Thưởng thức 9 món đặc sản Phú Quốc làm nức lòng du khách
Đến với hòn ngọc Phú Quốc đâu chỉ có thiên nhiên cảnh đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều đặc sản nức danh. Bạn có thể chọn mua để thưởng thức ngay hoặc mua về làm quà.
Các món đặc sản Phú Quốc
1. Gỏi cá trích
Gỏi cá trích là một đặc sản miền biển Phú Quốc ngon nức tiếng, đến Phú Quốc bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món đặc sản ngon miễn chê này. Để có món gỏi ngon nhất định phải chọn được cá tươi và đầy đủ gia vị. Cá trích phi lê lát mỏng, nhúng qua dấm và nước cốt chanh để khử mùi tanh, lạc rang nghiền nhỏ, hành ớt rửa sạch bày ra đĩa. Sau đó trộn đều các gia vị ướp cá, quấn gỏi bằng bánh tráng và thưởng thức cùng nước mắm Phú Quốc chuẩn vị không thể từ chối.
Cá trích phi lê lát mỏng hấp dẫn món đặc sản của Phú Quốc (Ảnh: ST)
Quấn gỏi bằng bánh tráng với đầy đủ rau thơm (Ảnh: ST)
2. Nhum biển
Con Nhum biển hay còn được gọi là Cầu gai, có hình thù kỳ dị nhưng lại là sản vật bổ dưỡng dành cho phái nam. Nhìn bề ngoài có vẻ gai góc khiến ai cũng ngại đụng vào, nhưng vì chiều vị giác sẵn sàng “dọn dẹp” sạch gai của Nhum để cắt ra nạo lấy phần thịt béo bên trong. Ăn Nhum biển khá đơn giản, chỉ vất vả công đoạn sơ chế, cắt đôi con Nhum nướng trên than hồng.
Thịt chín bạn có thể chấm ngay với muối chanh ớt và thưởng thức. Thịt Nhum vô cùng béo ngọt và bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ và hồi sức nhanh nên được cánh đàn ông đi biển rất chuộng.
Phú Quốc có đặc sản Nhum biển gai góc (Ảnh: ST)
Món Thịt Nhum biển béo thơm, bổ dưỡng vô cùng (Ảnh: ST)
3. Nấm Tràm
Nếu đã đến Phú Quốc bạn đừng bỏ lỡ đặc sản nấm Tràm nơi đây, nấm được khai thác sâu trong rừng Tràm. Loài nấm này mọc trong tự nhiên và rất lành tính. Nấm Tràm kết hợp với một số loại hải sản có thể chế biến thành những bát súp bổ dưỡng có vị thơm đặc trưng.
Một lần được ăn canh hải sản nấm Tràm bạn khó lòng mà quên được vị ngon riêng khác lạ ấy. Đặc biệt khi ăn nấm Tràm xong mà bạn uống nước ngay sẽ có cảm giác đắng miệng. Tất nhiên không phải ngộ độc rồi, đó là đặc tính riêng của món nấm Tràm.
Đặc sản Nấm Tràm Phú Quốc (Ảnh: ST)
Cảnh hải sản Nấm Tràm (Ảnh: ST)
4. Bánh canh cá thu Phú Quốc
Video đang HOT
Có thể nói bánh canh cá thu Phú Quốc là một thức đặc sản bình dân, ai cũng có thể tìm đến và thưởng thức. Món ăn không hề kén người ăn, vì thế mà các quán bán bánh canh ở Phú Quốc luôn tấp nập người ra vào. Trong quán ngoài quán thực khách chăm chú với bát bánh canh của mình, nghe tiếng xì xụp húp nước dùng mà dịch vị như tuôn trào. Có dịp đến Phú Quốc nhất định bạn nên thử.
Bánh canh làm từ tinh bột (Ảnh: ST)
Hương vị cá Thu trắng thịt thơm ngon cùng miếng chả nướng, hành tây trộn đều với bánh canh từ bột tinh trong dư vị nước dùng đậm đà có thể “gây nghiện” bất kỳ ai. Món đặc sản này ăn không biết như nào là đủ, vì chưa ăn xong một tô mà trong đầu đang nghĩ tới tô bánh canh thứ 2 rồi.
