Thương nhau giữa cuộc đời đầy bất trắc
Những ngày này, chiếc ghe đánh cá của vợ chồng chị H. phải nằm bờ vì không còn ai đi. Chồng chị bỏ ghe, bỏ lưới ở nhà chăm sóc đứa bé mới sinh và 2 con gái. Đứa lớn nhất thay cha vào bệnh viện chăm mẹ.
Quyết giữ con khi hung tin ung thư ập đến
Chị tên Nguyễn Thị Mỹ H., 33 tuổi, quê ở ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Chị H. kể, khi đang mang thai 20 tuần, mới biết mình bị ung thư đại tràng. Lúc đầu do nôn ói, đau bụng kéo dài nên chị được đưa vào bệnh viện địa phương. Nhìn các bác sĩ căng thẳng khi cùng hội chẩn, chị đã linh cảm chuyện chẳng lành.
Các bác sĩ phát hiện chị có khối u rất lớn gây tắc ruột rồi chuyển vội đến Bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Sau đó, chị H. được chuyển sang mổ khẩn cấp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vì nơi đây có chuyên khoa Sản. Ca mổ kết thúc, chị được thông báo bị ung thư đại tràng nên tắc ruột, nôn ói, đi ngoài liên tục.
Nằm trên giường bệnh, chị nhớ hôm đó là 17/8/2020 – với chị như ngày định mệnh khi nghe bác sĩ thông báo đã bị ung thư. Sờ tay vào bụng, chị cảm nhận được con quẫy đạp, chị quyết giữ lại con.
Nói về quyết định giữ con, dù bản thân đang chống chọi với ung thư, chị Nguyễn Thị Mỹ H. chỉ suy nghĩ giản đơn: “Lúc đó thấy tội con lắm. Đã 20 tuần, con có hình hài sao mà bỏ được”.
Thương đứa con trong bụng, chị H. cũng uống thuốc trị ung thư nhưng lén uống có nửa liều vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ phát hiện được, phải vừa la vừa động viên chị uống đúng như chỉ định. Nhưng chị xin bác sĩ chờ sinh con xong rồi mới tiếp tục điều trị.
Thương nhau giữa cuộc đời bất trắc này, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Sỹ, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định nhờ đồng nghiệp ở Bệnh viện Ung Bướu TPHCM kê toa thuốc vừa đủ để không ảnh hưởng đến con nhưng vẫn kìm chế sự phát triển của khối u ác tính ở đại tràng.
Về phía mình, bác sĩ Sỹ lên phương án điều trị chứng thuyên tắc phổi sao cho không ảnh hưởng đến thai nhi. Vị bác sĩ điều trị nhận định đó là lúc mà cả chính ông và đồng nghiệp cùng với chị H. đang phải “đi dây” trên bờ tính mạng.
Nếu chỉ sơ sẩy một chút, mọi thứ sẽ rối rắm không thể nào tưởng tượng nổi. Ngay cả thuốc trị thuyên tắc phổi cho chị H. cũng có thể tương tác với thuốc trị ung thư.
15 tuần sau đó, khi thai nhi được 35 tuần tuổi, Bệnh viện Nhân dân Gia Định mổ bắt con.
Ngày 3/12/2020, bé trai 2.200 gram chào đời khỏe mạnh và đã được về nhà. Cả bác sĩ lẫn gia đình sản phụ vỡ òa, nhưng cũng lo lắng để tiếp tục chiến đấu giành mạng sống cho chị.
Chị H. phải nằm lại bệnh viện tiếp tục điều trị thuyên tắc phổi xuất hiện từ ung thư đại tràng và do mang thai.
Chị may mắn khi khoa Sản Bệnh viện Nhân dân Gia Định và khoa Nội 4, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM chuyên điều trị ung thư đại tràng nằm kế cạnh nhau, nên thuận tiện cho các bác sĩ theo dõi sức khỏe của chị.
Nằm trên giường bệnh, chị H. kể, đứa con út mà chị mới sinh là do… vỡ kế hoạch. Vợ chồng chị tính sau lần mang thai này sẽ đi triệt sản, mới có thời gian chăm lo đủ đầy cho các con. Nhưng giờ bệnh ung thư giai đoạn cuối, chị cầu mong có phép mầu yêu thương gia đình chị.
