Thương những đứa trẻ côi cút khi cha bị chém chết tức tưởi
Một vụ án mạng đau lòng vừa xảy ra tại thôn Chùa Ngụ, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chỉ vì giúp can ngăn trong một vụ xô sát của hàng xóm mà anh Nguyễn Văn Chinh phải nhận cái chết tức tưởi từ những kẻ côn đồ. Thương tâm hơn là cái chết của anh Chinh đã đẩy hai đứa trẻ nhỏ dại vào cảnh côi cút, người vợ trẻ vào cảnh góa bụa…
Ông Nguyễn Văn Thực – bố vợ nạn nhân đang kể lại sự việc.
Tai bay vạ gió
Tới nay, người dân thôn Chùa Ngụ chưa hết bàng hoàng về vụ án mạng thương tâm vừa xảy ra. Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Chinh (SN 1980, trú tại thôn) bị những kẻ côn đồ dùng dao quắm chém gần đứt cổ và tử vong sau đó.
Những người chứng kiến cho biết vụ án xảy ra vào khoảng hơn 20h ngày 15.5, bắt nguồn từ cuộc xô xát của của gia đình Nguyễn Đình Mậu với cậu ruột của anh Chinh là Nguyễn Văn Thỏa. Hôm đó, người nhà ông Mậu kéo sang gây sự với gia đình ông Thỏa. Nhận được cuộc điện thoại từ người cậu ruột gọi sang trợ giúp vì có kẻ đến uy hiếp, anh Chinh bèn chạy sang với mục đích can ngăn. Vừa chạy sang đến nơi, chưa kịp hiểu chuyện gì thì anh Chinh đã bị nhóm người nhà ông Mậu cầm dao quắm xông vào chém liên tiếp. Vì vết chém sâu nên anh Chinh đã tử vong ngay sau đó.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng là hàng xóm chứng kiến vụ việc – thì người nhà ông Mậu, gồm khoảng 6 người, rất hung hãn kéo sang gây sự với gia đình ông Thỏa. Họ chửi bới và thách thức tất cả những ai dám vào can ngăn. Thấy thái độ hung hăng của nhóm người đó nên hàng xóm không ai dám xông vào. Trong nhóm người đó có ông Mậu cùng hai con trai là Nguyễn Văn Dương (SN 1990), Nguyễn Văn Quý (SN 1994) và vài thanh niên nữa là bạn của Quý.
Hôm đó, nhà ông Mậu có con trai là Nguyễn Văn Dương (hiện đang đi nghĩa vụ quân sự) về để lo việc lễ 49 ngày cho em trai vừa mất. Dương được bố kể cho nghe là khoảng thời gian vừa rồi giữa hai gia đình liên tục có xô sát và phía nhà ông Thỏa tỏ ra thách thức. Nghe vậy, Dương đùng đùng nổi giận, rồi sau bữa cơm, cùng ông Mậu, em trai và mấy người bạn xách dao kéo sang nhà ông Thỏa để “hỏi tội”. Không gặp ông Thỏa ở nhà nên cả nhóm đã gây sự với những người trong gia đình. Đúng lúc anh Chinh chạy sang can ngăn thì đã phải nhận cái chết tức tưởi như vậy.
Ngay sau khi xảy ra án mạng, lực lượng công an huyện Hoài Đức đã có mặt để giải quyết vụ việc. Nhóm người gây ra vụ việc bao gồm hai con trai của ông Mậu và những người liên quan đến vụ xô xát đều bị tạm giữ, chỉ trừ Nguyễn Đình Mậu đã bỏ trốn. Khẩn trương tiến hành khám xét nhà ông Mậu, lực lượng chức năng thu được các hung khí gồm 2 con dao quắm cùng 2 trái lựu đạn, 1chiếc côn bằng caosu.
Tang thương những đứa trẻ
Video đang HOT
Sự việc đau lòng xảy ra người hứng chịu thiệt thòi không ai khác chính là những người thân của nạn nhân. Chỉ vì nhát dao oan nghiệt khi đi can ngăn hàng xóm đã đẩy những đứa trẻ miệng còn hơi sữa vào cảnh côi cút, người mẹ trẻ lâm vào cảnh góa bụa. Theo bà Nguyễn Thị Lan – hàng xóm, hoàn cảnh gia đình nạn nhân hết sức thương tâm. Anh Chinh là con một, hiện trong nhà còn có một mẹ già, vợ và hai con nhỏ. Anh Chinh là lao động chính, làm nghề phu hồ còn vợ thì buôn bán rau kiếm sống hàng ngày. Thường ngày, nạn nhân sống rất hiền lành, hòa nhã, được hàng xóm quý mến. Anh Chinh chưa hề có điều tiếng gì với bất kỳ ai, ngay cả với gia đình nhà ông Nguyễn Đình Mậu – kẻ đã gây ra cái chết cho anh.
