Thưởng thức bún ốc chuối đậu và lẩu riêu “ngon phát hờn” ngày đông lạnh
Những món ăn dân dã từ cua, ốc luôn có sức hấp dẫn thực khách trên cả nước, đặc biệt trong những ngày mùa đông ở Hà Nội.
Bún ốc chuối đậu hơi sệt, có độ sánh và màu vàng của nghệ. Ảnh: Má Lúm.
Bún ốc xuất phát từ vùng quê các tỉnh miền Bắc, nhưng cách làm khá cầu kỳ. Ốc để nấu bún là loại ốc bươu phổ biến nơi đồng ruộng. Ốc bắt về ngâm nước gạo có pha ớt trong khoảng 30 phút để nhả hết nhớt và bùn đất. Sau khi luộc chín, thịt ốc được khều ra cho vào bát, ướp với ít nghệ tươi giã nhuyễn. Nước luộc ốc lắng cho hết cặn, đun sôi, nêm giấm bỗng, sấu hoặc me và các loại gia vị.
Chuối xanh tước bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, thái thành từng lát vừa ăn, ngâm trong nước muối cho khỏi bị thâm. Thịt ba chỉ xào cùng nghệ tươi. Đậu phụ cắt miếng vuông, rán giòn.
Trên chảo dầu, phi hành, cho ốc vào đảo đều với ít gia vị, sau đó cho tiếp chuối xanh vào. Tiếp đến cho thịt lợn, đảo thật đều. Toàn bộ phần nhân đã xào cho vào nồi nước ốc chua, đun lửa nhỏ để chín mềm và thấm gia vị. Nồi ốc chuối đậu ngon sẽ có độ sánh, màu vàng ngon mắt và vị chua dịu, chuối chín có vị bùi chứ không bở, ốc béo và giòn. Bún tươi và rau sống như xà lách, tía tô, kinh giới, bắp chuối, rau muống bào… ăn kèm để thực khách không bị ngán.
Ở Hà Nội, bún ốc chuối đậu được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa đông, bạn có thể ghé các quán ở ngõ chợ Đồng Xuân, Lương Định Của, Lê Ngọc Hân, Khương Thượng… Ở TP HCM, món này được bán trong các quán Bắc nổi tiếng như Bún đậu Homemade, Vị Mộc Quán, Nam Định Quán… Giá một phần từ 30.000 đồng.
Một nồi lẩu riêu cua cho 4 người ăn có giá khoảng 250.000 đồng. Ảnh: Má Lúm.
Video đang HOT
Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn là món ăn quen thuộc của miền Bắc vào mùa đông. Nồi nước lẩu và mẹt nguyên liệu hấp dẫn bạn từ khi món ăn được mang ra. Nước dùng là bí quyết quan trọng nhất với món này, phải ngọt sắc vị của gạch cua giã nhỏ, chua của cà chua và sấu nhưng vẫn thanh.
Người nấu thường chọn những con cua đồng chắc, vàng, đều tay. Các nguyên liệu không thể thiếu là tóp mỡ, cà chua, giấm bỗng, nước mắm, mắm tôm… Riêu cua được múc ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ. Một chiếc mẹt nhỏ đựng nguyên liệu để nhúng lẩu gồm rau muống chẻ, hoa chuối, thịt bắp bò, sườn sụn, giò tai, mọc, trứng vịt lộn… Bún tươi hoặc bánh đa đỏ được để riêng, khi nước dùng sôi thì bỏ vào nồi và vớt nhanh ra bát, chan nước dùng lên và thưởng thức vị đậm đà của món lẩu.
Không khó để tìm quán lẩu riêu cua ở Hà Nội, phố Cao Bá Quát, Phùng Hưng, Kim Mã có dãy quán để chọn lựa. Ở TP.HCM, món ăn đúng vị Bắc được bán ở đường Tú Xương, Trương Định, Hồng Hà…
Để mùa đông không tăng cân phi mã mà vẫn được ăn ngon lại ấm lòng thì món canh thập cẩm này là không thể bỏ qua!
