Thương người mẹ nghèo không có nổi 50 nghìn đồng cho con đi viện
Cả buổi sáng ngâm mình dưới nước bắt ốc chị bán được 30 nghìn đồng, mượn thêm 20 ngàn đồng nữa, tất cả chị có vẻn vẹn 50 nghìn đồng vừa đủ tiền bắt xe buýt đưa con xuống bệnh viện.
Lần theo lá đơn cầu cứu, chúng tôi tìm về gia đình người đàn bà khốn khổ Vũ Thị Thúy (40 tuổi) xóm Mới, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Căn nhà thấp nhỏ, tuềnh toàng vắng teo, chỉ có một mẹ già lật đật ra đón khách và cho biết hai mẹ con chị Thúy đã đi bắt ốc từ sáng sớm đến quá trưa mới về. Qua một vài câu chuyện ngắn ngủi với cụ, chúng tôi đã hiểu được phần nào sự nghèo khó đến cùng đường của gia đình khi bé Vũ Văn Chương (8 tuổi) bị ung thư máu nhưng lại không thể có tiền đi chữa trị.
Chị Thúy bật khóc khi nhắc đến số tiền cho con đi viện chữa trị.
Ngồi đợi mãi đến quá 1 giờ chiều, lúc đó chị Thúy mới về. Thấy khách lạ đến nhà, chị ngượng ngùng phải mất một lúc lâu mới dám vào hỏi vì người lấm lem, ướt sũng bùn lầy. Mấy hôm nay mưa nhiều, chị vừa bắt ốc lại cố tát thêm mấy con cá lẹp để cải thiện bữa cơm cho gia đình. Nhìn gương mặt khắc khổ, sạm đen của chị cứ trân trân vào mấy con cá, tôi hiểu được phần nào niềm hạnh phúc mà chị đang cảm nhận. Chắc phải thật lâu rồi, gia đình bé nhỏ của chị “thèm khát” lắm một bữa cơm có cá, cho dù đó là cá vụn mà chị đi mót, đi tát ngoài đồng.
Câu chuyện của người phụ nữ khốn khổ được kể lại bằng tình yêu đẹp như mơ với chàng trai dân tộc Mường nghèo khó. Cuộc sống vất vả mưu sinh, khiến cả hai vợ chồng quen dần với việc “bữa no, bữa đói” nhưng vẫn ngập tràn hạnh phúc bởi tình yêu và sự đùm bọc lẫn nhau. Anh chị sinh được hai người con, cháu lớn là Vũ Thị Thuyên (17 tuổi). Thuyên thương mẹ, học hết cấp II vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên em chủ động xin nghỉ học, ở nhà cùng đi mò ốc với mẹ kiếm tiền cho em trai chữa bệnh.
Bé Chương vui vì mẹ bắt được nhiều ốc hơn hôm qua là em sẽ có tiền đi viện.
Năm 2005, chị sinh cháu thứ hai là Vũ Văn Chương (8 tuổi), con vừa khóc tiếng chào đời thì chồng chị qua đời vì tai nạn lao động. Nhà nội chẳng còn ai, anh lại “ra đi” quá đột ngột nên mấy mẹ con dắt díu nhau về sống cùng bà ngoại. Ngặt một nỗi bà ngoại cũng nghèo khó, nhiều lúc bà khuyên chị “đi bước nữa” nhưng chị bảo muốn ở vậy để chăm cho các con và mẹ. Cuộc sống cứ thế trôi qua bình lặng, và có lẽ sẽ không có sự cầu cứu khẩn thiết nếu như cách đây 3 năm bé Chương không phát hiện bị căn bệnh ung thư máu.
Tin con bị bệnh chẳng khác nào án tử hình được treo sẵn trên đầu. Là người thuần nông quanh năm quen cảnh ruộng đồng nhưng chị hiểu “ung thư máu là gì và nó sẽ diễn biến như thế nào?”. Nỗi sợ hãi khiến chị rùng mình, bật khóc khi chỉ vừa kịp nghĩ đến một ngày con sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Nhà không có lấy một đồng, nhưng “Chẳng lẽ lại nhìn con chết?” – chị khóc tức tưởi cho hay, nên vẫn gắng gượng đi mò ốc để có tiền đổi lấy những viên thuốc và những lần truyền hóa chất cho con.
