Thưởng Tết có xu hướng tăng
Theo bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH, trước tình hình suy giảm kinh tế năm 2012 dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình sản xuất, kinh doanh, tiền lương, nợ lương năm 2012.
Mức lương bình quân doanh nghiệp tư nhân năm 2012 là 3,6 triệu đồng
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này đã có 63/63 tỉnh thành báo cáo tiền lương năm 2012 và tiền thưởng tết năm 2013 cũng như tình hình nợ lương của người lao động ở các doanh nghiệp. Cụ thể, tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp ước đạt 4,3 triệu đồng/tháng, tăng 12% so với năm 2011 (3,84 triệu đồng/tháng). Trong đó, mức bình quân cao nhất thuộc về Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu ước đạt 5,8 triệu đồng/tháng. Mức bình quân cao thứ 2 thuộc về doanh nghiệp cổ phần có vốn góp Nhà nước đạt 5,5 triệu đồng/ tháng. Doanh nghiệp dân doanh ước đạt 3,6 triệu đồng/tháng và doanh nghiệp FDI là 3,8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là khối doanh nghiệp có tốc độ tăng lương thấp và giảm nhiều so với tỷ lệ lạm phát.
Mặc dù mức lương bình quân có chiều hướng tăng nhưng Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vẫn đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu chủ doanh nghiệp có biện pháp đảm bảo chi trả tiền lương, phụ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đặc biệt, các tỉnh thành phố cần tập trung giải quyết trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, ưu tiên việc giải quyết chế độ, quyền lợi người lao động. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố cần thực hiện tạm ứng ngân sách địa phương để trả cho người lao động các doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn và bị nợ lương nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Bà Tống Thị Minh cũng cho biết, khảo sát của Bộ ở 11.678 doanh nghiệp với trên 2,2 triệu lao động đều cho thấy có kế hoạch thưởng Tết Âm lịch. Theo đó, mức thưởng cao nhất năm nay thuộc về 1 doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai với mức 650 triệu đồng.
Về mức thưởng Tết âm lịch năm nay, mức thưởng bình quân cả nước là 3,5 triệu đồng/người (bằng 3/4 tháng lương), tăng khoảng 8,7% so với Tết âm lịch năm 2012 (khi đạt mức 3,22 triệu đồng/người). Trong đó, thưởng trong các Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đạt khoảng 4,6 triệu đồng/người doanh nghiệp cổ phần có vốn góp Nhà nước là 4,7 triệu đồng/người doanh nghiệp dân doanh khoảng 2,5 triệu đồng/người doanh nghiệp FDI khoảng 3,3 triệu đồng/người.
Như vậy, dù tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung tiền lương năm 2012 và thưởng tết năm 2013 của người lao động tương đối ổn định và vẫn có xu hướng tăng so với năm trước. Tuy nhiên, để ổn định tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trước và sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH vừa có công điện gửi các tỉnh thành trực thuộc trung ương tăng cường rà soát và nắm tình hình nợ lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động và tùy theo ngân sách địa phương có biện pháp hỗ trợ thiết thực cho người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khó khăn trong dịp Tết nguyên đán.
Theo ANTD
Không mong gì... thưởng Tết
Vào thời điểm này năm ngoái, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố mức thưởng Tết. Theo đó, mức thưởng thấp nhất cũng là một tháng lương thứ 13. Tuy nhiên năm nay tình hình khá im ắng trong khi tại TP.HCM, Đà Nẵng, nhiều DN đã công bố thưởng tết thì Hà Nội. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, chưa có doanh nghiệp nào báo cáo mức thưởng Tết.
Thưởng Tết nhìn chung giảm
Theo đánh giá chung của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội, năm 2012 là năm các DN gặp nhiều khó khăn, nhiều DN phải nợ lương người lao động từ 3-6 tháng. Sở đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tổng hợp, báo cáo tiền lương và thưởng năm 2012. Tuy nhiên, số doanh nghiệp báo cáo không nhiều so với năm ngoái. Lương thưởng năm nay nhìn chung thấp hơn năm ngoái. Trong đó, DN có mức tiền lương cao nhất là 8.645.000 đ/người/tháng và DN có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 2.500.000đ/người/tháng. Mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.170.000 đồng/ người, giảm 14,5% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 30 triệu đồng/ người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Đối với khối DN cổ phần, vốn góp của Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2012 là 4.601.000 đ/người/tháng, giảm 2,4% so với năm trước. Mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.145.000 đồng/người, giảm 7,69% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 34,2 triệu đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Đối với khối DN dân doanh, mức tiền lương bình quân năm 2012 là 4.093.000 đồng/người/ tháng, giảm 11,9% so với năm trước. Mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.740.000 đồng/người, giảm 8,2% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 74.537.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người).