Video đang HOT
Chồng ăn cơm trắng, vợ ăn phần cơm có thịt
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sỹ – khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định – người trực tiếp theo dõi trường hợp chị Nguyễn Thị Mỹ H. chia sẻ trong hàng chục năm hành nghề, đây là lần đầu tiên anh chứng kiến “gia đình chị H. sao quá khổ mà vẫn rất thương nhau”
Chị H. nhớ lại, vợ chồng chị H. lớn lên với nghề đi biển. Ngày nọ, nhà nghèo quá, không có ghe nên anh đi lưới thuê cho các chủ ghe. Chiếc ghe của nhà chị bỗng nhiên thành duyên cớ để họ gặp nhau và cưới nhau khi chị mới 19 tuổi.
Hạnh phúc gia đình chị bắt đầu từ việc vợ chồng cùng đi ghe ra biển từ lúc tờ mờ sáng. Vợ ngồi một đầu ghe kìm lái. Chồng ở đầu ghe quăng lưới, rút lưới.
Những ngày gió bão, vợ chồng chị vẫn nhắc nhau: “Đời mình đã khổ, ráng làm để có chút của cải lo cho con”. Nhưng mười mấy năm qua, chiếc ghe và lưới đánh cá vẫn chỉ đủ cho vợ chồng chị sống đắp đổi qua ngày, có thêm những đứa con và bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo.
Lấy nhau vì thương nhau cùng chung cảnh nghèo, quanh năm bầu bạn với chiếc ghe đánh cá… vậy mà bỗng một ngày phải đối diện với nhiều tin xấu. Dẫu vậy, cả hai vẫn không buông tay dù nghịch cảnh khắc nghiệt, hơn cả những con sóng dữ ngoài biển khơi.
Những ngày chị H. nằm tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, chồng chị túc trực chăm sóc. Thấy vợ chồng nghèo, có người cho vài trăm ngàn đồng, anh chồng vội vàng chạy đi mua trái cây cho vợ. Để có tiền điều trị, vợ chồng chị vay nóng được 50 triệu đồng mang lên Sài Gòn. Thấy bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng hỗ trợ một phần viện phí.
Sợ không đủ chi trả, mỗi ngày chồng chị H. chỉ mua cho mình phần cơm trắng và mua cho vợ phần cơm có thịt. Nhiều bữa, anh quyết định đổi món bằng cách chuyển sang ăn mì gói.
Thấy vợ nằm buồn xo, chồng chị cứ luôn miệng an ủi động viên vợ ráng ăn thêm một chút, lấy sức để về lại với chồng, với những đứa con nhỏ ở nhà. Chị H. trải lòng: “Bị bệnh nan y, buồn lắm. Nhưng thấy ảnh thương mình như vậy, đỡ tủi thân”.
Chị Nguyễn Thị Mỹ H. trong ngày tái khám 22/12/2020 tại BV Nhân dân Gia Định
Bác sĩ Nguyễn Văn Sỹ nhớ khi cầm trên tay kết quả xác định chị H. bị ung thư đại tràng di căn gan, người chồng mặt thất thần rồi ấp úng van xin bác sĩ đừng nói cho vợ mình biết bệnh đã di căn.
Thương vợ, thương con trong bụng mẹ, chồng giữ kín phác đồ điều trị và nguy cơ có thể xảy ra với chị H. Chị được anh động viên uống thuốc và ăn đầy đủ, còn mọi chuyện để anh lo.
Theo các bác sĩ, thời gian chờ cho thai nhi lớn để mổ bắt con là quãng thời gian mà cả bác sĩ điều trị và chồng chị đếm từng ngày. Bệnh nhân vừa mang thai vừa bị ung thư nên nếu thuyên tắc phổi bị nặng hơn thì gần như phải chọn giữa tính mạng của mẹ hoặc em bé.
Rồi khi con sinh ra, chồng chị phải bỏ ghe để chăm con. Một mình anh chẳng thể làm gì với chiếc ghe đó được. Thuê người thì không thể vì vài trăm nghìn mỗi ngày đều được dành ra mua thuốc men cho chị H..
Nghĩ tới nghĩ lui, anh quyết định bỏ ghe ở đó, dầu sao tính mạng vợ mình vẫn hơn.
“Nếu mẹ hết bệnh, con sẽ đi ghe phụ ba”
Thay cha, em Lành sẽ chăm mẹ trong những ngày nhập viện vào hóa chất tại BV Ung Bướu TPHCM đầu tháng 1/2021 tới
Châu Ngọc Lành – 15 tuổi, con gái lớn của chị H. phải nghỉ học từ 2 năm trước vì không đủ tiền đóng học phí. Khi cha mẹ đi biển đánh cá, em ở nhà lo cơm nước và chăm các em còn được đi học.
Hay tin mẹ mắc bệnh, Lành rơi vào tình trạng như em mô tả là: “Lúc đó thấy đau lắm, sợ lắm! Cảm thấy trống rỗng và thấy sao sao đó”.