Chồng mất đã 8 năm, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai người phụ nữ khốn khổ.
Thấm thoắt đã 3 năm, cậu bé Chương sống dặt dẹo từng ngày với những lần “bập bõm” được lên viện. Gương mặt hồn nhiên và có phần bầu bĩnh của em nhìn đáng yêu đến tội khi thằng bé cứ quấn lấy rổ ốc của mẹ mà reo lên: “Lần này mẹ mò được nhiều hơn hôm qua, thế là con sắp được lên viện chữa bệnh rồi”. Nghe con nói, cả bà ngoại và mẹ đều rơm rớm nước mắt, nỗi đau hòa trong sự tủi hổ, bẽ bàng vì nghèo quá mà để một đứa trẻ như Chương “được lên viện chữa bệnh” là một niềm vui và sự khao khát, chờ đợi từng ngày.
Từ ngày con mang bệnh, chị cố gắng vay mượn khắp anh em, làng xóm, số nợ nay đã lên đến hơn 100 triệu đồng chưa biết khi nào mới trả được. Cậu bé Chương đến ngày xuống viện tái khám nhưng chưa có tiền nên mấy hôm nay bà ngoại chống gậy ra chợ lê lết ăn xin được đồng nào hay đồng ấy.
Đã quá ngày cho con lên viện khám chữa theo lịch hẹn của bác sĩ, buổi sáng chị mới bán được mẻ ốc với giá 30 ngàn đồng không đủ cả tiền xe đi nên đành chịu. Nhưng thằng bé có dấu hiệu đau trở lại nên cực chẳng đã chị đánh liều vay thêm 20 ngàn để ngày mai dự định bắt xe buýt lên viện. Không có đồng nào, trong đầu chị chỉ nghĩ được cách “ăn vạ bác sĩ” để con được chữa trị nhưng: “Làm thế sao được, nhưng tôi cùng đường rồi cô ạ. Tôi phải làm cách nào bây giờ?”.
Bần cùng quá, chị cho biết chẳng còn cách nào khác để cứu sống con ngoài cách sẽ “ăn vạ bác sĩ và bệnh viện”.
Video đang HOT
Chị vừa hỏi, vừa bật khóc nức nở khiến tôi cũng đắng lòng, chưa biết trả lời sao. Ngồi bên cạnh cậu bé Chương cũng bắt đầu sụt sùi khi thấy mẹ khóc, có lẽ ngày được đi viện chữa bệnh với em còn xa lắm đồng nghĩa với sự sống của em sẽ bị “cắt ngắn” đi đáng kể.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1140: Chị Vũ Thị Thúy (xóm Mới, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội). ĐT: 01639.549.048
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Mẹ nằm liệt giường, 4 con thơ chỉ biết ăn cơm với rau luộc
Đó là hoàn cảnh ngặt nghèo đầy bất hạnh của gia đình chị Đinh Thị Quỳnh Ngọc Bích Âu (SN 1984, ở xóm 1, thôn Công Thạnh xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn, Bình Định), bị đột quỵ tổn thương trong bán cầu đại não dẫn đến bại liệt nằm bất động một chỗ.
Giữa cái nắng trưa hè oi ả hơn của miền Trung, trong ngôi nhà nhỏ thấp tè chật hẹp càng tăng thêm không khí ngột ngạt. Trên chiếc phản, tài sản đáng giá nhất của gia đình được kê bằng mấy miếng ván gỗ dừa ghép lại, chị Âu, vợ anh Ngô Văn Kiểm (SN 1971) đang nằm bất động. Thoáng nghe có người lạ vào nhà, chị cố gượng chút sức lực yếu đuối còn lại của thân thể tiều tụy, quay đầu sang nhìn khách với ánh mắt vô hồn, giọng ú ớ trong chuổi âm thanh khàn khàn đứt quãng như chào chúng tôi rồi đôi mắt thẩn thờ ấy từ từ nhắm lại trong nỗi đau buồn tuyệt vọng.