Hương vị bánh canh có thể gây nghiện cho vị giác (Ảnh: ST)
5. Bánh tét mật cật Phú Quốc
Người miền Nam ai cũng quên thuộc với món bánh tét, ở Phú Quốc có một loại bánh tét đã thành thương hiệu đó chính là bánh tét mật cật Phú Quốc. Bánh có hình trụ được gói khéo léo bằng lát mật cật, người gói bánh phải hết sức tỉ mẩn và cẩn thận khi gói bánh, chặt tay quá thì lá dễ bục mà lỏng tay thì bánh không được săn chắc. Đến Phú Quốc bạn có thể dễ dàng tìm mua loại bánh này ở mọi nơi.
Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ được gói trong lá mật cật, chỉ khi gói bằng loại lá này mới đem đến đúng hương vị cho bánh. Khách du lịch đến Phú Quốc thường chọn mua vài cặp bánh tét mật cật về làm qua cho người thân. Món đặc sản dân dã mà lại ngon miệng.
Món đặc sản Phú Quốc dân dã mà ngon miệng (Ảnh: ST)
Bánh được bày bán khắp các chợ ở Phú Quốc (Ảnh: ST)
6. Hải sâm Phú Quốc
Thiên nhiên biển đảo Phú Quốc vô cùng trù phú, nơi đây có nhiều loại sản vật quý hiếm và Hải sâm là một trong số đó. Hiện nay Hải sâm ở Phú Quốc ngày càng hiếm, người ngư dân thường phải lặn đêm ở độ sâu khoảng 20 sải nước để bắt nên giá trị của nó càng cao.
Hải sâm tươi một đặc sản Phú Quốc nổi tiếng (Ảnh: ST)
Hải sâm được nhiều khách du lịch Phú Quốc tìm mua, vì đây được ví như một loại “thần dược” rất có lợi cho sức khỏe, bổ máu, hỗ trợ người bị tim mạch, cao huyết áp … Các đấng mày râu thường hay mua về ngâm rượu bồi bổ sinh lực. Ngoài ra Hải sâm còn được chế biến thành nhiều món ngon như: Hải sâm xào mướp đắng, Hải sâm xào nấm, nấu súp …
Chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn (Ảnh: ST)
Phú Quốc có đặc sản gì? – Món xào từ con Hải sâm (Ảnh: ST)
7. Chả cua Phú Quốc
Đây là món ăn ngon yêu cầu chế biến khá công phu, hấp cua bóc lấy thịt trắng bên trong, trộn thịt cua với thịt bằm và nêm thêm gia vị. Mai cua đem rửa sạch sau đó nhồi thịt vào bên trong và cho lên bếp hấp hoặc chiên trong dầu nóng. Món chả cua nên ăn kèm với chút rau sống, vắt chút chanh thêm chút hạt tiêu là ngon đúng vị.
Thịt chả được nhồi trong mai cua rất công phu (Ảnh: ST)
Chả cua bể thường được người dân ở Phú Quốc làm vào dịp tết và là món ăn rất được ưa chuộng. Ghé thăm Phú Quốc bạn nên chọn thưởng thức món ăn đặc sắc này.
Món chả đặc sản cua thường được làm cho dịp Tết (Ảnh: ST)
Một trong những đặc sản được khách du lịch chọn mua làm quà khi đến với Phú Quốc là rượu sim. Rượu sim Phú Quốc có vị thơm đặc trưng của sim rừng , nồng độ vừa phải, được cất theo phương pháp truyền thống. Rượu càng được ủ lâu năm càng có vị thơm nồng đặc trưng, không hề gắt mà rất êm. Người uống rất dễ bị “hạ gục” bởi loại rượu này lúc nào không hay vì hơi men nhẹ nhàng nhưng vô cùng ngấm.
Trái sim rừng dùng để ủ rượu (Ảnh: ST)
Ủ rượu bằng phương pháp truyền thống (Ảnh: ST)
Thành quả là ly rượu sim sánh đỏ – một đặc sản ở Phú Quốc (Ảnh: ST)
9. Đặc sản mắm ruốc Phú Quốc
Mắm ruốc không chỉ là đặc sản mà từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Phú Quốc. Loại mắm này được làm từ con ruốc, tẩm ướp muối, đường, dầu thực vật, tỏi, sả, ớt. Bạn có thể dùng mắm ruốc để chấm một số loại quả, hay làm đồ chấm với một số món luộc, hương vị rất đậm đà đã được nêm sẵn chỉ việc dùng.
Đi du lịch mà chọn đặc sản này làm quà là hay nhất, vừa nhỏ gọn tiện lợi vừa mới lạ với vị giác. Giá mỗi lọ mắm dao động từ 25.000 – 50.000 VNĐ tùy vào kích thước.