Khi mẹ trở về, mấy chị em tìm cách động viên cho mẹ đỡ buồn, ép mẹ phải ăn nhiều để có sức chống lại bệnh tật. Nhắc đến bệnh của mẹ, những giọt nước mắt lăn dài xuống gò má của Lành.
Em thút thít: “Nếu mẹ hết bệnh, em sẽ xin cha cho đi ghe thay mẹ. Em sẽ ngồi sau ghe lái để cha quăng lưới”.
Bác sĩ Nguyễn Văn Sỹ cho rằng gia cảnh của chị H. khiến anh cảm thấy “đau tim” nhất vì quá hồi hộp khi chữa trị. Kịch tính hơn khi lúc mổ sinh, chị H. lại bị sa dây rốn. Thế nhưng may mắn tất cả đều đã qua.
Gặp lại chị H. khi tái khám vào sáng 22/12, bác sĩ Sỹ động viên: “Những khó khăn lớn chị đã bỏ lại phía sau. Giờ chỉ còn lại một con đường khó phía trước. Nếu những gì khó nhất mình đã vượt qua thì những gì còn lại mình đều có thể đi qua. Gia đình chị rất thương nhau, là động lực để chị đừng bao giờ bỏ cuộc”.
BS Nguyễn Văn Sỹ, khoa Nội tim mạch, BV Nhân dân Gia Định chia sẻ về tình trạng bệnh của chị H.
Chia sẻ về trường hợp chị Mỹ H., bác sĩ Nguyễn Văn Sỹ nói: “Hình như có cơ duyên nào đó giữa ê-kíp bác sĩ điều trị và chị bệnh nhân này. Lần đó trong ca trực, nhìn thấy chị mắc một lúc đủ thứ bệnh từ tắc ruột, ung thư đến mang thai, tôi chỉ nghĩ đơn giản sao bệnh nhân này khổ quá.
Không biết nếu giải quyết xong tình trạng tắc ruột do khối u đại tràng thì làm sao lo được cho đứa nhỏ trong bụng nữa. Rồi sau đó, cơ duyên lại đưa chị H. nằm ngay giường bệnh mà tôi được phân công theo dõi. Vậy là từ đó, tôi càng nỗ lực, giúp chị chiến đấu đến cùng”.
Theo chẩn đoán tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định lúc nhập viện vào ngày 17/8/2020, chị Nguyễn Thị Mỹ H. bị thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch chân phải, ung thư đại tràng giai đoạn 4 theo dõi di căn gan, thiếu máu thiếu sắt.
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
BS Nguyễn Văn Sỹ khám cho chị Mỹ H. Tình trạng thuyên tắc phổi của chị đã được cải thiện
Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Chiều 9/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Trình bày tờ trình của Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho hay, Phú Quốc nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan. Huyện Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và còn nguyên sơ.
" Vùng biển Phú Quốc có các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển ngành đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của Phú Quốc, Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định. Trên địa bàn huyện có 320 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340 nghìn tỷ đồng ", ông Tân cho biết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
Năm 2019, Phú Quốc đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng với phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ, từng bước hình thành không gian đô thị trên địa bàn. Huyện Phú Quốc được Thủ tướng công nhận là đô thị loại II vào năm 2014.
Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới là 2 đô thị của huyện Phú Quốc. Thị trấn Dương Đông có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Phú Quốc; thị trấn An Thới là đầu mối giao thông cảng biển quan trọng nhất của huyện Phú Quốc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh trong những năm qua, kinh tế - xã hội của các thị trấn có bước phát triển nhanh và ổn định. Trên địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, doanh nghiệp, trường học và dự án lớn tạo sự chuyển biến trong quá trình phát triển đô thị và từng bước hình thành lối sống đô thị trong nhân dân. Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới được đánh giá đạt 12/12 tiêu chuẩn trình độ phát triển hạ tầng để thành lập phường thuộc TP Phú Quốc.
" Quá trình phát triển của huyện Phú Quốc đã phát sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết. Vì vậy, thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc TP Phú Quốc nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; góp phần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý trên địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao" , ông Tân nói.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Phú Quốc.
Như vậy, tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 3 thành phố và 12 huyện (tăng 1 thành phố, giảm 1 huyện); 144 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 116 xã, 18 phường, 10 thị trấn (tăng 2 phường, giảm 2 thị trấn và 1 xã).
Ông Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm do sai phạm đất đai Trong số các lãnh đạo bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang. Đó là một trong các nội dung được nêu ra trong báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang về việc xử lý những sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra...