Thưởng tết giảm khoảng 10% so với năm trước
Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa tổng hợp sơ bộ về tình hình các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thực hiện chi trả tiền lương năm 2012, kế hoạch thưởng tết 2013. Theo đánh giá, năm nay nhiều doanh nghiệp đã cố gắng chi trả mức lương tương đương năm 2011.
Cụ thể, đối với các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, tiền lương bình quân năm 2012 là 4.130.000 đồng/ người/ tháng, tăng 3,7% so với năm trước. Trong đó, DN có mức tiền lương cao nhất là 8.645.000 đồng/người/tháng còn DN có mức tiền lương thấp nhất là 2.500.000 đồng/người/tháng. Thưởng Tết Dương lịch 2013 của khối này bình quân là 960.000 đồng/người (DN thưởng cao nhất là 8 triệu đồng và DN có mức thưởng thấp nhất là 100.000 đồng). Còn mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.170.000 đồng/ người, giảm 14,5% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 30 triệu đồng/ người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Tại khối DN cổ phần, vốn góp của Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2012 là 4.601.000 đồng/người/ tháng, giảm 2,4% so với năm trước, khoảng cách chênh lệch về tiền lương bình quân của các DN là 4,25 lần (khi DN có mức tiền lương bình quân cao nhất đạt 10.200.000 đồng/người/tháng, còn DN có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 2.400.000 đồng/người/tháng). Thưởng tết Dương lịch 2013 của khối này bình quân là 570.000 đồng/người (DN thưởng cao nhất là 3 triệu đồng và DN có mức thưởng thấp nhất là 100.000 đồng). Thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.145.000 đồng/ người, giảm 7,69% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 34,2 triệu đồng/ người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Video đang HOT
Khối DN dân doanh, mức tiền lương bình quân năm nay là 4.093.000 đồng/người/tháng, giảm 11,9% so với năm trước, khoảng cách chênh lệch về tiền lương bình quân của các DN là 5,26 lần (khi DN có mức tiền lương bình quân cao nhất đạt 11.910.000 đồng/người/tháng, còn DN có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 2.260.000 đồng/người/háng). Thưởng Tết Dương lịch 2013 của khối này bình quân là 510.000 đồng/người (DN thưởng cao nhất là 3,5 triệu đồng và DN có mức thưởng thấp nhất là 100.000 đồng). Còn mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.740.000 đồng/người, giảm 8,2% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 74.537.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người).
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm nay có mức tiền lương bình quân năm là 4.170.000 đồng/người/tháng, tăng 3,37% so với năm trước, khoảng cách chênh lệch về tiền lương bình quân của các DN là 7,26 lần (khi DN có mức tiền lương bình quân cao nhất đạt 21.800.000 đồng/người/tháng, còn DN có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 3.000.000 đồng/người/tháng). Mức thưởng Tết Dương lịch 2013 của khối này bình quân là 200.000 đồng/người (DN thưởng cao nhất là 300.000 đồng và DN có mức thưởng thấp nhất là 100.000 đồng). Thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.709.000 đồng/người, giảm 12% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 66.702.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, năm 2012 là năm các DN gặp nhiều khó khăn, nhiều DN phải nợ lương người lao động từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương bình quân cho người lao động năm nay vẫn tương đương năm 2011. Đối với thưởng Tết Âm lịch theo kế hoạch thưởng thì bình quân chung có giảm khoảng 10% so với năm trước.
Theo ANTD
Công nhân dệt - may tại Hà Nội sẽ được đưa đón khi về quê ăn tết
Dịp Tết Quý Tỵ này, 90% số đơn vị ngành dệt may Hà Nội (DMHN) có tháng lương thứ 13 và 100% đơn vị lo được túi quà tết cho CNVCLĐ. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, kết quả này thể hiện sự nỗ lực của tổ chức CĐ và doanh nghiệp.
Công nhân lao động ngành dệt may Hà Nội. Ảnh: S.T
Yêu cầu trả hết thưởng trước tết
Hiện nay, các DN ngành DM nói chung và DMHN nói riêng đang đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình SXKD, phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ ngành DMHN. Đáng lưu ý là nguy cơ thiếu việc làm, số lượng CNVCLĐ ngành DMHN luôn biến động, nguồn LĐ thay thế khó tuyển dụng, chất lượng LĐ còn nhiều bất cập, thu nhập chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống, đời sống khó khăn.
Ngày 13.12, ông Đinh Văn Viện - Chủ tịch CĐ DMHN - cho biết, ngành DMHN hiện còn tồn kho hơn 200 tỉ đồng. Tuy nhiên, vẫn có hơn 80% các đơn vị hoàn thành kế hoạch năm 2012, thu nhập trung bình của NLĐ đạt 3,2 triệu đồng/tháng/người, cộng thêm các khoản thưởng thu nhập bình quân có thể đạt 3,6 triệu đồng.