Mắm ruốc dùng chấm trái cây (Ảnh: ST)
Mắm ruốc thành thương hiệu nổi tiếng Phú Quốc (Ảnh: ST)
Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản khác cho bạn lựa chọn như: Ghẹ Hàm Ninh, cá mú nướng mọi, cơm ghẹ, nước mắm Phú Quốc… Chỉ nghe tên thôi đã thấy hấp dẫn rồi. Hãy trải nghiệm để thưởng thức những nét tinh túy mà chỉ Phú Quốc mới có.
Thưởng thức những đặc sản chính hiệu tại nhà hàng Xin Chào Phú Quốc
Nhà hàng Xin Chào Phú Quốc là một điểm đến tuyệt vời để du khách thưởng thức các nét ẩm thực đặc trưng của đảo Ngọc. Không gian ngồi ngoài trời với sân thượng mở để ngắm hoàng hôn, view biển cực kỳ lãng mạn, mọi thứ thật quá hoàn hảo để tận hưởng một bữa tối đáng nhớ. Thực đơn vô cùng hấp dẫn của nhà hàng sẽ chinh phục bất cứ thực khách khó tính nào với các món hải sản tuyển chọn, tươi rói.
Đến đây để được thưởng thức Tôm hùm cháy tỏi, Tôm hùm nướng phô mai, Sò điệp nướng phô mai chắc thịt, béo thơm. Đừng quên thưởng thức món gói cả trích trứ danh cùng nhiều đặc sản khác. Không chỉ các món hải sản, thực khách còn được những đầu bếp tay nghề thết đãi chuyên nghiệp từ món Á đến Âu. Đồ uống ngon và lạ miệng cũng là một điểm cộng của nhà hàng Xin Chào Phú Quốc với món được nhiều người yêu thích là mocktail trà sả chanh và trà đá vải thiều.
Không gian lãng mạn tại nhà hàng Xin Chào Phú Quốc
Thực đơn phong phú với các món hải sản ngon lành
Sau một ngày trải nghiệm những hoạt động thú vị tại đảo Ngọc thì nhà hàng Xin Chào chắc chắn sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua để được thưởng thức và tận hưởng một bữa tối lãng mạn và ngon miệng.
Theo Vntrip
Những đặc sản nổi tiếng vùng cao Tây Bắc
Lạp sườn hun khói, thịt gác bếp - món ăn truyền thống của người dân tộc vùng cao Tây Bắc đang được giới sành ăn Hà thành đánh giá rất cao. Đặc trưng từ cách làm cho tới hương vị của nó khiến bất kì ai thưởng thức đều trầm trồ, khen ngợi.
Thưởng thức đặc sản nơi "ốc đảo"
Điều đặc biệt thú vị với chúng tôi có lẽ chính là được thưởng thức lạp sườn hun khói, thịt gác bếp, món đặc sản của vùng Tây Bắc nhưng lại ở một nơi rất "đặc biệt" - trung tâm Cai nghiện tỉnh Yên Bái. Lạp sườn hun khói vốn là món ăn phổ biến của người dân tộc Mông nhưng lại trở thành món đặc sản của những người sành ăn ở thành phố. Vì thế mà, tôi được những người bản địa bật mí: "Lên Tây Bắc chưa thưởng thức món thịt gác bếp và lạp sườn hun khói thì chưa phải đã biết "mùi"... đặc sản".
Thịt gác bếp được xem là đặc sản của vùng cao Tây Bắc.
Thú thật, lần đầu tiên được thưởng thức món lạp sườn hun khói do chính tay các học viên của trung tâm Cai nghiện Yên Bái làm (món ăn cải thiện cho các học viên trong dịp lễ, Tết-PV) tôi cảm nhận được cái tài của người Tây Bắc. Món ăn tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến ai đã từng ăn một lần đều không thể không nhớ hương vị béo ngậy, bùi bùi của nó. Dẫn tôi dạo một vòng khu học viên nữ (khu A), anh Lê Công Huấn - phó giám đốc trung tâm Cai nghiện tỉnh Yên Bái còn giới thiệu khu "ẩm thực"- cách gọi vui cho khu bếp ăn phục vụ các cán bộ, học viên của trung tâm.