Món canh là món ăn gần như không thể thiếu trong bữa cơm gia đình người Việt. Với gợi ý hôm nay, bạn hãy thử nấu một nồi canh thập cẩm không chỉ ngon mà còn chế biến cực nhanh.
Nguyên liệu để nấu canh thập cẩm
8 con tôm tươi
2 quả trứng
150g nấm hải sản trắng
150g nấm hải sản nâu
180g đậu phụ
15ml rượu nấu ăn, 15ml nước tương, 3g muối, một ít hạt tiêu, 20g dầu ăn
Món canh là tổng hợp của tôm, nấm và đậu phụ. Tôm là thực phẩm vô cùng phổ biến ở nước ta, giá thành của tôm cũng phụ thuộc vào kích thước hay giống loài tôm. Nhưng dù là loại tôm nào đi chăng nữa thì tôm vẫn là thực phẩm giàu protein, đặc biệt là giàu canxi, đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên tuyệt vời cho cơ thể. Vì thế mà tôm rất thích hợp cho người già, trẻ nhỏ. Giúp người già chắc xương, trẻ nhỏ phát triển xương và chiều cao.
Nếu như tôm có giá thành tương đối đắt thì đậu phụ lại là nguồn thực phẩm có giá thành khá rẻ, nhưng lại đem đến nguồn protein thực vật và các axit amin, khoáng chất dồi dào kèm theo lượng calo khá thấp. Khi ăn đậu phụ lại đem lại vị béo ngậy, kích thích vị giác. Vì thế mà đậu phụ được nhiều người yêu thích lựa chọn.
Nấm hải sản hay còn được gọi là nấm ngọc châm, nấm có màu trắng hoặc nâu xám và có vị giống như hải sản nên mới có tên gọi độc đáo như vậy. Ngoài vị thơm ngon đặc biệt, nấm hải sản còn chứa nhiều axit amin, protein... có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh hen suyễn, tiểu đường và dị ứng. Ăn nấm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa...
Cách nấu canh thập cẩm
Nấm cắt bỏ chân, đậu phụ thái miếng vừa ăn, trứng đập vào bát, tôm bóc bỏ vỏ và để riêng phần đầu tôm. Cho thịt tôm vào bát rồi thêm chút rượu nấu ăn, hạt tiêu rồi trộn đều.
Rửa sạch nấm, đun sôi một nồi nước rồi cho nấm vào chần qua sau đó để nấm ráo nước. Cho một ít muối vào bát trứng đánh tan, đổ một ít dầu ăn vào chảo đun nóng sau đó đổ trứng vào chiên tơi.
Đổ chút dầu ăn vào chiếc chảo khác, cho đầu tôm vào xào cho đến khi đầu tôm chuyển màu thì thêm nấm vào xào chung.
Đổ lượng nước vừa ăn vào rồi đậy nắp chảo đun sôi ở lửa lớn. Khi nước sôi thì gắp bỏ đầu tôm ra. Đổ tôm đã ướp, đậu phụ và trứng vào.
Thêm nước tương, muối vào cho vừa ăn. Đun sôi canh trở lại thì tắt bếp.
Thành phẩm:
Canh tôm nấu nấm đậu phụ là món canh làm vô cùng nhanh, canh có vị nóng ấm thơm ngọt đảm bảo cung cấp đủ chất đạm, chất xơ và vitamin. Đây cũng là món canh thập cẩm thích hợp cho những ngày bận rộn hoặc đơn giản là bạn muốn ăn không tinh bột để giảm cân mà thôi!
Chúc bạn làm được món canh tôm nấu nấm đậu phụ thật ngon nhé!
Chè mochi sắn hot là thế nhưng hóa ra cách làm cũng dễ thôi, tranh thủ ngày nghỉ chị em trổ tài nào! Mùa đông có món chè mochi sắn nóng hổi dẻo thơm đãi cả nhà thì đúng là số 1 rồi phải không các mẹ? Nguyên liệu cho món chè mochi sắn - Sắn: 350gr đã bóc vỏ, ngâm nước muối loãng - Đường thốt nốt (đường nâu, đường vàng): 150gr - Bột năng: 80gr - Bột nếp: 30gr - Nước trắng: 900ml -...