Bà Nguyễn Thị Hợp – mẹ anh Chinh do quá sốc trước sự việc đã nằm bẹp một chỗ không thể gượng dậy được. Chồng mất sớm một mình vất vả nuôi con khôn lớn, nay mỗi lần nhìn thấy di ảnh con trên bàn thờ bà lại ngất đi vì quá đau lòng. Đau đớn nhất là người vợ của anh Chinh, chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1982). Từ khi xảy ra sự việc, chị suy sụp hoàn toàn, phải nằm điều trị ở ngoài trạm xá vì không chịu nổi cú sốc mất chồng. Hai đứa con trai của anh Chinh, đứa lớn mới được 5 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 2 tuổi, đã phải chịu cảnh mồ côi cha.
Ông Nguyễn Văn Thực – bố vợ anh Chinh cho biết: “Con rể tôi là một người chịu thương chịu khó, nhưng tiếc rằng lại gặp phải tai ương đau lòng. Cả hai vợ chồng đang gom góp tiền để sửa lại căn nhà cấp bốn dột nát vậy mà chưa kịp thực hiện thì đã…”.
Theo Laodong
"Còn sống, còn bám biển!"
Bao đời bám biển, ngư dân ven biển Quỳnh vẫn nghèo đói, khổ cực. Biển đã "cướp" đi người cha, người chồng, người con, khiến không ít gia đình rơi vào cảnh vợ góa, con côi, "lá xanh rụng trước lá vàng"...
Hai góa phụ thờ một chồng
Cứ chiều chiều, bà Nguyễn Thị Hợp (75 tuổi) trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An lai mang ghế ra ngồi trước thềm nhà. Từ gần 20 năm nay, bà cũng không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần như thế bà ngồi thẫn thờ hàng giờ trước cửa như trông ngóng một sự kì diệu từ biển cả. Cũng từng ấy thời gian, bà không còn biết đến việc cứ xế chiều lại phải ra bờ biển để mang cá về bán nữa.
Bà Hợp còn nhớ như in vào ngày 14/8/1995, hai con trai của bà là Tô Bình (SN 1970), Tô Phú (SN 1975) cùng với 2 ngư dân trong xóm trên một chuyến tàu ra khơi. Ấy thế mà, lần đi biển ấy cũng lần cuối cùng của hai anh em. Hai người đi trên chuyến ra khơi ấy đã may mắn sống sót trở về nhưng hai anh em Bình, Phú thì mãi ra đi. Bình, Phú sinh ra trong gia đình có 5 chị em, 3 chị gái đầu rồi đến hai anh em trai. Mất 2 con trai, chỉ còn 3 người con gái, vì tuổi cao sức yếu, chồng bà Hợp lại là trưởng tộc nên không thể sinh con để kế nghiệp. Nén nỗi đau mất con và mong muốn chồng đi bước nữa để tìm người kế nghiệp tổ tiên, bà Hợp đã đi tìm vợ cho chồng.
Bà Nguyễn Thị Hợp (phải) cùng người vợ kế của chồng nương tựa vào nhau nuôi con, thờ chung chồng.
May mắn, khi người chồng bà Hợp cưới bà Nguyễn Thị Trinh làm vợ kế thì sinh được một người con trai riêng hiện đang học lớp 8. Cưới được người vợ kế một thời gian thì người chồng đột ngột qua đời. Bà Hợp cùng người vợ kế của chồng ở cùng một ngôi nhà vừa thờ một chồng và các con. Hai bà sống hòa thuận, thu nhập gia đình dựa vào hơn 2 sào ruộng và làm rau để bán.
Sau một đêm bỗng thành góa phụ
"Lấy chồng nghề ruộng em theo/Lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm", đó là câu ca dao mà người phụ nữ nào sinh ra, lớn lên hay lấy chồng trên dải đất ven biển miền Trung đều biết đến. Bởi đặc trưng nghề nghiệp hiểm nguy rình rập nên những người vợ có chồng đi biển đều biết rằng có khi chỉ sau một đêm, họ đã trở thành góa phụ.