Còn đối với khối DN FDI, mức tiền lương bình quân năm 2012 là 4.170.000 đồng/người/ tháng, tăng 3,37% so với năm trước. Mức thưởng Tết Âm lịch bình quân là 3.709.000 đồng/người, giảm 12% so với năm trước (trong đó, DN có mức thưởng cao nhất là 66.702.000 đồng/người và DN có mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người).
Những doanh nghiệp được xem là "đại gia", như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Quảng Ngãi, vẫn chưa nói gì đến chuyện thưởng Tết... Theo Phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ngãi, sau gần 1 tháng phát văn bản cho khoảng 1.500 doanh nghiệp trong tỉnh đề nghị báo cáo kế hoạch chi trả lương và thưởng cho người lao động, đến thời điểm này đã quá thời hạn quy định, thế nhưng chỉ mới có khoảng 20 doanh nghiệp phản hồi - bằng khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cổ phần Xây dựng Cosevco Quảng Ngãi - Tổng Công ty cổ phần Xây dựng Miền Trung cắt thưởng Tết dương lịch, còn Tết âm lịch thưởng bình quân 500.000 đồng/người. Dù ít nhưng số công nhân viên doanh nghiệp kể trên vẫn may mắn hơn rất nhiều so với công nhân các doanh nghiệp khác. Không ít doanh nghiệp đến giờ vẫn còn nợ lương của công nhân, như Công ty cổ phần Trường Giang, với số tiền nợ lương khoảng 500 triệu đồng.
Khu công nghiệp, chế xuất chậm công bố thưởng Tết
Theo ông Đặng Minh Thuần, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, đến thời điểm hiện tại các công ty tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội chưa báo cáo mức thưởng Tết Âm lịch. Mặc dù Luật công đoàn tại các công ty đều có điều khoản lương thưởng với mức thưởng ít nhất là có tháng lương thứ 13. Năm nay hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp còn giảm lao động để tiết giảm chi phí. Vào thời điểm này hàng năm, các công ty ồ ạt tuyển dụng lao động làm thời vụ cuối năm và rục rịch công bố thưởng Tết để khích lệ nhân viên nhưng năm nay thì ngược lại. Nói về thưởng Tết, nhiều lao động cho biết, Tết 2013 sẽ không còn hồi hộp và mong đợi như những năm trước nữa. Bởi gần hết năm mà nhiều lao động mới chỉ được lĩnh lương tháng 6, thậm chí nhiều người mới chỉ được lĩnh tháng 3.
Tại TP HCM, theo công bố của Ban quản lý các khu Chế xuất - khu Công nghiệp (HEPZA) trên địa bàn TPHCM đến nay vẫn còn gần 800 doanh nghiệp chưa có thông báo về lương thưởng trong dịp Tết. Nếu như năm ngoái, đến thời điểm này, có tới hơn 1.000 doanh nghiệp báo cáo tình hình lương thưởng Tết thì năm nay mới chỉ có gần 100 doanh nghiệp báo cáo. Năm ngoái, mức thưởng Tết cao nhất là 700 triệu đồng/người thuộc về một doanh nghiệp FDI. Năm nay, cũng là doanh nghiệp FDI nhưng mức cao nhất chỉ là 217 triệu đồng.
Bên cạnh công nhân tại các khu công nghiệp đang mỏi mòn chờ thưởng Tết thì tại Hà Nội còn có hàng nghìn công nhân làm tại các công trình lớn nhỏ. Đa phần tại đây là những công nhân mùa vụ, làm việc theo ca theo ngày, nhận tiền theo ngày. Các công nhân mùa vụ này được một người gọi là cai thầu tập hợp lại và đưa tới những công trình xây dựng đang cần công nhân mà không có bất cứ một thỏa thuận, một chính sách hay một đãi ngộ nào. Trên thực tế, số công nhân này luôn nhiều hơn số công nhân được các công ty xây dựng quản lý. Tết Nguyên đán đang tới gần nhưng các công nhân này không hy vọng có thưởng Tết. Anh Nguyễn Mạnh Hà, công nhân làm tại khu Mễ Trì cho biết: Chúng tôi chắc sẽ không có thưởng Tết vì có thuộc cơ quan, tổ chức nào đâu. Chỉ là người đi làm thuê, làm ngày nào nhận tiền ngày đó.
