Thưởng thức bánh cống Cao Lãnh
Tầm 5 giờ chiều, trên vỉa hè tuyến đường Tôn Đức Thắng, thành phố Cao Lãnh đầy ắp các hàng quán.
Dừng chân một nơi tập trung đông người, tôi cảm nhận được mùi thơm lừng bốc ra, đó chính là món bánh cống Cao Lãnh, một thức quà đặc trưng vào buổi chiều ở nơi này.
Tôi đến Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào một ngày nắng ngả màu vàng nhạt, từng dòng người nhộn nhịp hoà vào lòng đường như thường lệ. Dừng lại một nơi tụ tập rất đông người, tôi lấy làm bỡ ngỡ khi thấy một người phụ nữ nước da sạm nắng, trán đẫm mồ hôi đang tất bật bên quán bánh cống của mình. Từng chiếc bàn gỗ được sắp xếp ngay ngắn, khách ngồi chật kín không có lối đi, mọi người đang thưởng thức món bánh cống Cao Lãnh thơm lừng. Một số người đi xe máy bỗng nhiên tấp vào rồi gọi mua bánh cống, thì ra giá bánh cống ở đây khá “mềm”, chỉ 4.000 đồng/1 cái.
Vừa ngồi xống ghế, một lúc sau tôi được người chủ quán mang bánh cống ra mời dùng và không quên chúc thực khách ăn ngon miệng. Loại bánh này tôi đã dùng nhiều lần rồi nhưng cái bánh ở Cao Lãnh có màu vàng óng, thơm lừng thật đặc biệt. Người chủ quán tên Thảo cho chúng tôi biết, món bánh cống Cao Lãnh đặc biệt thơm ngon được làm tỉ mỉ và qua nhiều công đoạn nên có hương vị và màu sắc đặc trưng.
Bánh cống Cao Lãnh có màu sắc vàng óng, hương vị thơm lừng. (Ảnh: Hoàng Lê)
Theo chia sẻ của các “thổ địa” vùng này, bánh cống có nguồn gốc từ Sóc Trăng nhưng khi đến thành phố Cao Lãnh, bánh cống càng trở nên thơm ngon làm vấn vương biết bao thực khách khi đến nơi này. Giải thích về tên gọi bánh cống, chị Thảo cho biết, do dụng cụ đổ bánh giống cái cống tròn tròn nên gọi tên là bánh cống.
Video đang HOT
Để món bánh cống Cao Lãnh thơm ngon đặc trưng cũng phải có “bí kíp” và kinh nghiệm chế biến lâu năm, trong đó khâu canh lửa là quan trọng nhất. Vì nếu để quá lửa bánh sẽ sậm màu, còn nếu lửa chưa tới thì màu vàng sẽ nhạt, ăn lại không giòn. Bánh cống chính gốc Cao Lãnh là sự kết hợp hài hoà giữa nhân bánh và vỏ bánh bên ngoài. Vỏ bánh được làm bằng bột gạo trộn với bột mì, nhân bánh đan xen đậu xanh, tôm, trứng, khoai môn… Nguyên liệu sau khi chuẩn bị xong thì cho vào khuôn, để trong chảo dầu đun sôi.
Chiếc bánh cống ra lò có màu vàng ươm và toả hương thơm ngào ngạt. Món bánh này được ăn kèm với rau sống chấm nước mắm chua ngọt, tất cả hoà quyện làm người dùng thích thú phải hết lời xuýt xoa, khen ngợi.
Phải chăng, món bánh cống Cao Lãnh từ lâu đã trở thành thức quà đặc biệt, luôn toả ngát mùi hương để làm thực khách phải vấn vương, lưu luyến.
Theo Dân Việt
Ngày se lạnh thưởng thức cá đuối nướng lá nghệ
Vài lần bạn gọi điện kêu: Trời ngoài này đã chuyển lạnh, ước gì lại về Quảng Nam, làm đĩa cá đuối nướng lá nghệ cay xè cho đỡ nhớ!