Chị Âu nằm liệt giường trong khi 4 đứa con nhỏ nheo nhắt không biết tương lại sẽ ra sao
Trở lại những năm tháng rong ruổi theo tàu cá làm công trên biển anh Kiểm gặp chị Âu, một cô gái mồ côi chuyên gánh cá thuê ở cảng cá Ba Ngòi (Cam Ranh, Khánh hòa). Anh chị gặp nhau như một duyên phận hẹn trước, rồi thương nhau rồi nên duyên chồng vợ. Anh chị đưa nhau về quê ra mắt cha mẹ, bà con bè bạn xóm làng bằng một nghi lễ đạm bạc đơn giản.
Sau ngày cưới, do hoàn cảnh gia đình vốn dĩ nghèo rớt mùng tơi nên anh chị xin cha mẹ nới thêm mái hiên ra sau nhà ở tạm. Anh Kiểm tiếp tục đi biển, chị ở nhà, bà con trong vùng ai thuê việc gì chị đều nhận làm. Hai vợ chồng chí thú cố gắng làm ăn dành dụm cốt là để sau này tìm nơi ở mới và lo cho con cái. Thế nhưng, từ sau khi 4 đứa con anh chị lần lượt nối tiếp nhau ra đời, cháu lớn nhất sinh năm 2001, cháu nhỏ nhất sinh năm 2008.
Anh Kiểm sức khỏe yếu hàng ngày mưu sinh bằng nghề đào bắt trùn biển (Hải Sâm) ở đầm mỗi khi thủy triều rút
Cái nghèo đói bắt đầu bám riết số phận vợ chồng anh tư đó như một định mệnh khắc nghiệt đã an bài. Năm 2005 trong một lần kéo lưới trên biển anh bị trượt chân cả thân người đập mạnh vào thành hầm cá gây chấn thương cột sống phải đành từ giả nghề. Trở về nhà, anh không thể làm được việc nặng, mọi công việc thường ngày trong gia đình từ việc đi làm thuê đến chăm lo dạy bảo các con đều do một tay chị Âu tảo tần sớm hôm gánh vác.
Nhìn vợ và con trai lớn cực khổ làm việc, anh bắt đầu theo mọi người trong xóm hàng đêm ra ven đầm và bờ bãi ở nơi cửa sông chờ con nước thủy triều rút để tìm mà đào trùn biển (Hải Sâm) bán giúp thêm mắm muối cho gia đình. "Ban đầu do vết thương cột sống chưa bình phục, mà công việc thì phải luôn khom người dán mắt dưới mặt cát để tìm kiếm, phải nhanh nhạy mới phát hiện được hang trùn nên có khi vất vã hàng đêm quần đảo đi hàng chục cây số mà không kiếm được lạng nào... Lúc đó, vết thương cũ luôn nhói lên từng hồi nhưng vì vợ con, gia đình tôi phải gắng gượng" anh Kiểm tâm sự.
12 tuổi nhưng em Hữu phải thay mẹ lo cho các em và chăm sóc mẹ luôn
Nhờ chịu khó nên thu nhập từ việc đào bán trùn biển của anh ngày một khá lên. Tuy không giúp thoát nghèo nhưng cũng giúp cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình đỡ đi phần nào khốn khó, thiếu trước, hụt sau. Những tưởng như thế cuộc sống sẽ dần cải thiện dần nhưng ai ngờ tai ương cứ đeo bám mãi phận nghèo.
