm bớt vị đắng, rồi thái thành những lát mỏng vừa đủ lớn để gói nem.
Ảnh minh họa.
Thịt gà, hành tây, lá hẹ và củ kiệu mang đi băm nhỏ, nêm thêm chút tiêu, nước mắm rồi trộn đều để làm nhân nem. Để gói được phần nhân vào những lá măng mỏ, yêu cầu sự tỉ mỉ để không làm cho lát măng bị rách. Những cuộn nem sau khi được gói sẽ mang đi chiên vàng đều các mặt, cực kỳ hấp dẫn.
Nem măng đắng sau khi được chiên vàng.
Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi thành công cá hồi. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sapa có thịt chắc, màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món khách nhau, nổi bật là gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng… Cũng chính vì vậy cá hồi Sa Pa trở thành món ăn đặc sản của nền ẩm thực Sa Pa.
Ảnh minh họa.
Đào Sa Pa
Mùa đào ở Sa Pa kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5. Đào Sa Pa thường hay bị nhầm lẫn với đào Trung Quốc. Khác với đào Trung Quốc, quả đào Sa Pa nhỏ, cầm gọn trong lòng bàn tay, da đào có lông trắng, không nhẵn, màu sắc khi chưa chín thì màu xanh vị hơi chua, lúc chín chuyển sang màu tím đỏ, phần thịt bên trong có màu vàng nhạt, vị ngọt dần. Khi du lịch Sa Pa ngay vào mùa đào, bạn có thể ghé vườn để tham quan và mua những trái đào ngay tận vườn để thưởng thức.
Loại rượu được làm từ những quả táo mèo mọc ở vùng núi phía Bắc, mang hương vị chua ngọt độc đáo, xen lẫn vị đắng của táo mèo đưa bạn đến cảm giác bừng tỉnh bởi vị cay nồng và hương thơm quyến rũ. Rượu có màu cánh gián đặc trưng, có tác dụng trị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… nên được nhiều người tìm mua để làm quà khi du lịch Sa Pa về.
Quả táo mèo.
Táo mèo được ngâm ủ lên men thành một loại rượu rất ngon và bổ dưỡng.
Thịt sấy Khăng Gai
Thịt sấy Khăng Gai là loại thịt ngựa, bò, trâu, heo được người H’Mông cắt ra và treo lên nhà bếp để bảo quản lâu ngày, có thể đến 3 năm. Thịt có mùi vị ngon ngọt và giòn. Thông thường, thịt để trên bếp sẽ được lấy xuống rồi rửa sạch và nấu với các loại rau củ. Du khách nên thử ăn thịt sấy khăng gai kết hợp với uống rượu vang, vì đây được xem là bộ đôi đặc sản Sapa có thể thưởng thức cùng bạn bè hoặc dùng làm quà biếu người thân.
Các loại thịt được treo trên nóc bếp để bảo quản.
Thành phẩm.
Tìm hiểu 6 món đặc sản mang đậm phong vị núi rừng Tây Bắc
Đến Lai Châu vào đúng thời điểm, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn, mang đậm bản sắc của vùng núi Tây Bắc.
Lam nhọ
Chỉ nghe cái tên thôi là chúng ta đã tò mò không biết đây là món ăn nào mà lạ lùng thế, nó có ngon không, muốn nếm thử quá. Lam là nướng và nhọ là nhừ, có nghĩa là thịt trâu hoặc thịt bò sau khi được thái lát mỏng sẽ được ướp gia vị riêng như mắc khén, gừng tỏi, bí non, quả cà rừng cuối cùng nướng trên bếp than hồng cho đến khi từng thớ thịt săn lại, thơm lừng.
Rêu đá nướng
Rêu đá là loại rau sạch của người dân Lai Châu. Người ta phải rất kỳ công khi lấy chúng về từ các tảng đá bên suối để chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình như nấu canh, nướng, xào... Khi sơ chế rêu, người làm cần vớt rêu cho vào rổ, rửa qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì mới có thể đem nấu.
