Thưởng thức cục bơ 3.300 tuổi nằm trong lăng mộ vua Ai Cập
Món ăn để dưới lòng đất 3.300 năm sẽ có mùi vị như thế nào?
Trong những năm qua, một số đồ ăn thức uống hàng ngàn tuổi được con người tìm thấy. Nhưng điều bất ngờ, dù có ngàn tuổi nhưng có loại vẫn có thể sử dụng được khiến giới chuyên gia cũng như công chúng vô cùng ngỡ ngàng.
Các nhà khảo cổ khai quật được một hũ phô mai lớn trong lăng mộ Ptahmes có niên đại khoảng 3.300 tuổi ở Ai Cập.
Lăng mộ này thuộc về thị trưởng thành đô Memphis và thống lĩnh quân đội Ai Cập vào thế kỷ 13 trước Công nguyên.
Hũ đựng phô mai được tìm thấy trong ngôi mộ có niên đại 3.300 tuổi
Lọ gốm chứa phô mai được đặt trong hầm mộ kín, vùi sâu bên dưới lớp cát dày của sa mạc Sahara. Tuy nhiên, khu mộ thường xuyên bị nước sông Nile tràn vào mỗi khi ngập lụt. Theo thời gian hàng nghìn năm, kết cấu chất béo của phô mai đã bị phá hủy.
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu, trong chiếc bình được tìm thấy tại lăng mộ Ptahmes là một loại phô mai được làm từ sữa bò, dê, cừu, và đặc biệt là cả sữa trâu châu Phi, một loài vật từng được nuôi để lấy sữa thời cổ đại.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy các protein của vi khuẩn Brucella melitensis trong hũ phô mai, tiếc cho những tín đồ phô mai, món ăn cổ đại này không thể dùng được nữa.
Video đang HOT
Nếu nhiễm khuẩn Brucella melitensis, bạn có thể mắc bệnh sốt Malta, hay còn gọi là sốt Địa Trung Hải. Các triệu chứng bao gồm sốt, đổ mồ hôi, đau đầu, đau lưng, suy nhược cơ thể. Những dấu hiệu phát bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau 60 ngày, kể từ lúc tiếp xúc với vi khuẩn Brucella melitensis.
Cùng thời gian đó, một cục bơ nặng khoảng 10kg được chôn cách đây khoảng 2.000 năm được tìm thấy ở Emlagh, quận Meath, Ireland.
Cận cảnh cục bơ có niên đại 2.000 năm
Cục bơ 10kg này không có vỏ bọc và được chôn sâu tới gần 4m. Đầm lầy này trước kia còn là giao giữa biên giới 3 vương quốc. Những nơi kiểu này được coi là “đất thánh” mà con người không được xâm phạm, nên có thể cục bơ được hiến tế cho thần linh chứ không phải sử dụng.
Đây là loại thực phẩm chế biến từ sữa bò và nặng mùi hơn phô mai. Việc chôn bơ vẫn được thực hiện cho tới tận thế kỷ 19.
Chôn bơ dưới đầm lầy dường như là điều khó hiểu, nhưng đó là cách thức bảo quản hiệu quả nhất vào thời chưa có thiết bị hiện đại.
Không có muối, chúng sẽ nhanh hỏng, nhưng khi đặt trong điều kiện mát, ít oxy dưới đầm lầy, bơ sẽ được kéo dài hạn sử dụng. Đôi khi những cục bơ này được đóng kín trong hộp gỗ hay bọc từ da động vật.
Cách đây vài năm, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy vài hũ phô mai được chôn từ thời kỳ 400-350 năm trước công nguyên. Vì được bảo quản kỹ, qua hàng trăm năm người ta vẫn có thể thưởng thức chúng. Tuy nhiên, theo tín ngưỡng địa phương, không ai đụng vào vật phẩm cúng cho thần linh.
Trước đó, các chuyên gia khảo cổ tìm thấy một lượng lớn mật ong có niên đại hơn 5.000 năm tuổi ở Georgia.
Theo các chuyên gia, dù có “tuổi thọ” lớn như trên nhưng số mật ong đó vẫn có thể sử dụng được. Nguyên do là bởi môi trường trong mật ong có tính axit. Chính điều này sẽ giết chết tất cả những vi sinh vật nào muốn trú ngụ trong nó. Vì vậy, mật ong hàng ngàn năm tuổi vẫn có thể ăn được.
Phát hiện một số bức vẽ 3.000 năm tuổi trong quan tài chứa xác ướp của nữ tu sĩ
Các bức vẽ mô tả nữ thần Ai Cập Amentet - vị thần tôn giáo đại diện cho cái chết ở Bờ Tây sông Nile.
Theo Metro, lần đầu tiên, quan tài của một xác ướp có nguồn gốc tại khu vực Thebes thuộc về một nữ tu sĩ có tên là Ta-Kr-Hb được nâng lên mặt đất sau 100 năm.
Phát hiện một số bức vẽ 3.000 năm tuổi trong quan tài chứa xác ướp của nữ tu sĩ. Ảnh: Metro
Trước mối đe dọa từ những kẻ trộm cổ vật, quyết định kiểm tra xác ướp trước khi đưa tới Bảo tàng City Hall mới ở Perth, Scotland để bảo tồn là việc làm cần thiết.
Những người phụ trách bảo tàng đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy những bức vẽ ở cả trong và ngoài quan tài. Chúng mô tả nữ thần Ai Cập Amentet - vị thần tôn giáo đại diện cho cái chết ở Bờ Tây sông Nile, theo Mark Hall, người đứng đầu Bảo tàng và Phòng trưng bày nghệ thuật Perth.
Các chuyên gia kiểm tra và làm sạch quan tài trước khi chuyển tới bảo tàng mới. Ảnh: Metro
"Trước đây, chúng tôi không có lý do gì để nâng quan tài lên cao đến mức có thể nhìn thấy đáy của nó. Xác ướp cũng chưa từng được lấy ra để có thể nhìn thấy những gì phía dưới", Hall cho hay.
Các bức vẽ dưới đáy và bên trong quan tài vẫn còn giữ được lớp sơn. Các phân tích cho thấy chúng có niên đại từ khoảng năm 760 đến năm 525 trước Công nguyên.
Các bức vẽ mô tả nữ thần Ai Cập Amentet. Ảnh: Metro
Được biết, hồi cuối năm ngoái, Ai Cập đã công bố 30 quan tài chứa xác ướp 3.000 năm tuổi do nước này tìm được, với nét chạm khắc và sơn tinh xảo gần như còn nguyên vẹn.
Đây cũng là lô quan tài số lượng lớn đầu tiên được đội ngũ khảo cổ của Ai Cập phát hiện sau nhiều năm chúng chỉ được các chuyên gia nước ngoài khám phá ra.
Các quan tài này được phát hiện trước đền Hatshepsut tại Thung lũng Quốc vương ở Luxor.
Bộ trưởng Cổ vật Khaled El-Enany cho biết những chiếc quan tài 3.000 năm tuổi được chôn tại nghĩ trang Al-Asasif "được bảo quản cực kỳ tốt với màu sắc gần như nguyên vẹn".
Vũ Đậu (T/h)
Cực sốc cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc. Nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại Tutankhamun lên ngôi sớm...