Nhiệm kỳ I (2010-2015), CĐ DMHN xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của CNVCLĐ. Trước mắt, CĐ ngành vừa ra văn bản chỉ đạo các CĐCS trực thuộc chăm lo tốt chế độ, chính sách, tiền lương, tiền thưởng cho CNVCLĐ, đoàn viên nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Từ 2011 CĐ DMHN đã yêu cầu DN trả hết tiền thưởng cho NLĐ. Ngay sau tết 2011, có 80% số CNLĐ quay trở lại làm việc, đến tuần kế tiếp đủ 100% LĐ. Năm 2012, số CN trở lại làm việc sau tết đạt 90%.
Theo đó, 100 CĐCS trực thuộc gồm hơn 17.000 đoàn viên/23.000 LĐ chủ động phối hợp với chuyên môn, người sử dụng LĐ tổ chức ĐH CNVC, hội nghị NLĐ năm 2013 đảm bảo quy trình, nội dung và thời gian. Đồng thời, CĐCS chủ động đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo DN kịp thời giải quyết công bố công khai về tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác... động viên CNVCLĐ yên tâm làm việc, góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD.
Trước đây, để "giữ chân" CNLĐ sau tết, các DN trong ngành đã giữ lại một phần thưởng tết của NLĐ. Nhưng từ 2011 CĐ DMHN đã yêu cầu DN trả hết tiền thưởng cho NLĐ. Ngay sau tết 2011, có 80% số CNLĐ quay trở lại làm việc, đến tuần kế tiếp đủ 100% LĐ. Năm 2012, số CN trở lại làm việc sau tết đạt 90%.
Tổ chức xe ôtô đưa đón CN về quê ăn tết
Cùng với việc chăm lo đảm bảo tiền lương, thưởng tết cho NLĐ, các CĐCS ngành DMHN còn xây dựng kế hoạch tổ chức cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết tại đơn vị, nơi cư trú đảm bảo an toàn, tiết kiệm. CĐ DMHN yêu cầu các BCH CĐCS chủ động đề xuất phối hợp với lãnh đạo chuyên môn, người sử dụng LĐ tổ chức xe ôtô đưa, đón CNLĐ về quê ăn tết hoặc tổ chức đăng ký mua vé, hợp đồng với các đơn vị vận tải, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của CNLĐ.
Như thông lệ, năm nay CĐ DMHN tiếp tục phối hợp cùng CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức xe đưa, đón CN về quê. Tại thời điểm này, đã có 346 CNLĐ thuộc 3 CĐCS (Cty TNHH MTV Haprosimex, Cty TNHH MTV may mặc Việt-Pacific, Cty CP may BTM) đăng ký. Số CN đăng ký thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Nông, Sơn La, Lai Châu. Theo nhận định của CĐ DMHN, số lượng CN đăng ký sẽ tăng lên, bởi các DN chủ động bố trí xe hoặc phát vé xe (trị giá khoảng 100.000đ) cho CN ở xa về quê ăn tết như Cty CP dệt 10/10, Cty CP may BTM, Cty hóa dệt Hà Tây...
Cán bộ các CĐCS trực thuộc CĐ DMHN đang ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức xe đưa CN về quê ăn tết. Trong báo cáo danh sách CNLĐ đăng ký xe về quê gửi CĐ DMHN, Chủ tịch CĐ Cty CP may BTN Hoàng Anh Việt viết "CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện đưa đón về quê vui tết cùng gia đình, từ đó thêm yên tâm tư tưởng gắn bó làm việc ổn định, xây dựng tổ ấm CĐ, xây dựng nhà máy ngày càng phát triển".
Cũng trong dịp tết này, ngoài các đối tượng được CĐCS chăm lo, CĐ DMHN còn thực hiện thăm hỏi, hỗ trợ hơn 50 suất quà, trị giá từ 300.000-500.000đ từ nguồn kinh phí của LĐLĐ TP.Hà Nội và CĐ ngành.
Theo laodong
TP.Hồ Chí Minh: Năm 2012 chi bảo hiểm thất nghiệp gấp 7 lần năm 2011 Ngày 13.12, BHXH TPHCM cho biết, đến hết tháng 11, cơ quan này đã chi trả tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trên địa bàn gấp 7 lần năm 2011. Cụ thể, mới tính đến hết tháng 11, cơ quan BHXH TP đã chi cho người thất nghiệp hơn 700 tỉ đồng (trong khi cả năm 2011 chi hơn 124...