Năm 2012 theo nhiều chuyên gia nhận định đây là một năm không chỉ riêng về kinh tế mà ngay cả BĐS cũng gặp không ít khó khăn. Tình trạng các công ty, các tập đoàn BĐS lâm vào tình trạng nợ nần, có nguy cơ phá sản, công nhân xây dựng cũng gặp phải những khó khăn do các công ty làm ăn thua lỗ trả đủ tiền lương cho công nhân là may lắm rồi, chứ đừng nói tới là chuyện thưởng tết.
Những kiểu thưởng Tết... oái oăm
Năm nay, nhiều chuyên gia dự báo có thể những kiểu thưởng Tết bằng hàng hóa có thể xảy ra. Câu chuyện này đã diễn ra tại khá nhiều doanh nghiệp khi làm ăn bết bát, thua lỗ. Còn nhớ năm ngoái, một công ty chứng khoán trong TP HCM đã thưởng Tết cho nhân viên bằng hiện vật là 30kg gạo Nàng Thơm. Hoặc một công ty sản xuất gạch tại Thái Bình 3 năm liền đã thưởng Tết cho nhân viên bằng chính sản phẩm làm ra là gạch xây dựng. Có năm, mỗi nhân viên nhận được 1200 viên gạch. Nếu bán rẻ chỗ gạch đó cũng được khoảng 1 triệu đồng nhưng ngặt nỗi cuối năm, sát tết việc hàng trăm công nhân bán gạch ăn tết là điều rất khó, thậm chí bán rẻ cũng không xong. Nhiều người đành chờ về nhà rồi chấp nhận một cái tết không tiền thưởng.
Kinh tế khó khăn, một số công ty đã tính đến việc thay thế tiền thưởng bằng một hình thức khác cho nhân viên, đó là tăng thêm ngày nghỉ phép. Anh Hải, một nhân viên sàn BĐS cho biết giám đốc công ty đã thông báo Tết này cắt thưởng, ai muốn nghỉ thêm ngày thì đăng ký coi như là một hình thức thưởng Tết.
Chênh lệch quá lớn - nghịch lý thưởng tết
Trong khi các khu công nghiệp, chế xuất, công nhân mòn mỏi mong chờ những đồng thưởng tết eo hẹp thì theo tiết lộ của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, năm nay, lãnh đạo đã dành riêng ra 4 chiếc xe hơi để trao thưởng cho những người có năng lực nhất, xứng đáng nhất. Đây là một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam với 36 công ty thành viên hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: Kinh doanh bất động sản, Bán lẻ cao cấp, Xây dựng, Đầu tư tài chính, Ẩm thực - Giải trí và Y tế - Giáo dục, Đồn điền - Khoáng sản và Du lịch sinh thái. Cuối năm ngoái, Tập đoàn này đã thưởng cho 3 căn nhà, mỗi căn trị giá 8 tỉ đồng kèm 200 triệu đồng tiền mặt cho 3 lãnh đạo của Tập đoàn. Trước đó, mức thưởng "khủng" mà mọi người biết đến đó là con số 400 triệu đồng được Ban quản lý Các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM (Hepza) công bố. Đây là mức thưởng thuộc về một doanh nghiệp trong nước chuyên về hàng tiêu dùng, ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội cũng cho biết năm nay thưởng Tết cao nhất là 66,702 triệu đồng thuộc về khối FDI và thấp nhất là 200.000 đồng thuộc về doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp FDI. Như vậy cùng là thưởng Tết nhưng có mức chênh lệch quá lớn giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Ngày 28-12, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã báo cáo UBND TP về tình hình tiền lương năm 2012 và kế hoạch thưởng Tết năm 2013. Theo đó, doanh nghiệp FDI thưởng Tết Dương lịch 2013 cao nhất, trên 624 triệu đồng/người. Mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất là gần 540 triệu đồng/người cũng thuộc về một doanh nghiệp FDI, tăng gần 113% so với mức thưởng 2012. Mức thưởng bình quân trong loại hình doanh nghiệp FDI gần 5,6 triệu đồng và thấp nhất gần 3,3 triệu đồng.
- Sở LĐTB&XH TP.Đà Nẵng cũng đã công bố mức thưởng Tết 2013 của các doanh nghiệp. Theo đó, mức thưởng cao nhất là hơn 346 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo ANTD
Thưởng tết Quý Tỵ cao nhất 650 triệu đồng Thưởng cao nhất thuộc về một doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai, gấp gần 200 lần mức bình quân cả nước, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chiều 23/1. Trao đổi với báo chí chiều 23/1, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhận...