Thưởng tết đậm, nhân viên ngân hàng ‘1 mùa ấm no’
Năm 2019, lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh. Kết quả kinh doanh khả quan là tín hiệu vui báo hiệu một mùa thưởng Tết ấm no cho “ dân ngân hàng”.
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã công bố lợi nhuận kinh doanh trong năm 2019. Tình hình chung cho thấy lợi nhuận các ngân hàng đều tăng trưởng mạnh. Nhiều ngân hàng đã cán đích, thậm chí vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Những tín hiệu đầu tiên về kết quả lợi nhuận năm 2019 đã báo hiệu một mùa thưởng Tết “ấm no” cho nhân viên ngân hàng. Do lợi nhuận tăng mạnh nên dự báo sẽ có một mức thưởng Tết khá xông xênh cho nhân viên ngành ngân hàng.
Đến nay, nhiều nhà băng đã hé lộ mức thưởng Tết 2020.
Tết Dương lịch năm nay, nhân viên nhiều ngân hàng được thưởng cộng với tháng lương thứ 13. Còn Tết Âm lịch sẽ thưởng nhiều hơn và tùy vào mức độ hoàn thành công việc của cá nhân cũng như đơn vị (phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch), nhưng tối thiểu cũng được 1 tháng lương. Và trong quý I/2020, ngân hàng sẽ tiếp tục thưởng thêm cho người lao động 1 tháng lương.
VietinBank thông báo bổ sung 1 tháng lương cho cán bộ, nhân viên nhân dịp Tết Dương lịch 2020. Còn Tết âm lịch, VietinBank vẫn chưa có thông báo chính thức đến các nhân viên.
Trong nhóm “big 4″, Vietcombank vẫn là cái tên hot nhất về chế độ đãi ngộ. Thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng này đang cao nhất ngành ngân hàng với hơn 34 triệu đồng/người. Vietcombank cũng có “truyền thống” thưởng cao cho cán bộ nhân viên. Do đó, với ước tính lợi nhuận năm nay đạt kỷ lục thì nhân viên nhà băng này hoàn toàn tin tưởng sẽ được thưởng Tết cao.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh khả quan là tín hiệu vui báo hiệu một mùa thưởng Tết ấm no cho “dân ngân hàng”.
Nhiều ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch thưởng Tết riêng cho nhân viên khi lợi nhuận ước thu về năm nay ở mức cao, nhưng chưa tiết lộ con số cụ thể.
Theo các nhân viên ngân hàng, mức thưởng Tết năm nay dao động từ 1 triệu đồng đến 1 tháng lương đối với tết Dương lịch; còn mức thưởng Tết Nguyên đán dự kiến từ 1-6 tháng lương, phụ thuộc vào từng ngân hàng cũng như hiệu suất làm việc của mỗi nhân sự.
Có một thực tế là các ngân hàng lớn thường không có sự đột biến về biên độ tăng giảm thưởng Tết giữa các năm như các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình và nhỏ. Dường như các ngân hàng lớn vẫn giữ được “phong độ” về mức thưởng Tết cho cán bộ nhân viên.
Mặt khác, ở các ngân hàng lớn có vốn nhà nước thường không tập trung tất cả chế độ vào thưởng Tết cuối năm. Các nhà băng này có cách “thưởng” cho nhân viên rải rác trong năm. Với nhân viên ngân hàng, khoản tiền này họ không gọi là tiền thưởng Tết mà đó là các khoản truy lĩnh trong năm, cũng như là “một phần lương mà họ chưa nhận từ các tháng thì nay nhận bù”.
Đơn cử, có ngân hàng không gọi là thưởng mà là tạm ứng thêm lương hàng tháng cho nhân viên hoặc chi bổ sung lương kinh doanh. Nghĩa là thay vì bình thường hàng tháng chỉ nhận được 100% lương, thì được tạm ứng chi thêm khoảng 20%/tháng; tức là nhận 120% lương mỗi tháng, tương đương được nhận thêm 2,4 tháng lương/năm cho phần tạm ứng thêm lương này.
Chia sẻ với báo chí về việc thưởng Tết ngân hàng, Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành từng nói: Thực tế khái niệm “thưởng Tết” là việc các nhân viên được truy lĩnh lương của mình trong năm. Nhân viên ngân hàng sẽ được truy lĩnh thêm từ 2- 7 tháng thu nhập vào dịp báo cáo tài chính quý I năm sau.
“Lấy ví dụ từ chính ngân hàng Vietcombank của mình, nếu lương nhân viên 32 triệu đồng hàng tháng thì mỗi tháng chỉ nhận khoảng 15-16 triệu đồng. Phần còn lại được trải đều các quý, mỗi quý sẽ chấm điểm KPI đánh giá và phần này được trả vào đúng thời điểm cuối năm nên mọi người hay gọi là thưởng Tết”, ông Thành giải thích.
