Thương tâm 5 sản phụ bị bỏng nặng, có người phải cắt bỏ cả bàn tay vì nằm than sau sinh
5 sản phụ phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) chỉ trong thời gian ngắn vì cùng một lý do là bỏng nặng vì nằm than sau sinh.
Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết thông tin này trong ngày 18/2.
Cụ thể chỉ trong vòng 2 tháng, khoa đã tiếp nhận đến 5 trường hợp sản phụ nằm than sau sinh dẫn đến bỏng nặng.
Như trường hợp của chị T.T.V.E. (31 tuổi, ngụ huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí CO, bỏng độ 2-3, bỏng sâu vùng mông, đùi, nhiễm trùng, hoại tử.
Khoa Phỏng và phẫu thuật tạo hình, BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Theo lời khai từ người nhà, trước đó sau khi sinh con thứ 2 được vài ngày, chị E. xuất viện và được gia đình chuẩn bị bếp than ở dưới giường cho chị nằm, khiến chị bị ngộ độc khí, ngất xỉu rồi bỏng nặng.
Tại BV, các bác sĩ cho biết bệnh nhân dự kiến phải điều trị hơn một tháng mới ổn định.
Cùng cảnh ngộ, một sản phụ ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ngộ độc ngất xỉu, đau lòng hơn là bàn tay bị rơi vào bếp than nóng rực gây nên vết bỏng quá nặng.
Nhiều bệnh nhân bỏng nặng vì nằm than sau sinh.
Ekip điều trị khi tiếp nhận buộc phải mổ khẩn, đoạn cả bàn tay để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng và hoại tử ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Video đang HOT
Mới nhất là vào ngày 13/2, chị P.T.G. (32 tuổi, quê tỉnh Bình Thuận) nhập viện khi cả cánh tay trái, bàn tay phải đều bỏng sâu độ 3 và hoại tử nhiễm trùng nặng.
Hiện các bác sĩ đã cắt lọc, bù dịch và dùng kháng sinh cho bệnh nhân. Dự kiến khi tình trạng ổn định, sản phụ G. sẽ phẫu thuật ghép da bàn tay. Tuy nhiên vết thương dù lạnh vẫn để lại sẹo co rút, ảnh hưởng đến vận động sau này.
Được biết, chị G. vừa sinh con thứ 2 và gặp nạn khi vừa nằm than vừa phủ mền xông hơi.
Có những trường hợp để lại sẹo có rút hoặc phải đoạn chi.
May mắn là khi chị gặp nạn, con đã được chồng bế ra ngoài. Nếu không, hậu quả thực sự khó lường.
Bác sĩ Hiệp cho biết, phụ nữ Việt Nam sau khi sinh con thường nằm than để giữ ấm theo quan niệm dân gian.
Tuy nhiên đây là việc làm không phù hợp và phản khoa học vì khí hậu Việt Nam nóng ẩm. Phụ nữ sau khi cơ thể rất suy yếu, mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh hơn người bình thường, nằm than sau sinh vừa có nguy cơ bỏng cao vừa gây ngộ độc.
Bác sĩ khuyên mẹ con sản phụ chỉ cần mặc thêm áo giữ ấm, gia đình gắn lò sưởi là đủ.
Bên cạnh đó, em bé mới sinh làn da sẽ mỏng manh, dễ bị ảnh hưởng nhiệt độ của than gây bỏng.
Thậm chí, vẫn có những trường hợp sản phụ ở phòng thoáng mát, ngồi trước cửa phòng xông than vẫn ngất xỉu và té vào lửa đỏ gây nên tai nạn đau lòng.
Do đó theo bác sĩ thay vì nằm than, mẹ con sản phụ chỉ cần mặc thêm áo giữ ấm, gia đình gắn lò sưởi là đủ.
“Bếp than thường tạo ra khí CO, khí này một người hít vào sẽ gây ra các phản ứng hóa học trong máu, cản trở sự truyền tải Oxy rất nguy hiểm” – bác sĩ phân tích.