Rêu nướng tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn...rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng. Món ăn mang lại sự tò mò và thích thú cho du khách khi lần đầu thưởng thức bởi sự mềm, ngậy và hương vị đặc trưng.
Cá bống vùi tro
Cá bống vùi tro là món ăn khá cầu kì, phức tạp phải khách quý vô cùng thì người dân nơi đây mới tỉ mẩn chế biến món này để chiêu đãi. Cá bống chuẩn người ta phải bắt ở suối Tùng Lâm, thịt ngon, dai chắc ngọt, thơm
Cá bống sau khi được sơ chế sạch sẽ mang đi tẩm ướp cùng các loại gia vị: mắc khén, lá húng băm nhỏ sả, ớt, gừng, hạt tiêu,... ướp chừng 15-30 phút thì khéo léo gói gọn trong lá dong. Lá dong dùng để gói cá bống cũng phải là loại bánh tẻ, không rách, khổ to vừa. Sau khi gói trong lá dong đẹp đẽ thì vùi vào gio tầm 30 phút lật lại 1 lần, chừng 5, 6 lần thì cá sẽ chín.
Khi ăn người ta sẽ thấy vị ngậy của cá, mùi thơm nhẹ của lá dong nướng, pha trộn một cách hoàn hảo.
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là loại lợn đặc sản của vùng cao Tây Bắc. Giống lợn này được bà con dân tộc thả rông trong rừng, tự đi kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng chừng 10 - 15 kg. Do ăn các loại lá cây, rau cỏ trong rừng nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon. Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món ngon như hấp, nướng, nấu giả cầy, hầm, nấu canh... Món nào cũng được tẩm ướp và nấu cùng các loại lá, hạt mang phong vị núi rừng, mang lại cảm giác lạ miệng, đặc biệt cho du khách lần đầu thưởng thức.
Lợn cắp nách nướng hay quay đều nhồi lá mắc mật bên trong, bên ngoài da giòn vàng rụm, bên trong khi chín thịt ngọt, dai và thơm.
Canh tiết lá đắng
Lá đắng là một thứ lá chỉ có riêng ở vùng Lai Châu, là thành phần chủ chốt của món canh đặc sản nơi đây. Canh lá đắng. Để nấu món này cũng khá là đơn giản gồm phổi lợn, chút tiết, rau thơm và lá đắng.
Cách nấu món này đầu tiên phải rửa phổi lợn thật sạch, băm nhỏ miếng tiết và phổi lợn cùng bột ngọt, tiêu, ớt...ướp tầm 10 phút. Sau đó chuẩn bị các loại rau thơm, và nắm lá đắng đã được phơi khô hoặc để tươi. Cuối cùng đun nước thật sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào cho đến khi chín kỹ.
Đối với những ai lần đầu ăn món này sẽ cảm thấy khó ăn vì đắng, chát hơi tê tê đầu lưỡi. Nhưng những ai ăn quen sẽ thấy được vị ngọt, thơm bùi, ngậy đến kì lạ của món canh. Không những là món ăn lạ miệng, món canh lá đắng này còn có tác dụng giải rượu, chữa được các bệnh về đường tiêu hóa.
Măng nộm hoa ban
Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về hoa ban - măng đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.
Măng có rất nhiều loại, loại nào cũng dùng làm nộm được nhưng ngon nhất thì có măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần sắt nhỏ ngâm nước muối 30 phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa đem luộc rồi tước nhỏ. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo cần chọn được một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt.
Đến Sapa - Lào Cai chớ quên những đặc sản này Những ai có ý định ghé thăm Sapa một lần chắc chắn không nên bỏ qua những đặc sản nổi tiếng này. Đặc sản Sapa nổi tiếng bởi là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, bông cải xanh, củ cải đỏ và đặc biệt là su su, ... Món rau đặc biệt của Sa Pa là "ngồng",...