Đồng thời, các ngân hàng lớn lại thưởng vào các dịp lễ lớn trong năm như 30/4, 01/05; Quốc khánh, kết thúc quý, 6 tháng,… Ngoài ra, ở các ngân hàng lớn còn chế độ phúc lợi rất tốt, như: tiền trợ cấp cho giữ trẻ cho nhân viên có con nhỏ; tiền trang điểm hàng tháng; tiền mừng tứ thân phụ mẫu nhân ngày Quốc tế ngày cao tuổi 1/10; quà Quốc tết thiếu nhi, Trung thu cho con em CBNV ngân hàng; tiền xe cho CBNV về thăm gia đình vào các dịp lễ tết trong năm, tiền mừng việc hỷ cưới hỏi, sinh con,…
Với các ngân hàng nhỏ, lãnh đạo một số ngân hàng cũng cho hay với mức lợi nhuận tăng cao như hiện nay, ngân hàng sẽ có tính toán để tăng thưởng cho các cán bộ nhân viên trong dịp Tết này.
Ngân hàng V. có trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết nhà băng này vừa chốt thưởng Tết âm lịch 2020 với mức cao nhất đến 5 tháng lương và thấp nhất là 1 tháng lương.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tính toán xếp hạng mức độ hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên theo 5 nhóm ABCDE, trong đó nhóm cao nhất được thưởng 5 tháng và thấp nhất là 1 tháng.
Ngoài ra, ngân hàng này cũng có chi trả lương tháng thứ 13 cho cán bộ nhân viên. Như vậy ở ngân hàng này mức thưởng thấp nhất sẽ là 2 tháng và cao nhất là 6 tháng lương.
Còn tại các ngân hàng vốn nước ngoài, dự báo mức thưởng Tết năm nay cũng rất khả quan.
Đơn cử, một ngân hàng 100% vốn nước ngoài có trụ sở chính tại TP.HCM (ngân hàng của Malaysia) vừa công bố thưởng Tết dương lịch 2020. Theo đó, mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng này được nhận thêm 1 tháng lương thứ 13 và thưởng Tết dương lịch từ 1,5 tháng cho đến 4 tháng lương tùy từng vị trí. Dù ngân hàng này chưa công bố chính sách thưởng Tết Âm lịch, nhưng theo như chính sách của các năm trước thì nhân viên cũng sẽ có thưởng.
Với mức lương và thưởng được nhận dồn dập trước Tết, người được lĩnh nhiều nhất ở ngân hàng có yếu tố nước ngoài nói trên tới 7 tháng lương, còn ít nhất là 4,5 tháng. Được biết trung bình thu nhập của nhân viên nhà băng này không dưới 20 triệu đồng/người/tháng.
Theo Anh Tuấn (Tổng hợp)/Vietnamnet
Ngành ngân hàng sa thải mạnh tay nhất 4 năm
Năm nay, hơn 50 nhà băng đã thông báo kế hoạch cắt giảm 77.780 việc làm. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2015 (gần 91.450 việc làm).
Năm nay, hơn 50 nhà băng đã thông báo kế hoạch cắt giảm 77.780 việc làm. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2015 (gần 91.450 việc làm). Các ngân hàng ở châu Âu, vốn đang chịu sức ép từ lãi suất âm, chiếm gần 82% số này.
Tính tổng cộng 6 năm qua, hơn 425.000 việc làm đã bị thông báo cắt giảm. Trên thực tế, con số có thể còn lớn hơn, do nhiều nhà băng sa thải nhân viên nhưng không công khai kế hoạch. Morgan Stanley là cái tên mới nhất gia nhập làn sóng này, với 1.500 việc làm. CEO James Gorman cho biết con số này chiếm gần 2% nhân lực nhà băng.
Bên ngoài văn phòng của Deutsche Bank tại London (Anh). Ảnh: Bloomberg
Số liệu năm nay cũng cho thấy sự yếu kém của các ngân hàng châu Âu. Các nền kinh tế khu vực này phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nên đang gặp khó khi căng thẳng thương mại diễn ra triền miên. Trong khi đó, chính sách lãi suất âm lại ăn mòn doanh thu từ cho vay của họ.
Không như Mỹ có các chương trình hỗ trợ của chính phủ và chính sách nâng lãi giúp các nhà băng hồi phục nhanh sau khủng hoảng tài chính, các ngân hàng châu Âu vẫn đang chật vật tồn tại. Rất nhiều nhà băng đã phải sa thải và bán bớt mảng kinh doanh để có lợi nhuận.
Deutsche Bank - ngân hàng lớn nhất Đức - đứng đầu danh sách dự kiến cắt giảm, với 18.000 nhân viên cho đến năm 2022. Họ đang dần thu hẹp mảng ngân hàng đầu tư. Đức cũng là quốc gia có ngành ngân hàng phân hóa nhất châu Âu và chịu tác động lớn từ lãi suất âm do có nhiều tiền gửi hơn nhà băng các nước khác.
Năm tới, các nhà băng được dự báo còn cắt giảm nhiều nhân sự hơn nữa. Julius Baer Group đang cân nhắc có nên bớt lao động để giảm chi phí không, trong bối cảnh cạnh tranh tăng và lợi nhuận đi xuống, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết. Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (Tây Ban Nha) cũng có kế hoạch cắt giảm nhân sự mảng giải pháp khách hàng.
Theo VNE
Vinachem thoái vốn giá cao, lại vì đất? Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) vừa đăng ký bán đấu giá toàn bộ 11,45 triệu cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) đang nắm giữ. Đáng chú ý, mức giá Vinachem đưa ra là 49.100 đồng/cổ phiếu, cao gần gấp đôi so với thị giá hiện tại là 28.600 đồng/cổ phiếu. Nếu nhìn vào lịch sử giá cổ phiếu DGC,...