Hoàng Lê
Theo toquoc
Mối lo đến từ sưởi than
Trong những ngày giá rét, bà con nhiều địa phương miền núi cao thường dùng than sưởi ấm. Dùng than sưởi ấm không chỉ có nỗi lo ngộ độc khí CO (Carbon Monoxide) mà còn có thể gây ra cháy. Vì thế, rất phải cẩn thận với sưởi than, và tốt nhất là không nên đốt than để sưởi trong nhà.
Ảnh minh họa
1. Vào những ngày lạnh giá, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sử dụng điều hòa, máy sưởi, quạt sưởi. Trong khi đó nhiều gia đình có thu nhập trung bình, thấp thường làm ấm bằng than, than gỗ, than củi hoặc than tổ ong, đốt dầu, đốt gas... Cách làm này tuy làm không khí ấm lên, cơ thể ấm lên nhưng rất dễ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong, hay là cháy nhà.
Sau đây, xin được nhắc lại một số vụ từ những năm trước, ảnh hưởng từ sưởi than để bà con cùng tham khảo.
Tại thôn Thạnh Mỹ (xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cháu bé một tuổi tử vong còn bố mẹ bất tỉnh do đốt lò than sưởi ấm trong phòng ngủ. Người nhà cho biết thời tiết trở lạnh nên bố mẹ đốt lò than đặt dưới gầm giường sưởi ấm cho con trai. Ngày hôm sau 3 người được phát hiện nằm bất động trên giường, cháu bé đã ngừng thở còn bố mẹ trong tình trạng ngất lịm.
Còn tại Thanh Hóa, một gia đình phải nhập viện do ngạt khí than. Cô con gái nhỏ đã không qua khỏi. Hay ở Can Lộc (Hà Tĩnh), 3 mẹ con tử vong trong phòng đốt than củi để sưởi ấm. Tại Nghệ An, trong căn phòng dùng than hoa để sưởi ấm, người mẹ bị ngộ độc khí khi đang bế đứa con một tháng tuổi, ngất và đánh rơi bé vào chậu than.
Cũng tại Nghệ An, có năm chỉ trong vòng 5 ngày (tháng 1), đã ghi nhận 5 ca tử vong liên quan đến sưởi ấm bằng than trong nhà, trong ca-bin ô tô. Tại xã Diễn Mỹ (huyện Diễn Châu), 2 vợ chồng anh V.V.H và vợ N.T.H cùng con trai mới sinh được gần 2 tháng tuổi ngất xỉu trong phòng ngủ sưởi bằng củi gỗ. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng em bé đã tử vong. Trước đó mấy hôm cũng xảy ra tình trạng tương tự ở gia đình mới sinh con khiến 1 cháu bé gần 2 tuổi tử vong, 4 người còn lại gồm cả sản phụ và em bé sơ sinh phải nhập viện.
Cùng vào thời điểm đó (cuối tháng 1), tại Quảng Bình cũng xảy ra tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người nguy kịch đo đốt than củi sưởi ấm.
Theo Tiến sỹ Dương Đức Hùng (Bệnh viện Bạch Mai), cần cảnh báo người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm bởi khi đốt than, củi trong phòng kín sinh ra khí CO không mùi, không màu, không vị có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn mà người dân chưa kịp nhận biết đã bị lịm dần, đến tử vong. Được biêt, năm nào Trung tâm chống độc, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận những trường hợp cấp cứu đau lòng này. Đáng nói, các ca ngạt khí thường xảy ra tập thể, với cả gia đình do đốt than củi trong nhà, đóng kín cửa sưởi ấm khiến cả nhà dần lịm đi.
