Thương những nhỏ nhoi
Người ta thường hay rung động vì những gì lãng mạn, ngọt ngào. Thí dụ một cành hoa, những lời có cánh, những bài thơ… Còn tôi, không hiểu sao tôi lại chỉ rung động về những điều hết sức giản dị, nhỏ bé và đời thường.
ảnh minh họa
Tình yêu đầu tiên của tôi bắt đầu từ sự rung động vì hình ảnh người đồng nghiệp đứng trước cửa công ty cẩn thận đội nón bảo hiểm cho mẹ mình. Nhìn người mẹ nhỏ bé đứng yên, nở nụ cười hiền hậu khi anh ấy sửa lại nón cho ngay thẳng trên đầu bà và thắt khóa một cách nhẹ nhàng, trái tim tôi thực sự rung lên, cảm động. Thật không gì đẹp bằng hình ảnh một người đàn ông chăm sóc cho mẹ mình. Nó vừa có cái gì rất mạnh mẽ, bao trùm, lớn lao, lại vừa dịu dàng, âu yếm và ngọt ngào. Tôi đã từng thấy hình ảnh những chàng trai chăm sóc vợ mình, người yêu của mình, con mình.
Nhưng tôi nghĩ rằng chẳng hình ảnh nào có thể làm trái tim người ta rung động bằng hình ảnh thể hiện tình yêu thương, ân cần, chăm sóc của con trai với mẹ mình. Trong hình ảnh đó, bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu điều để mà suy ngẫm. Nó là cả quãng đường đời dài dằng dặc người đàn bà nhỏ bé kia đã mang vác những trách nhiệm nặng nề để lo lắng cho chồng, cho con. Những đứa con lớn lên lập tức ghi nhớ điều đó và những cử chỉ ân cần của người đàn ông đó dành cho mẹ mình phát xuất từ một tình yêu thương, lòng biết ơn và sự dịu dàng quá đỗi cảm động. Giây phút đó, tôi cảm thấy như mình đã phải lòng anh ấy.
Rồi một lần khác, trên một chuyến xe bus đi công tác xa. Một người đàn ông chưa quen biết ngồi cạnh bên tôi đột nhiên nhẹ nhàng cầm lấy chiếc kẹo mà tôi đang loay hoay bóc và dễ dàng xé nó ra giùm cho tôi. Không một lời nói nào. Chỉ là một cửa chỉ giúp đỡ nhỏ nhoi, thế mà nó làm trái tim tôi hụt một nhịp. Người con gái đang lúc cô đơn bất tận trên đường đời, có thể vượt qua mọi thử thách lớn lao, nhưng lại vấp ngã trước những viên sỏi nhỏ bỗng cảm thấy trái tim ấm rực khi có một ai đó nhìn thấy khó khăn nho nhỏ của mình và chìa tay ra giúp một cách bình yên và đơn giản. Để tôi thấy rằng, ừ, dù mình có tài ba đến đâu, có cam đảm đến đâu, có mạnh mẽ đến đâu, có lúc mình vẫn cần quá đi thôi một cử chỉ nho nhỏ như thế, để chứng tỏ rằng, bên mình có bàn tay mạnh mẽ hơn, ân cần hơn, vững chãi hơn, để mà được nũng nịu đặt chút lo toan, chút khó khăn, chút mệt nhọc của mình vào bàn tay người ấy, và tự mình được thư giãn, nghỉ ngơi, tận hưởng cảm giác bình yên nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Rồi một lần khác nữa, khi tôi đã trở thành một người phụ nữ trưởng thành, có địa vị, có tiền bạc, có tài sản. Một người phụ nữ có thể ra lệnh cho hàng trăm người, nắm giữ quyền lợi vật chất của hàng trăm người. Ấy thế mà khi một người đàn ông xiết nhẹ bờ vai mình một cách vô tình, dù chỉ là xã giao thân mật, trái tim tôi cũng rung lên những nhịp thổn thức. Tôi cảm thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu, yếu đuối biết bao nhiêu và tôi cần cái vòng ôm bao bọc đó biết bao nhiêu.
Tại sao lại là “Một lần rung động”?. Có biết bao nhiêu rung động như thế, thoáng qua trên đường đời của những người phụ nữ cô đơn và để lại những tiếng vọng ấm áp dịu dàng. Dù có khi sau này, trên đường đời, tôi mãi mãi không bao giờ gặp lại những người đàn ông đó. Tôi chỉ nhìn thấy họ từ xa, quan sát họ từ xa và biết rằng ngay cả với họ, những rung động của tôi không bao giờ chạm tới, cảm nhận được. Thế nhưng, với tôi, những rung động đó mang ý nghĩa đẹp lạ kỳ. Nó mách bảo tôi rằng: trái tim tôi đang thức, đang sống và đang còn chờ đợi những yêu thương.
Theo VNE
Bố đánh con dã man: Đừng trút sự hằn học lên thân phận nhỏ nhoi!