Về làng ven biển Quỳnh, không ít người phụ nữ góa phụ. Có người chồng mất sớm khi tuổi đời còn rất trẻ. Có đôi vợ chồng cưới nhau chưa ấm gối thì chồng ra khơi rồi đi luôn, đứa con nhỏ nằm trong bụng mẹ khi ra đời cũng không kịp nhìn mặt cha. Chị Mai Thị Phượng (28 tuổi, trú tại xã An Hòa huyện Quỳnh Lưu, vợ nạn nhân Hồ Vĩnh Thế) cũng là một trong số rất nhiều góa phụ như vậy.
Chị Mai Thị Phượng (vợ nạn nhân Hồ Vĩnh Thế) cùng với nhiều phụ nữ khác ở làng biển Quỳnh có chồng mất khi tuổi đời còn rất trẻ.
Ngày 20/11/2013, anh Thế cùng với 9 ngư dân khác vươn khơi trên tàu NA 90249 TS. Đến ngày 28/11/2013, tàu gặp nạn và bị chìm. Hai người trên tàu là anh Hồ Vĩnh Lai (anh trai Hồ Vĩnh Thế) và Vũ Viết Hà sống sót trở về. Những người còn lại đều mất tích và hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể. Ra khơi với bao hứa hẹn con thuyền đầy ắp cá để kiếm tiền sắm sửa quần áo cho con đón Tết. Có người hứa với mẹ già ở nhà sẽ kiếm được nhiều cá trở về để trả bớt món nợ vay đóng tàu cho mẹ đỡ khổ, đỡ lo. Còn anh Thế, khi ra khơi đã hứa với vợ rằng sẽ kiếm tiền về sửa lại căn nhà đang xập xệ, chật chội mưa giột tứ phía. Thậm chí là hứa với con gái là sẽ mua cho con cái bàn học... Thế nhưng giấc mơ cỏn con ấy cũng nát vụn. Biển rộng hai vai dang tay ôm ấp bao phận đời nơi đây nhưng cũng nhẫn tâm "cướp" đi nhiều giấc mơ nhỏ nhoi chính đáng của ngư dân nghèo.
Ông Bùi Văn Xào (SN 1957, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long) cùng ra khơi trên chuyến tàu NA 93240 TS cùng với 7 ngư dân khác và gặp nạn vào ngày 9/11/2013 vừa qua. Ông là người nhiều tuổi nhất trên chuyến tàu. Vốn từng là một thuyền viên với nhiều năm ra khơi nhưng vì tuổi cao nên ông ở nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi có người rủ đi đánh cá kiếm tiền tiêu Tết, ông đã đồng ý. Thế mà lần đi ấy, ông đã không trở về.
Bà Nguyễn Thị Tâm (vợ ông Xào) buồn bã kể về nỗi đau mất chồng.
Bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1959, vợ ông Xào) buồn bã cho biết: Gia đình có 4 người con (3 trai, 1 gái). Con gái đầu Bùi Thị Thuận (SN 1979) lấy chồng làm nghề đi biển đánh cá cho một tàu nước ngoài rồi bị đánh chết cách đây 5 năm, để 3 đứa con nhỏ dại còn chưa kịp nhìn mặt cha. Hai con trai kế cũng theo cha bám biển. Con trai út Bùi Văn Long (SN 1988) đang đi xuất khẩu lao động tại Hà Quốc từ 4 tháng trước và cũng làm nghề đánh cá. Tàu nước ngoài đi hằng năm trời mới vào bờ, mọi sinh hoạt đều trên tàu và có tàu nhỏ đưa lương thực, nước uống, mọi liên lạc đều bị cắt đứt. Vì vậy, gia đình không thể thông tin và hiện Long vẫn chưa biết cha mất.
"Từ ngày ông Xào mất không tìm thấy xác, cứ 7 ngày gia đình lại cúng cho linh hồn ông được siêu thoát. Hai đứa con trai ở nhà vốn thường xuyên đi biển nhưng từ ngày bố gặp nạn vẫn chưa ra khơi. Nhưng ra Tết, sau khi xong 49 ngày cho cha, hai anh em nó lại tiếp tục ra khơi" bà Tâm gạt nước mắt nói.