Còn theo bác sỹ Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc khí CO là tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh - tâm thần cao. Theo một thống kê của thế giới, hầu hết tử vong (94%) là xảy ra tại nhà và nguyên nhân hàng đầu là do dùng máy phát điện trong nhà và dùng than củi để sưởi vào mùa đông. Với đặc tính không màu, không mùi và không gây kích thích, có khả năng khuếch tán mạnh nên đến khi người bệnh nhận biết được mình bị nhiễm độc thì họ không còn khả năng gọi cấp cứu nữa vì đã lịm hẳn đi, không thể bồng dậy để tri hô và dần đi vào hôn mê, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo Giáo sư Trần Hồng Côn (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), dùng than để sưởi ấm trong phòng là đặc biệt nguy hiểm, nếu đốt trong phòng kín sẽ thoát ra khí CO và CO2 vô cùng độc hại. Khí CO thoát ra trong quá trình đốt than khiến người ta ngất hoặc lịm đi ngay khi đang ngủ, nặng hơn có thể tử vong.
2. Các bác sỹ khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện có người nghi bị ngộ độc khí CO, thì cần làm nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, quạt khí, dùng cành cây đuổi khí CO xung quanh nạn nhân... đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt, đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở thì phải thổi ngạt ngay bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu bệnh nhân không tỉnh đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn.
Những ngày rét, thay vì dùng than để sưởi thì mọi người cần cần chú ý sửa chữa nhà cửa, bịt kỹ các khe hở dù nhỏ bởi rất hút gió. Đồng thời mặc áo làm nhiều lớp, 4 - 5 lớp áo mỏng giữ ấm tốt hơn mặc 2 - 3 chiếc áo dày. Bên cạnh đó phải ăn uống đồ nóng ấm, giữ ấm chân, không nên đi ra ngoài khi không cần thiết.
Không chỉ khiến người ta ngất lịm, hôn mê hay tử vong, mà sưởi ấm bằng than trong nhà còn gây ra những hậu quả khác. Nếu không cẩn thận, rất có thể bị ngã vào trong chậu than, bếp lửa sẽ vô cùng nguy hiểm. Trước kia từng có trường hợp một bệnh nhân ở Bắc Giang được đưa đến cấp cứu ở Viện Bỏng quốc gia. Người nhà cho hay, do trời lạnh nênđã dùng củi về sưởi ấm, bệnh nhân ngã vào bếp. Sau đó, gia đình đã dập lửa và đưa người bị ngã vào bệnh viện cấp cứu. Cánh tay trái bị bỏng, tổn thương, bỏng sâu gần thành than, bị hoại tử nên phải cắt bỏ 2/3 cánh tay.
Đối tượng dễ bị bỏng khi sưởi ấm bằng than (kể cả bằng điện) là những người già có xương yếu, khi ngồi lâu và đứng lên có thể bị choáng, ngã vào lửa, than. Trẻ nhỏ nô đùa bên cạnh các chậu than hay bếp lửa cũng có thể bị ngã gây bỏng nặng. Vì thế, tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa xung quanh chậu than, bếp lửa để tránh bị ngã vào. Trong trường hợp không may xảy ra bỏng, người nhà cần hỗ trợ ngay với nạn nhân để tách ra khỏi than, lửa, tháo phần quần áo bị cháy nhằm không khiến cho vết bỏng lan rộng. Bên cạnh đó, cần dùng nước mát để dội lên vết bỏng và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Dưới đây là một số lưu ý khi sưởi:
-Tuyệt đối không dùng than để sưởi ấm trong phòng kín, nhất là trong nhà có người già và trẻ nhỏ.
-Nếu thời tiết quá lạnh và buộc phải sử dụng than thì chỉ dùng tối đa một tiếng đủ để làm ấm phòng, sau đó phải tắt đi.
-Không dùng qua đêm hay đặt ngay dưới gầm giường, gần những chỗ dễ bắt lửa, cửa ra vào.
-Khi sử dụng thì phòng phải có lối để thoát khí như mở hé cửa sổ.
Đông Phong
Theo daidoanket
Cách sơ cấp cứu khi bị ngộ độc khí than trong lúc sưởi ấm Khi thời tiết trở lạnh, những ca ngộ độc khí CO do sử dụng than để sưởi ấm lại xảy ra. Sưởi bằng than là cách làm nguy hiểm đặc biệt là sưởi ấm trong phòng ngủ. Ảnh minh họa Theo Vnews