Tại đây, tôi đã được giới thiệu về món đặc sản lạp sườn hun khói mà các học viên của trung tâm đang chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đang đến gần. Chỉ lên phía gác bếp, anh Huấn bảo rằng: "Thịt gác bếp và lạp sườn hun khói là hai món đặc sản của các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Ở Yên Bái, thịt trâu gác bếp ngon nhất phải kể đến vùng Nghĩa Lộ còn món lạp sườn thì mỗi nơi lại có một "bí kíp" làm riêng". Nói về món lạp sườn mà các học viên tự tay chế biến, anh Huấn bật mí nó có hương vị hơi khác một chút so với món lạp sườn truyền thống của người Mông. Đó là được ướp với quế và quan trọng nhất là có rượu lên men.
Theo lời kể của anh Lê Công Huấn, trong những ngày mùa đông, khi cái lạnh ngấm vào vạn vật thì đó cũng là thời điểm những cư dân của vùng cao Tây Bắc gác bớt công việc hàng ngày trên nương để ở nhà tránh rét và chuẩn bị những món đồ ăn khô, gác bếp như thịt trâu, thịt lợn, thịt gà... Nó đơn giản là một cách để bảo quản thực phẩm lâu dài, dùng khi thời tiết khắc nghiệt, không thể xuống chợ mua - bán. Và, nếu bất cứ ai từng có những lúc tránh rét bên bếp lửa hồng vùng Tây Bắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị của mùa đông đặc quánh trong khói bếp và cả vị bùi béo ngầy ngậy của những đồ ăn gác bếp nơi đây. Ngồi sưởi ấm nơi bếp củi của khu "ẩm thực" tại trung tâm Cai nghiện tỉnh Yên Bái, tôi cũng cảm nhận được những hương vị riêng vô cùng độc đáo, không có ở bất cứ đâu.
Anh Huấn cho biết, trong những món ăn gác bếp ở Tây Bắc, thì món lạp sườn của người Mông là thú vị nhất. Người Mông làm lạp sườn từ thịt lợn băm nhỏ, trộn gia vị rồi nhồi vào trong một đoạn ruột lợn đã làm sạch, sau đó hấp sơ qua rồi treo lên gác bếp, ngay phía trên ngọn lửa. Điều khác biệt tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này là ở loại gia vị mắc khén, thứ gia vị chỉ có ở vùng núi Tây Bắc. Gia vị được kết hợp trong món lạp sườn, treo lên gác bếp chừng 2-3 tháng. Lạp sườn được sấy khô dần cho đến khi săn lại, vỏ ngả màu xám sẫm, ngửi thấy dậy mùi khói bếp lẫn với hương vị mắc khén và thịt sấy thơm bùi, ấy là lúc đã có thể ăn được.
Cũng theo lời kể của anh Huấn, ở vùng cao Yên Bái, đặc biệt huyện xa nhất là Trạm Tấu, các gia đình người Mông thường làm lạp sườn gác bếp để ăn chứ không bán. Tuy nhiên, nếu du khách tới thăm một gia đình người Mông vào những ngày giá rét, có thể hỏi mua của gia chủ với giá khoảng 500 - 600.000 đồng/1kg. Khi ăn, người dân tộc vùng cao thường đem nướng lại, rán vàng hoặc hấp trên vung cơm cho nóng, thái khoanh, chấm với gia vị mắc khén để thêm phần đậm đà, tăng hương vị thơm bùi, hấp dẫn.
Món lạp sườn hun khói "đặc biệt" được chế biến tại Trung tâm cai nghiện tỉnh Yên Bái.
Ngày rét..."săn" thịt gác bếp vùng cao
Có lẽ, điều thú vị nhất đối với tôi trong chuyến công tác tại Yên Bái lần này là có "duyên" được thưởng thức và "săn" các món đặc sản nơi rẻo cao huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Được một cán bộ huyên Trạm Tấu dẫn vào xã Bản Công, chúng tôi được "mục sở thị" từng công đoạn chế biến món đặc sản thịt gác bếp, thịt xông khói. Quả thật, nhìn qua, tưởng cách làm dễ dàng nhưng thực tế cũng lắm nhiêu khê. Anh Giàng A Lử cho hay, để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt mới được giết mổ ra bỏ hết mỡ, gân rồi cắt thành từng miếng dài. Đặc biệt, khi làm thịt không được rửa sạch bằng nước lạnh để khỏi bị ôi mà dùng khăn sạch thấm khô máu. Ướp thịt với rượu và muối, các gia vị khác như ớt, gừng, tiêu rừng,... rồi cho vào bình hoặc lọ đậy nắp kín ngâm khoảng 1 tuần lễ. Sau đó, xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên gác bếp, nơi luôn có bếp lửa đỏ hồng. Hàng ngày, hơi nóng của khói âm ỉ từ bếp củi làm cho thịt rút nước, khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt, miếng thịt sẽ dần săn lại và khói than củi tạo thành một lớp bì, bọc ngoài, bảo vệ vững chắc khiến cho vi khuẩn khó thâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế, khi ăn hương vị của miếng thịt luôn có mùi thơm, dai và ngọt đượm. Món này có thể ăn được sau khi gác bếp được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để thật lâu.