Được biết ông Xào là con trai đầu của bà Nguyễn Thị Đừng (86 tuổi). Bà Đừng sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái) thì đã mất 3 người con trai vì đi biển. Trong đó có 2 người con không tìm thấy xác.
Còn sống, còn bám biển
Bao đời bám biển, sống nhờ vào biển, chết cũng vì biển. Đại dương mênh mông ôm ấp nuôi sống bao đời ngư dân nơi đây. Cũng bởi vậy, sau khi gặp nạn, ngày hôm sau họ lại ra khơi là chuyện thường tình.
Anh Nguyễn Văn Liều (SN 1976, trú tại xóm Thành Công, xã Quỳnh Long) vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: Ngày 23/9/1996, cơn cuồng phong ngoài biển đã cuốn trôi hàng loạt tàu thuyền của ngư dân đang đánh cá ngoài biển. Đợt đó, anh và người em trai là Nguyễn Văn Lĩnh (SN 1979) cùng ra khơi với 5 ngư dân khác trong xóm. Vì có việc gia đình nên anh Liều đã qua một tàu đánh cá khác để về trước. Khi vừa vào được đến bờ thì hay tin trận lốc xoáy lớn đã nhấn chìm rất nhiều tàu thuyền của ngư dân đánh cá ngoài khơi. Từ đó, em trai anh và 5 ngư dân khác đã ra đi mãi không trở về.
Anh Nguyễn Văn Liều: "Còn sống, còn đi biển".
Thương đau là vậy, hiểm nguy rình rập ngay trước mắt nhưng vừa làm xong đám tang cho em, anh Liều lại ra khơi đánh cá. Anh Liều lý giải: Hiểm nguy cũng biết đó nhưng là người dân sinh ra ở biển, không bám biển thì biết làm nghề gì để sống? Cứ hôm nay gặp nạn vớt được xác đồng nghiệp đó nhưng hôm sau lại ra khơi. Gia đình cả mấy miệng ăn đều trông chờ vào nghề biển mà thôi. Vì vậy, còn sống thì vẫn còn bám biển.
Bố mất trong một chuyến đi ra khơi khi anh mới tròn 12 tuổi, vì nhà nghèo, anh Liều đã bỏ học và bắt đầu theo nghề đi biển đánh cá. Chưa đầy một năm theo học nghề, anh đã thành thạo với việc ra khơi. Cứ như thế, đã hơn 20 năm nay, anh bám biển kiếm tiền nuôi sống gia đình. Đã không ít lần anh suýt mất mạng. Tất cả anh đều phó mặc cho số phận. Có năm trời cho ăn, gia đình cũng có của ăn của để. Thế nhưng, có khi làm cả năm trời cũng không đủ bù lỗ tiền dầu máy.
Ông Vũ Ngọc Chắt - Phó Chủ tịch Hội nghề cá xã Quỳnh Long cho biết: Hiện trên địa bàn xã Quỳnh Long có 171 tàu đánh cá, trong đó: Công suất trên 90CV có 105 tàu, dưới 90CV có 61 tàu với khoảng 130 lao động tham gia nghề đánh bắt cá. Thu nhập trung bình khoảng 8 triệu/ltháng/lao động, tàu có thu nhập cao nhất khoảng 30 triệu đồng/tháng. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác hải sản của xã Quỳnh Long đạt hơn 9.000 tấn. Hội nghề cá ra đời đã giúp ngư dân có những hướng đi đúng đắn và hiệu quả trong việc khai thác đánh bắt cá. Hội ra đời với mục đích chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào khai thác hải sản, triển khai các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến khai thác. Trước khi chưa có hội, các ngư dân chưa có định hướng, khai thác mang tính tự phát, không có tính liên kết. Sau khi hội ra đời, các ngư dân đã có các tổ, hội, hợp tác khác thác, cùng nhau tìm kiếm ngư trường, giúp đỡ, hỗ trợ các rủi ro thiên tai và giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
Theo Khampha
Gia đình "1 ông 2 bà" kì lạ ở Bắc Giang Qua 7 lần mang thai, sinh nở nhưng đều không may mắn đảm nhận thiên chức làm mẹ, bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Trung Hưng, xã Mai Trung, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đưa ra quyết định táo bạo: tìm vợ lẽ cho chồng. Chuyện ngỡ như đùa về tình cảm "một ông hai bà" vẫn sống thuận hòa đến nay được người...