Giữa năm 2011 trong lúc đang đi chặt thuê Lác, chị Âu bất ngờ ngã sấp trên ruộng, khi bà con phát hiện đưa đi cấp cứu thì chị đã rơi vào trình trạng hôn mê. Sau khi vay mượn được ít tiền, anh Kiểm gửi các con lại cho ông bà và hàng xóm trông coi dùm đưa vợ vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chữa trị. Tại đây, các bác sĩ kết luận chị Âu bị đột quỵ tổn thương trong bán cầu đại não, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây biến chứng: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
Bữa cơm đạm bạc rau muống luộc đen vì hơi khói của 4 đứa trẻ nheo nhóc đang tuổi ăn tuổi học
Sau gần 1 tháng điều trị, bệnh tình chị Âu không những thuyên giảm mà bắt đầu biến chứng nặng: giọng nói lắp bắp không rõ ràng, đôi chân không còn cử động theo phản xạ tự nhiên được nửa. Các bác sĩ gợi ý cho gia đình chuyển chị Âu vào bệnh viện chuyên khoa tâm thần Khánh Hòa để chữa trị. Nhưng ngặt nỗi, nhà quá nghèo không còn biết mượn ai được tiền nữa để chạy chữa cho vợ, phần thì các con ở nhà nheo nhóc do thiếu ăn, thiếu uống và sự cưu mang chăm sóc của cha mẹ. Anh đành ngậm ngùi trong tuyệt vọng đưa vợ về nhà điều trị thuốc nam.
Đến nay, để lo tiền thuốc thang cho vợ anh phải vay mượn bà con trong xóm số tiền cả chục triệu đồng nhưng không còn khả năng chi trả.
Giờ đây chị như người tàn phế, nằm bẹp trên chiếc phản gỗ thô cứng, đôi chân bây giờ gần như bất động hoàn toàn...mọi công việc lo cho mẹ và các em hàng ngày đều do đứa con trai đầu của anh chị là cháu Ngô Văn Hữu (2001) xoay xở cáng đáng. Còn anh Kiểm, gắng lao động kiếm sống suốt cả ngày lẫn đêm ngoài bờ bãi. Với nét mặt khắc khổ, già đi trước tuổi anh mủi lòng chia sẻ: "Nghề này trước đây ít người làm nên thu nhập hàng ngày cũng đủ trang trải cho gia đình nay nhiều người đổ xô vào khai thác nên có cố gắng lắm ngày đêm cũng chỉ kiếm được từ 80 đến 100 ngàn, vậy sao lo nổi hả các anh...".
Bữa ăn của người mẹ và mấy đứa trẻ còn kham khổ huống gì mơ ước đến tiền thuốc thang chữa trị
Anh Trần Thanh Hải, một người hàng xóm tâm sự: "Gia đình nhà anh Kiểm là một trong những hộ nghèo truyền kiếp nhất ở vùng này. Không hiểu làm sao mà nhà ấy gặp hết tai ương này đến tai ương nọ. Không biết rồi đây lấy hoàn cảnh gia đình anh sẽ như thế nào khi vợ nằm liệt giường, 4 đứa nhỏ còn ăn học".
Ông Trần Văn Tiện Phó chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc chia sẻ: "Vợ chồng anh Kiểm là hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình hoàn cảnh bất hạnh, rất khó khăn. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, cấp đất ở vận động bà con hỗ trợ ngày công chứ xã kinh phí hạn hẹp nên chỉ hỗ trợ một phần nhỏ nào trong điều kiện cho phép và tình người. Vào dịp lễ tết, chúng tôi thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình chứ không thể giúp gì được nhiều hơn được. Qua đây rất mong cơ bản báo đài nhất là bạn đọc báo Dân trí nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ hoàn cảnh gia đình chị Âu và các cháu vượt qua khó khăn này".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1097: Chị Đinh Thị Quỳnh Ngọc Bích Âu (29 tuổi, ở xóm 1, thôn Công Thạnh xã Tam Quan Bắc, Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). ĐT:01697-012-682 (anh Ngô Văn Kiểm - chồng chị Âu)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công
Theo Dantri
Sự sống mong manh của người phụ nữ bị nhiễm trùng huyết Chồng là bảo vệ, vợ làm công nhân, với thu nhập của hai vợ chồng để nuôi hai đứa con đang ăn học đã rất vất vả. Giờ chị lại ngã bệnh nặng, chi phí điều trị rất lớn khiến cho gia đình rơi vào kiệt quệ. Đó là hoàn cảnh của vợ chồng chị Huỳnh Thị Trúc (sinh năm 1964) và anh...