Con cá đuối đã trở nên quen thuộc và thường được người dân Quảng Nam chế biến thành nhiều món ngon. Khách phương xa ghé thăm vùng đất Quảng này trong tiết trời se lạnh mà được thưởng thức một đĩa cá đuối nướng lá nghệ nghi ngút khói thì thật sảng khoái không gì bằng.
Cá đuối tập trung chủ yếu ở vùng biển Nam Trung Bộ mà nhiều nhất là vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng. Họ hàng cá đuối đa dạng với những tên gọi khá mỹ miều như cá đuối én, cá đuối bông, cá đuối sen,... Điều dễ phân biệt cá đuối với các loại cá biển khác là loại cá này có thân dẹp, hình rẻ quạt, đuôi dài, đầu nhỏ xíu.
Đĩa cá đuối nướng thơm lừng đầy quyến rũ
Theo kinh nghiệm của người dân miệt biển, cá đuối nhiều chất bổ, thịt đã béo lại bùi thơm và đặc biệt có thể chế biến ở nhiều dạng, món nào cũng ngon hấp dẫn, không thể chê vào đâu được. Tô canh chua cá đuối, đĩa cá đuối um chuối chát, cá đuối hấp cách thủy... món nào cũng bay tỏa mùi thơm đến "khát ruột".
Dù rằng lẩu cá đuối là món đắt khách hàng đầu trong thực đơn nhà hàng ven biển Quảng Nam. Nhưng riêng món cá đuối nướng lá nghệ xứ Quảng lại lôi cuốn thực khách nhờ thịt cá ngòn ngọt, beo béo, mằn mặn, thơm ngon và đậm đà hương vị tự nhiên do có sự phối hợp tinh tế giữa gia vị và nhiều nguyên liệu tỉ mỉ. Nên dù là khách khó tính nhất cũng không thể làm ngơ với món này được.
Dùng dao khứa thân cá đuối ướp cho thấm gia vị trước khi nướng
Để làm món cá đuối nướng này, người chế biến phải chọn những con cá đuối còn tươi nguyên, làm cá bỏ hết ruột đi, rửa sạch. Dùng muối sát chà rửa cho hết nhớt, để nguyên con và dùng dao khứa dọc trên thân cá từng đường nhỏ để gia vị có điều kiện ngấm sâu vào từng thớ thịt (nếu cá lớn thì cắt ra làm đôi).
Tiếp đến ướp cá với hỗn hợp nghệ, tỏi tiêu đã băm nhỏ, mắm muối, dầu ăn, thỉnh thoảng lật cá để cá ngấm gia vị chừng mươi lăm phút. Xếp lá nghệ lên vĩ nướng, đặt cá lên rồi tiếp tục cho thêm một lớp lá nghệ nữa sao cho phủ kín cá.
Cá đuối nướng trên than củi hồng
Nướng cá trên bếp than hồng, trong lúc nướng quệt một ít dầu ăn lên bề mặt ngoài của lá bọc cá để lá không bị cháy khô. Thỉnh thoảng trở vỉ để cá chín vàng đều. Chỉ cần nhìn sắc màu hài hòa và hương vị đậm đà bốc lên cũng đủ thấy khoái khẩu rồi.Món cá đuối nướng phải ăn nóng mới ngon. Bởi lúc này thịt cá mềm, ngọt lại dai, nhất là phần xương sụn mềm giòn sừn sựt cho ta cảm giác rất thú vị khi ăn.
Món cá đuối nướng lá nghệ đơn giản là thế mà lại nên duyên trong lòng bao thực khách khi đến với Quảng Nam, để rồi khi rời xa sẽ nhớ da diết cái vị thơm ngon của nó.
Theo Dân Việt
Độc đáo bánh ống lá dứa Hà Tiên Bánh ống lá dứa là một món ngon không nên bỏ lỡ khi có dịp đặt chân đến vùng đất miền Tây. Nhắc đến những món ăn vặt ngon miệng ở miền tây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh xèo, bánh cống, bánh khoai mì, bánh bò... Ít người biết rằng bánh ống lá dứa cũng là một món ngon không nên...