Sự việc bé trai 8 tuổi bị bố đánh đến chấn thương sọ não một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trong gia đình vốn đã nhức nhối bấy lâu nay.
Sự việc xảy ra tại phố Nhà Chung, Tiền An, TP. Bắc Ninh, một người bố đã dùng điếu cày đánh đứa con trai 8 tuổi đến chấn thương sọ não và hôn mê sâu.
Cậu bé bất hạnh đó là cháu Đỗ Doãn Lộc (8 tuổi), được đưa vào khoa Cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng bầm tím toàn thân, vùng mặt, vùng đầu của cháu bị sưng vù, các bác sĩ xác định cháu đã bị chấn thương sọ não, máu chảy trong não.
Cháu Lộc hiện vẫn đang được cấp cứu trong Bệnh viện Việt Đức sau trận đòn dã man của bố.
Nguyên nhân là do bé Lộc đã bị chính người bố đẻ dùng điếu cày đánh liên tiếp vào người, vào đầu.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhi Đỗ Doãn Lộc nhập viện vào khoảng hơn 16h ngày 15/3 với tình trạng đa chấn thương và chấn thương sọ não nặng. Khi nhập viện đã ở trong tình trạng hôn mê sâu. Sau đó, các bác sĩ đã hội chẩn và chỉ định điều trị hồi sức vì tổn thương não quá nặng, phù nề phần đầu, mất khả năng phản xạ.
Theo nhận định của bác sĩ Nam, việc bạo hành trẻ em, lấy vật cứng đánh vào cơ thể trẻ sẽ gây tổn thương rất nặng. Riêng đối với trường hợp bệnh nhi Đỗ Doãn Lộc, tiên lượng khả năng sống sót rất thấp.
Nhận định về sự việc này, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: "Với những người bố, người mẹ có trình độ dân trí thấp, mỗi khi nổi cáu hoặc bị ức chế, khả năng kiểm soát hành vi thường kém, lúc đó họ chỉ nghĩ đến việc hành xử theo cách "cơ học", túc là dùng đòn roi trút lên cơ thể của những đứa con đang còn sống phụ thuộc vào họ".
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Đừng trút sự hằn học lên thân phận nhỏ nhoi của con trẻ!
"Trong trường hợp của cháu bé bị bố đánh đến chấn thương sọ não ở Hải Dương, có thông tin rằng, cả bố và mẹ của cháu đều phải ngồi tù. Khi cháu vừa sinh ra thì mẹ cháu phải chịu án tù 20 năm, và chính hai bác gái (chị ruột của mẹ cháu) đã nuôi dưỡng cháu, chờ đến khi bố cháu ra tù rồi giao lại cho bố cháu nuôi. Như vậy, tôi nghĩ, môi trường và hoàn cảnh sống cũng là một yếu tố góp phần trong việc người bố bạo hành chính con ruột của mình.
Có lẽ, người bố này cũng đang trong tình trạng khốn quẫn, bị nhiều ức chế bủa vây nên thể hiện quyền uy của mình bằng cách trút giận lên đứa con trai mới vừa bước vào lớp 1. Nhưng chung quy lại, dù vì lí do gì thì đó cũng là một hành động không thể chấp nhận được. Làm bố làm mẹ thì đừng bao giờ trút sự hằn học lên những thân phận nhỏ nhoi là con trẻ" - ông Trịnh Hòa Bình phân tích.
Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng, hành động tàn ác của người cha là không thể biện minh.
Thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM) sau khi nghe tin về vụ việc này cũng đã bày tỏ thái độ rất bức xúc và chia sẻ về sự việc dưới nhiều góc độ.
Thạc sĩ Quân cho biết: "Không có bậc cha mẹ nào không thương con, nhưng hành động sai trái, độc ác của người cha trong vụ bạo hành trên thì không gì có thể biện minh được. Điều đó cho thấy cha mẹ của bé 8 tuổi đó đã bất lực trong việc giáo dục con và kiểm soát chính mình".
Xét về góc độ nuôi dạy và giáo dục con cái, Thạc sĩ Quân cho rằng, đã phạt con thì phải công minh, phạt để trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, có những phụ huynh phạt con lại chỉ để hả cơn giận trong người, trút giận lên đầu con trẻ. Các bậc cha mẹ đó cần phải tỉnh táo lại và xác định rõ cho mình những nguyên tắc chung trong việc giáo dục con. Trách phạt con cái phải có sự đồng thuận trong gia đình. Nếu ai quá đà thì phải có sự can thiệp ngay. Đừng để đến khi có hậu quả đau lòng xảy ra thì mới suy nghĩ, ân hận.
Theo Đời sống Pháp luật
Niềm vui nhỏ nhoi của học sinh '6 phẩy' Đối với các teen 'cá biệt' của lớp, chỉ cần không 'đội sổ' đã là một hạnh phúc quá đỗi ngọt ngào. Theo Datviet