Đãi tôi món đặc sản thịt xông khói, A Lử bật mí: "Thịt xông khói không phải ăn liền ngay mà phải qua chế biến mới ngon. Khi nào muốn ăn, người dân đem miếng thịt xuống rửa hoặc cạo sạch lớp tro than bên ngoài rồi sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: Luộc, rán, xào... Khi ăn có vị ngọt, lại vừa dai vừa giòn ăn không ngán". Quả thật, tôi xé từng miếng nhỏ dọc theo các thớ thịt, bỏ tất cả vào một đĩa, vắt nước cốt chanh, mùi mắc khén thơm lừng hương vị đặc trưng. Vị cay cay, nồng nồng bắt đầu thấm dần trên đầu lưỡi, tôi chợt nghĩ, những ngày rét, không thể không nhớ hương vị thịt gác bếp Tây Bắc.
Theo lời A Lử, thịt trâu gác bếp trông vẻ bề ngoài thì ở đâu cũng giống nhau nhưng trên thực tế mỗi nơi, mỗi gia đình lại có một bí quyết gia truyền riêng. Nguyên liệu chủ yếu dùng tẩm ướp món thịt này là ớt, gừng và đặc biệt một loại gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc đó là mắc khén (một loại hạt gần giống như hạt tiêu). Khi miếng thịt thành phẩm và khô lại ta có thể nhìn thấy rõ ràng các gia vị này còn nguyên trên các thớ thịt. Được làm ra hoàn toàn từ những công đoạn thủ công cho nên thịt gác bếp có "tuổi thọ" dự trữ trong vòng 1-3 tháng. Tuy nhiên, khi không còn được treo trên bếp mà mang về dưới xuôi thì miếng thịt không để được lâu.
Thật ra, thịt xông khói, gác bếp của đồng bào dân tộc được chế biến nhằm làm nguồn thực phẩm để dành lúc bị khan hiếm thức ăn hay khi nhà có khách quý thì đãi món ăn truyền thống này. Vì thịt gác bếp là thực phẩm để dành nên không chỉ riêng thịt trâu mà ngay cả thịt bò, gà, thịt lợn cũng được người Thái đen, người Mông đem gác bếp. Bây giờ thịt xông khói vùng cao trở thành đặc sản khó mua và nhiều người dân ở vùng đồng bằng đã bắt chước làm món này để bán cho những nhà hàng, quán nhậu. Dẫu không thể ngon bằng thịt xông khói vùng cao "xịn" nhưng khi ăn cũng có chút hương vị là lạ so với thịt chế biến thường ăn hàng ngày.
Ở Hà Nội các cửa hàng chuyên bán đặc sản vùng miền, trên các gian hàng online, thịt trâu gác bếp, lạp sườn hun khói Yên Bái, Sơn La, Điện Biên... được rao bán rất nhiều và khác "hút" người mua. Thịt trâu gác bếp được bán từ 580.000 - 750.000 đồng/1kg, lạp sườn hun khói Mường Khương (Lào Cai), lạp sườn hun khói Yên Bái được bán dao động từ 450.000 -700.000 đồng/1kg. Tuy nhiên, nhiều người sành ăn ở thành phố lại thích trực tiếp lên các tỉnh vùng cao Tây Bắc "săn" đặc sản chứ không tin tưởng vào việc mua hàng trên mạng. Họ e ngại mua phải hàng "rởm" và không được thưởng thức hương vị đặc biệt của người dân tộc vùng Tây Bắc!.
Theo Sunmart.
Bánh tôm Hồ Tây - đặc sản của người Hà Nội xưa và nay Làng gốm Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm hay đơn giản chỉ là món bánh tôm Hồ Tây nổi tiếng đủ làm nên một Hà Nội khác biệt trong lòng du khách. Qua bao năm tháng, bánh tôm Hồ Tây đã đi vào ký ức nhiều thế hệ người dân Hà Nội, chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản, món bánh này đã...